Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa án phải u cầu Đồn luật sư cử người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự44.
Tuy nhiên, tồn bộ hồ sơ vụ án này đều khơng có sự tham gia của người bào chữa, từ Biên bản ghi lời khai, Biên bản hỏi cung bị can, Bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm,... - đây chính là một trong những vụ án oan điển hình vi phạm quyền bào chữa của bị cáo đã được pháp luật ghi nhận và là nguyên nhân dẫn đến oan sai cho 03 cuộc đời của một gia đình suốt mấy chục năm qua.
Trong các vụ án oan này, hầu hết các bị cáo đều chưa được bảo đảm quyền bào chữa, người bào chữa chưa phát huy tối đa vai trị của mình hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện và nghiêm túc xem xét đến những đề xuất, kiến nghị, ý kiến của bị cáo và người bào chữa nên dẫn đến oan sai. Như vụ án oan nêu trên cho thấy, hai bị cáo biết mình bị kết án oan, nhưng lại xin giảm nhẹ hình phạt, như vậy, vơ hình chung họ lại thừa nhận mình có tội.
Thực tiễn cho thấy, tại phiên tịa bị cáo có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền tự bào chữa cho bản thân, đặc biệt là việc tranh luận công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tự bào chữa chưa cao vì đa số họ đều thiếu kiến thức pháp luật, khơng có kỹ năng bào chữa, hùng biện và đặc biệt là thiếu thơng tin về vụ án vì họ khơng được tiếp cận hồ sơ vụ án,.. Họ không nắm được các quy định của pháp luật về hình sự và TTHS, chưa biết đến việc đưa ra chứng cứ, tranh luận với đại diện VKS về các chứng cứ ngoại phạm, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khơng dám tranh luận với VKS vì sợ mất đi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,... điều đó chứng tỏ người bị buộc tội đã được sử dụng quyền tự bào chữa của mình nhưng hiệu quả khơng cao.
2.2.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa