Tổ chức phân phối hoạt động vật chất

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 35 - 147)

5.1 Lưu kho.

Hầu hết các công ty đều phải bảo quản thành phẩm của mình cho đến khi bán

được chúng, vì sản xuất và tiêu thụ hiếm khi trùng khớp nhau. Vấnđề đặt ra là hàng hoá tồn kho như thế nào, có bao nhiêu kho bãi, dung lượng mỗi kho là bao nhiêu và vị trí kho đặtở đâu.

Việc lưu trữ hàng hoá đòi hỏi khách quan nhằm tạo sự cân bằng và ăn khớp

về số lượng, địađiểm, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá.

+ Số lượng và những địa điểm kho bãi: Công ty cần phải quyết định về số điạ điểm bảo quản cần thiết. Số địa điểm bảo quản phải đảm bảo cân đối giữa mức độ

phục vụ khách hàng và chi phí phân phối.

+ Cơ cấu các loại kho bãi: Các công ty thường sử dụng kho bảo quản và kho phân phối. Kho bảo quản lưu trữ hàng hoá trong những thời gian tương đối dài. Kho phân phối tiếp nhận hàng hoá từ các nhà máy khác nhau của công ty và những người cung ứng sẽ chuyển chúng đi càng sớm càng tốt.

+ Phương tiện xếp đặt và bốc dỡ trong kho: Hiện nay phần lớn các kho hàng thường được tự động hoá với những hệ thống bốc xếp hàng tiên tiến được điều

khiển từ một máy tính trung tâm.

5.2. Dự trữ hàng hoá.

Tồn kho là vấn đề không thể tránh khỏiđối với mọi công ty dù là công ty sản

xuất hay công ty thương mại. Nó là yếu tố đảm bảo cho các thay đổi của đơn đặt

hàng hay nhu cầu của thị trường.

Mức dự trữ hàng là một quyết định quan trọng về phân phối vật chất và nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc thoả mãn khách hàng. Nhân viên bán hàng muốn

công ty của mình tích trữđủ hàng để có thể thực hiện được ngay tất cả các đơn hàng của khách hàng. Tuy nhiên, đối với công ty việc duy trì khối lượng hàng lớn sẽ

không có lợi do chi phí lưu kho tăng. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Để có lượng tồn kho hợp lý, công ty cần phải làm rất nhiều công việc: phải

xác định lượngđặt hàng hợp lý, xác định số lầnđặt hàng và xác định lượng tồn kho an toàn để tránh tình trạng cạn dự trữ.

+ Xác định thời điểm đặt hàng: Là thời điểm phải nhập thêm hàng khi khối lượng dự trữ cạn dần. Nếu thời gian chờ thực hiện đơn hàng và tốc độ tiêu hao của

kho an toàn. Điểm đặt hàng cuối cùng phảiđảm bảo cân đối rủi ro cạn nguồn dự trữ

với chi phí dự trữ quá mức.

+ Số lượng hàng cần đặt thêm: Số lượng hàng cần đặt mua càng lớn thì tần

suất đặt hàng càng thưa. Công ty cần phải cân đối chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng.

+ Chi phí xử lý đơn hàng: Bao gồm chi phí chuẩn bị và chi phí quản lý của mặt

hàng đó. Nếu chi phí chuẩn bị thấp thì nhà sản xuất có thể sản xuất mặt hàng đó

thường xuyên và chi phí cho mặt hàng đó hoàn toàn ổn định và bằng chi phí quản

lý. Nếu chi phí chuẩn bị cao thì nhà sản xuất có thể giảm bớt chi phí bình quân trên

đơn vị sản phẩm bằng cách sản xuất và duy trì lượng dự trữ hàng cao hơn.

+ Chi phí dự trữ: Chi phí xử lý đơn hàng phảiđối chiếu với chi phí dự trữ. Chi phí xử lý đơn hàng gồm: chi phí lưu kho, chi phí vốn, thuế và tiền bảo hiểm, khấu

hao và hao mòn vô hình.

5.3. Vận chuyển.

Những người làm maketing cần quan tâm đến những quyết định vận chuyển

của công ty mình. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá, khả năng giao hàng kịp thời và tình trạng của hàng hoá khi chuyểnđến nơi, và tất cả các yếu tố này lại tác độngđến mứcđộ hài lòng của khách hàng.

Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển dựa trên các tiêu chuẩn như: + Tốcđộ (thời gian giao hàng dài hay ngắn).

+ Tần suất chuyên chở. + Độ tin cây.

+ Năng lực vận chuyển. + Khả năng sẵn có. + Chi phí chuyên chở.

Khi lựa chọn các phương thức vận chuyển người gửi hàng có thể quyết định

Những quyếtđịnh về vận chuyển phảiđảm bảo dung hoà các mặt giữa những

phương thức vận chuyển và những điều kiện mặc nhiên của phương thứcđó đối với

những yếu tố khác, như lưu kho và dự trữ khác. Khi cước phí vận chuyển thay đổi

theo thời gian thì công ty cần phân tích lại cách lựa chọn của mình để tìm ra những phương án tổ chức phân phối vật chất tốiưu.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN

PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

THUỶ SẢN 584 NHA TRANG.

