2. Thực trạng hoạt động phân phối của Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha
2.3. Thực trạng về các chính sách hỗ trợ cho hoạt động phân phối
Chính sách xúc tiến giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi doanh nghiệp, và ngày càng được coi là công cụ sắc bén để đẩy
mạnh việc phân phối.
Để khách hàng có thể tìm đến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, vấn đề đặt ra cho Công ty là phải làm sao cho nguồn thông tin về sản phẩm, về Công ty, có thể tới tay người tiêu dùng nhanh và chính xác nhất, hiệu quả nhất, để kích thích những nhu cầu tiềmẩn của họ. Ý thức được vấn đề trên, Công ty đã thực hiện chính
sách xúc tiến với nhiều hình thức như: Quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ…
Có thể nói, nhờ quảng cáo mà sản phẩm của Công ty trong những năm qua
được phân phối nhiều hơn, thể hiện ở doanh thu ngày càng tăng. Các hình thức
quảng cáo mà Công ty áp dụng chủ yếu là: Qua báo chí như, báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo Khánh hoà, báo Tuổi trẻ; các chương trình phóng sự của Khánh Hoà; đài phát thanh Khánh Hoà. Ngoài ra còn một số hình thức quảng cáo khác như logo, tờ rơi, bảng hiệu. Những hình thức trên giúp Công ty tiết kiệm khá nhiều chi phí, vì hiện
nay để quảng cáo trên truyền hình trung ương thì chi phí rất cao. Tuy nhiên, điều
này cũng tạo ra những hạn chế, vì báo chí đôi khi ít được người tiêu dùng ở những
khu vực xa trung tâm biết nhiều, và chương trình quảng cáo trên bị bó hẹp trong phạm vi không gian nhỏ của địa phương. Như thế, rất khó phân biệt sản phẩm của
Công ty 584 Nha Trang với các nhãn hiệu Nha Trang khác nói chung. Trong khi các hãng khác thực hiện điều này rất tốt, đây là một điểm yếu lớn mà Công ty cần phải
giải quyết.
Song song với công tác quảng cáo, thì Công ty còn tích cực tham gia nhiều
hội chợ triển lãm, số hội chợ mà Công ty tham gia ngày một tăng. Hội chợ mà Công ty tham gia nhiều nhất vẫn là hội chợ: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, và nhiều
hội chợ khác nhưở Tây Nguyên, Đà Nẵng, Thái Nguyên… Tại những hội chợ này, Công ty tổ chức những chương trình khuyếch trương cho sản phẩm và Công ty mình, gặp gỡ người tiêu dùng, tìm kiếm các trung gian, bạn hàng mới,…Mặc dù chỉ
trương, cụ thể, năm 2004 tỷ lệ này so với doanh thu là 1.14%, năm 2005 là 1.59%, năm 2006 là 3.96%.
Theo đánh giá của Công ty thì hoạt động tham gia hội trợ là hoạt động thiết
thực nhất, và mang lại hiệu quả cao nhất. Vì phần giá trị phân phối tăng chủ yếu là do tìm kiếm những khách hàng trung gian, đối tác mới, và có nhiều người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại hội chợ, Ngoài ra, Công ty còn là thành viên của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, câu lạc bộ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, tại các lần tham dự các hội nghị của các tổ chức trên, sản phẩm của Công ty cũng được khuyếch trương nhiều.
Một hoạt động khác cũng bắt đầu được Công ty chú ý ngày càng nhiều, đó
chính là hoạt động khuyến mãi, vì hoạt động khuyến mãi mang tính chiến thuật. Cùng với hoạt động quảng cáo, việc kết hợp giữa quảng cáo với khuyến mãi, tạo ra sự hoà hợp tốiưu, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hoạt động này của Công ty còn khá yếu, chỉ chú trọng phần lớn vào các trung gian lớn, chứ người tiêu dùng cuối cùng được hưởng rất ít và thường chủ yếu chỉ diễn ra tại các hội chợ là chủ yếu.
