Điều 88 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 37 - 42)

- Được kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

- Được đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.

- Được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đặc biệt là hồ sơ vụ án ở giai đoạn xét xử là bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ nhất, nên những hoạt động này đặc biệt quan trọng cho hoạt động bào chữa, nghiên cứu hồ sơ để biết được mọi tình tiết của vụ án, lời khai của đồng phạm, lời khai của người làm chứng,... mà các giai đoạn tố tụng trước đó người bào chữa chưa biết được. Qua hoạt động này, người bào chữa nắm được toàn bộ nội dung vụ án, để trên cơ sở đó chuẩn bị cho việc bào chữa, tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Qua việc đọc hồ sơ vụ án, người bào chữa cũng có thể phát hiện những thiếu sót, vi phạm tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa ra những yêu cầu khiếu nại cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền.

- Được tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Tại phiên tòa, vai trò của người bào chữa được thể hiện rõ nét nhất. Để phát huy vai trò bào chữa cho bị cáo, người bào chữa có quyền hỏi bị cáo, các đồng phạm và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án, những vấn đề còn chưa rõ trong các giai đoạn tố tụng trước, những mâu thuẫn trong lời khai, đối chất,... đều được hỏi để làm rõ tại phiên tòa. Việc hỏi cũng là để phục vụ tranh luận với Kiểm sát viên và các bên đối tụng khác. Khi tranh luận, người bào chữa phải vận dụng mọi kiến thức, quy định của pháp luật TTHS, pháp luật hình sự và pháp luật liên quan, phân tích, lập luận, đưa ra những lý lẽ phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án để bào chữa cho bị cáo một cách tốt nhất, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quá trình tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị buộc tội, người bào chữa khi phát hiện được những sai phạm của quyết định, hành vi tố tụng

của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc đối chiếu với quy định của pháp luật hình sự thấy người bị buộc tội khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có quyền khiếu nại đến cấp có thẩm quyền, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS. Đây là quyền độc lập của người bào chữa, người bào chữa kháng cáo mà không phụ thuộc ý chí của bị cáo cũng như người đại diện, người thân thích của bị cáo. Việc kháng cáo này phải theo hướng có lợi cho bị cáo.

Ngồi ra, khi thực hiện các quyền của mình để bào chữa cho bị cáo theo quy định của pháp luật, người bào chữa cũng phải có những nghĩa vụ nhất định để bảo vệ tốt nhất cho bị cáo cũng như không làm ảnh hưởng đến cơng tác phịng chống tội phạm, bảo vệ pháp chế, bảo vệ pháp luật. Khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người bào chữa, cụ thể là:

- Có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng phải do trở ngại khách quan. - Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của BLTTHS thì phải có mặt theo u cầu của cơ quan điều tra, VKS.

- Khơng được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục

đích xâm hại lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và khơng được sử dụng thơng tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, BLTTHS quy định nghĩa vụ của người bào chữa là nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trách nhiệm của Đồn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử luật sư; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư; Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho bị can, bị cáo trong những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa34.

2.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngtrong việc bảo đảm cho bị cáo thưc hiện quyền bào chữa của họ theo quy định trong việc bảo đảm cho bị cáo thưc hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của pháp luật

Để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo, BLTTHS có nhiều quy định về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, đặc biệt là đối với bị cáo. Cụ thể là:

Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo những điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa thông qua việc giải thích các quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền tự bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa, quyền im lặng,... Khi họ có nhu cầu nhờ người khác bào chữa thì hướng dẫn, giúp đỡ họ về thủ tục, đặc biệt là đối với người bị buộc tội đang bị tạm giữ, tạm giam và thực hiện các nhiệm vụ khác theo luật định như: Các thủ tục về đăng ký người bào chữa, gửi văn bản thông báo người bào chữa để họ thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi 34. Điều 76 BLTTHS năm 2015.

cung bị can cũng như thời gian, địa điểm thực hiện các hoạt động điều tra để người bào chữa có thể tham gia nếu thấy cần thiết và tạo điều kiện cho người bị buộc tội, người bào chữa thực hiện các quyền của mình theo quy định của BLTTHS.

Nếu người bị buộc tội đề nghị có luật sư để bào chữa cho mình thì người tiến hành tố tụng phải hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện của họ liên hệ với người bào chữa. Nếu người bị buộc tội thuộc diện trợ giúp pháp lý thì phải giải thích về quyền được bào chữa miễn phí, khi họ có nhu cầu thì hướng dẫn họ về thủ tục để được trợ giúp pháp lý.

Nếu người bị buộc tội thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn này phải đảm bảo quyền có người bào chữa cho họ.

Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, cán bộ quản giáo trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải có trách nhiệm bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội; phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa được gặp, hỏi người bị buộc tội, được tham dự hỏi cung, lấy lời khai của người mà mình bào chữa cũng như các hoạt động tố tụng khác như đối chất, nhận dạng,.... và các quyền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 73 BLTTHS.

Trách nhiệm của Cơ quan, người có thẩm quyền điều tra: Việc trước tiên khi tiếp xúc với người bị buộc tội là trách nhiệm giải thích cho họ biết họ có những quyền gì, trong đó có quyền bào chữa. Khi họ u cầu có người bào chữa thì phải tư vấn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ mời người bào chữa và làm các thủ tục để người bào chữa tham gia tố tụng.

Đối với VKS với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, VKS có quyền tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng nên VKS có vai trị rất lớn trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Với chức năng kiểm sát thi hành pháp luật VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội của các cơ quan, người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng. Với chức năng thực hành quyền công tố nhà nước, Kiểm sát viên phải bảo đảm quyền bào chữa bằng việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, xác định những chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội và đặc biệt là phải nhìn nhận người bị buộc tội theo hướng khơng có tội và tìm những chứng cứ ngoại phạm.

Tịa án là cơ quan xét xử, phiên tịa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì tại phiên tịa tồn bộ kết quả điều tra, truy tố được đưa ra xem xét, đánh giá chứng cứ một cách công khai, khách quan với sự tham gia của các bên buộc tội, gỡ tội, bị cáo và những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng,... Toàn bộ diễn biến của vụ án sẽ được đưa ra, xem xét, xét hỏi, tranh luận, tranh tụng tại phiên tòa. Việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện thơng qua các hoạt động của Tịa án. Trong giai đoạn này, Tòa án phải bảo đảm cho bị cáo, người đại diện và người bào chữa cho họ có điều kiện để thực hiện các quyền theo luật định; bảo đảm cho người bào chữa được tiếp xúc, đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án; được gặp bị cáo của mình; được tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội và những cơ chế để bảo đảm thực hiện các quyền này bảo đảm tính nhân đạo, chính xác, cơng bằng của Nhà nước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.

2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hìnhsự trên địa bàn tỉnh Điện Biên sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc diện khó khăn nhất trong cả nước với 103 xã đặc biệt khó khăn35 và 36 thơn, bản đặc biệt khó khăn36, trên 80% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Điện Biên có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất cả nước với 54.732 hộ nghèo, 35. Chính phủ (2017), Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh

sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 37 - 42)