PHẦN A

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN 584 NHA TRANG

2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang.

Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang được thành lập từ năm 1977, lúc bấy giờ tên của Công ty là: Trạm Thuỷ sản Nha Trang trực thuộc Công ty Thuỷ sản

khu vực 2 thuộc Bộ Thuỷ sản, có nhiệm vụ thu mua, tiếp nhận các mặt hàng thuỷ

sản nội địa như: nước mắm, cá khô,… theo chỉ tiêu kế hoạch phân bổ của Trung

ươmg, đầu ra theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao cho, còn sản phẩm của Công ty sản xuất ra là không đáng kể.

Sau năm 1975, nhà nước tiếp quản hệ thống kho chứa hàng và hình thành Trạm Trung Chuyển Bộ Nội Thương. Hai trạm này có chức năng như nhau cùng làm nhiệm vụ nhiệm vụ trung chuyển trong thời gian bao cấp.

Năm 1986, theo quyếtđịnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, hai trạm này sáp nhập thành một thuộc Bộ Thuỷ sản, vẫn thực hiện nhiệm vụ như cũ.

Năm 1987, Uỷ ban Kế Hoạch nhà nước quyết định lấy tên trạm là: Xí nghiệp

Thuỷ sản Nha Trang, có nhiệm vụ phân bổ và đối lưu xăng dầu, ngư lưới cụ cho nhân dân, hợp tác xã khai thác, lấy sản phẩm khai thác của địa phương như: nước

mắm, cá khô,… phân phối cho các tỉnh không có nguồn lợi thuỷ sản.

Từ năm 1989, nhà nước không còn bao cấp Xí nghiệp chuyển đổi cơ cấu

kinh doanh, tự xây dựng kế hoạch, tự sản xuất kinh doanh, tự tìm hiểu thị trường

tiêu thụ.

Năm 1991, Công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm như: cá khô, mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm,… nhưng do nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm cá khô, mắm ruốc còn nhiều hạn chế, và để phù hợp với qui mô của mình, Công ty đã cắt

bỏ hết sản phẩm kém hiệu quả và tập trung vào việc sản xuất nước mắm các loại và mắm nêm.

Từ năm 1997 đến nay sản lượng sản xuất và tiêu thụ mắm chai của Công ty không ngừng tăng lên, từ 30,000 chai sản xuất và tiêu thụ năm 1995 đến 68,000 chai năm 1996, và cho đến nay, tốc độ tăng trưởng từ 25-30% mỗi năm. Điều này có ý nghĩa rất lớn, vì thông qua sản xuất và tiêu thụ mắm chai, Công ty đã từng

bước xây dựng cho mình một thương hiệu riêng và ngày càng được người tiêu dùng biếtđến.

Từ năm 2000 đến nay, sản phẩm của Công ty liên tục 7 năm liền đều được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn Tiếp

Thị tổ chức, và nhiều giải thưởng khác như: “Giải thưởng Chất lượng Vàng”-2002, “Giải thưởng Thực Phẩm Chất lượng An toàn”-năm 2004, “Cúp vàng Thương hiệu

và Nhãn hiệu”-2005, “Giải thưởng sản phẩm chất lượng vì sức khoẻ cộng đồng”- 2005, “Cúp vàng Thương Hiệu Việt”-2006.

Đầu tháng 3-2006 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi

một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả sang công ty cổ phần, nên Công ty đã chuyển đổi từ Xí nghiệp Thuỷ sản Nha Trang thành Công ty Cổ phần Thuỷ

sản 584 Nha Trang theo quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư của Tỉnh cấp.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang trực thuộc Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Miền trung.

Trụ sở chính: 584 Lê Hồng Phong - Phường Phước Long – thành phố

Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà.

Điện thoại: 058881176 – 883184

Fax: 058884442

Mã số thuế: 4200636551

Mã tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hoà. Mã tài khoản tiền gửi: 421101-000009

Mã tài khoản tiền vay 211103-000009 Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần

Như vậy, từ khi được thành lập đến nay Công ty đã không ngừng phát triển và

2.2. Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Công ty. 2.2.1. Chức năng. 2.2.1. Chức năng.

Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang có chức năng chủ yếu là thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nước mắm các loại, phục vụ cho nhu cầu xã hội. Công ty là mộtđơn vị sản xuất kinh doanh có đầyđủ tư cách pháp nhân, có con dấu

riêng, được cấp vốn và mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán độc lập, nhưng chưa có khả năng trích lập các quỹ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn để khẳng định mình trên thị trường.

2.2.2. Nhiệm vụ.

 Căn cứ vào khả năng nhu cầu của xã hội, Công ty xây dựng kế hoạch sản

xuất, tiêu thụ nước mắm, xây dựng kế hoạch lao động và kế hoạch tài chính trình Giám đốc và Tổng công ty xét duyệt. Sau đó, tiến hành tổ chức thực hiện.

 Liên minh và liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh, để tạo nguồn

nguyên liệuđặc biệt cho sản xuất ổnđịnh, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

 Chăm lo đời sống và cải thiện từng bước đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong công ty.

 Song song với việc sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chú trọngđào tạo đội

ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm để phù hợp với cơ chế thị trường.

 Nghiên cứu khả năng sản xuất những mặt hàng thuộc diện kinh doanh của Công

ty, nghiên cứu có kế hoạch về thị trường, lưu chuyển hàng hoá và các kế hoạch khác.

2.2.3. Tính chất hoạt động của Công ty.

 Thu mua, sản xuất, chế biến nước mắm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng hạn. Tổ chức thu mua nguyên liệu trên cơ sở ký kết hợpđồng với ngư dân.

 Gia công, chế biến theo yêu cầu của Tổng công ty và khách hàng.

 Thực hiện sản xuất kinh doanh theo chủ trương pháp luật nhà nước, hạch

toán kinh tế, báo cáo thường xuyên theo đúng qui định của nhà nước về quản lý

 Thực hiện nguyên tắc phối hợp theo đúng công sức lao động, đóng góp và

điều phối giữa các cá nhân và đơn vị sao cho công bằng và hợp lý.

 Sản xuất có hiệu quả, bù đắp các chi phí và có lãi, thực hiện các nghĩa vụđối

với nhà nước.

 Thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, đặc biệt là an ninh quốc phòng.

 Nguyên tắc hoạt động của Công ty là hoạt động có lãi để tái sản xuất mở

rộng, giải quyết thoảđáng hài hoà giữa lợi ích cá nhân trong quản lý điều hành sản

xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong Công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định

hướng xã hội chủ nghĩa.

2.3. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. 2.3.1. Công tác tổ chức quản lý của Công ty. 2.3.1. Công tác tổ chức quản lý của Công ty.

2.3.1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty.

Từ tháng 3-2006 khi chuyển sang hình thức sở hữu mới, Công ty Cổ phần

Thuỷ sản 584 Nha Trang đã hoạt động theo bộ máy mới tinh gọn hơn so với bộ máy cũ của Công ty.

Bộ máy quản lý gồm: Hội đồng quản trị là tổ chức cao nhất, điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng sự hỗ trợ của Ban giám đốc và sự

tham mưu của các phòng ban, phân xưởng, trong việc nghiên cứu, tìm kiếm những

giải pháp tối ưu cho những vấn đề của Công ty. Kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo

kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng được trao quyền lực

nhất định trong phạm vi chuyên môn mà bộ phận đó đảm nhiệm, để đảm bảo công

việc được tiến hành thuận lợi.

Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Với qui mô của Công ty hiện nay thì các phòng ban có khả năng kiêm nhiệm,

đây là một thuận lợi giúp cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh động hơn. Đồng thời

giúp Công ty giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó, làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban.

a. Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị của Công ty do Đại hội đồng cổđông bầu chọn. Hội đồng

quản trị là cơ quan quản lý toàn Công ty, có quyền nhân danh Công ty để giải quyết

các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị

có quyền yêu cầu Ban giám đốc và trưởng các phòng ban, cung cấp các thông tin cần thiết, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

b. Ban giám đốc.

Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. Ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về những

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng TC-KT Giám đốc Phòng nhân sự Phòng KD Phó giám đốc Phòng kỹ thuật PX2 PX1

tổn thất do sản xuất kinh doanh không hiệu quả, làm hao hụt, lãng phí tài sản …, là

đại diện của pháp nhân trước pháp luật.

c. Phó giám đốc.

Phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của Công ty, kiêm giám đốc nhà máy chế biến thuỷ sản của Công ty. Đảm bảo tăng cường nhận thức của khách hàng, lập kế hoạch, tổ chức đánh giá nội bộ, tổng hợp báo cáo lãnh đạo, đề xuất cải

tiến.

d. Phòng kinh doanh.

Tham mưu cho giám đốc trong việc nghiên cứu xây dựng các định hướng, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, kế hoạch đôn đốc

thực hiện các hoạt động.

e. Phòng tài chính - kế toán.

Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành hoạt động tài chính, kế toán thống kê. Đề xuất các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, cũng như

vạch ra các phương án tổ chức trong lĩnh vực kế toán.

f. Phòng nhân sự.

Tham mưu và giúp đỡ giám đốc, trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc về tổ

chức sản xuất, tổ chức quản lý, các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, công tác hành chính, công tác đối nội, đối ngoại.

g . Phòng kĩ thuật.

Tham mưu cho giám đốc những vấn đề về qui trình sản xuất, quản lý chất

lượng sản phẩm. Nghiên cứu áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

h. Phân xưởng 1.

Thực hiện kế hoạch sản xuất, chế biến và sản xuất thử mặt hàng mới.

i. Phân xưởng 2.

2.3.2. Công tác tổ chức sản xuất của Công ty. 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất. 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất.

Do tính chất của quá trình sản xuất có tính mùa vụ. Do vậy, để tăng hiệu quả

sử dụng lao động, Công ty huy động lực lượng lao động tương đối lớn vào mùa vụ,

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 35 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)