Công ty cũng quan tâm đến quan hệ công chúng, một hình thức mà hiện nay
được rất nhiều Công ty sử dụng để đánh bóng tên tuổi của mình. Hình thức mà Công ty áp dụng chủ yếu là tham gia bảo trợ hội khuyến học và cũng với nguồn
kinh phí khá khiêm tốn.
Tóm lại: Công ty đã có một số hoạt động giúp khuyếch trương sản phẩm và Công ty mình, nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Số lượng người tiêu dùng nhận biết và chào đón sản phẩm của Công ty chưa được như mong muốn. Để đánh
Bảng 24: Chi phí hỗ trợ cho hoạt động phân phối của Công ty 2004-2006.
(ĐVT: 1000đ)
2005/2004 2005/2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
GT TL (%) GT TL (%) 1. Quảng cáo 59,458 78,645 215,050 215,050 361.68 136,405 173.44 2. Khuyến mãi 23,771 25,654 84,015 1,883 7.92 58,361 227.49 3. Hội trợ triển lãm 20,300 56,530 196,027 36,230 178.47 139,497 246.77 4. Quan hệ công chúng 7,651 9,431 22,015 1,780 23.26 12,584 133.43 5. Bán hàng trực tiếp 34,213 37,056 82,893 2,843 8.31 45,837 123.70 Tổng 145,393 207,316 600,000 61,923 42.59 392,684 189.41 (Nguồn: Phòng kinh doanh)
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Quảng cáo Khuyến mãi Hội chợ triển lãm Quan hệ công chúng Bán hàng trực tiếp
Biểu đồ 5: Chi phí hỗ trợ cho các hoạt động phân phối của Công ty năm 2004-2006.
Nhận xét:
Năm 2004 kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến là 145,393 ngđ, trong đó
nhiều nhất là cho hoạt động quảng cáo và bán hàng trực tiếp, còn các hoạt động còn lại như hội trợ triển lãm, quan hệ công chúng thì rất ít. Năm 2005 nguồn kinh phí trên đã tăng lên đạt 207,316 ngđ, tương đương với tăng 42.59%. Năm 2006 tăng 189.41%, tương đương với tăng 392,684 ngđ. Điều này chứng tỏ, Công ty ngày
càng ý thức được tầm quan trọng của công tác khuyếch trương, và có những đầu tư
thích đáng hơn. Tuy nhiên, các hoạt động trên được đầu tư không đều, chỉ có hoạt động quảng cáo và hội chợ triển lãm là tăng trưởng khá đều, các hoạt động còn lại
tăng, giảm không ổn định. Vì thế, Công ty cần phải nghiên cứu, tính toán sao cho hợp lý và cân đối giữa các hoạt động trên, để hoạt động khuyếch trương mang lại
hiệu quả cao nhất.
Nhưng xét về qui mô thì nguồn kinh phí trên là quá nhỏ: Năm 2004 chi phí cho hoạt động trên chỉ chiếm 1.14% so với doanh thu. Năm 2005 con số này khá hơn đạt 1.59%, và năm 2006 đạt 3.96%. Mặc dù có tăng, nhưng chưa thực sự tăng
đúng mức, vì hiện nay trong kinh doanh rất nhiều Công ty dành khoảng 5-7% cho công tác khuyếch trương. Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đây Công ty là đơn vị
hạch toán phụ thuộc, không được chủ động trong vấn đề kinh phí nói trên. Tuy nhiên, ngay sau khi cổ phần hoá, Công ty đã chú trọng và quan tâm nhiều đến vấn đề trên. Thể hiện, năm 2006 khi đã cổ phần hoá, Công ty đã giành 600,000 ngđ cho hoạt động xúc tiến này, đây là một con số không nhỏ trong điều kiện tài chính của
Công ty như hiện nay. Điều này thể hiện một quyết tâm và chiến lược hoàn toàn mới trong công tác khuyếch trương hỗ trợ hoạt động phân phối nói riêng, và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty.