KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CẠNH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 29 - 33)

1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là một hiện tƣợng của một chủ thể đối với một chủ thể khác.

Cạnh tranh trong nền kinh tế là một quy luật vốn có của nền kinh tế thị trƣờng.

Trong thời điểm hiện tại, giữa các trƣờng phái nghiên cứu trên các quan điểm khác nhau, lại có những quan niệm về cạnh tranh khác nhau,

Trong thế kỉ XX, lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của M. E.Porter (1985) đƣợc

xem nhƣ là một khái niệm phổ biến về cạnh tranh. Qua lý luận này, ơng đã giải

thích hiện tƣợng thƣơng mại quốc tế dƣới gốc độ cạnh tranh. Ông cho rằng Cạnh

bình mà doanh nghiệp đang có. Khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh cần có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Lợi thế cạnh tranh là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia còn lợi thế so sánh tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi trong sản xuất và trong thƣơng mại nhƣ điều kiện tài nguyên, sức lao động, môi

trƣờng của doanh nghiệp, môi trƣờng kinh doanh phù hợp... Lợi thế cạnh tranh và

lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.

P. S. Rose (1992) định nghĩa cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng

một loại hàng hố về phía mình.

Hội Đồng Quốc Gia (2011) định nghĩa cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt

động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các nhà kinh doanh nhằm giành đƣợc các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trƣờng sao cho có lợi nhất.

Các quan niệm này xác định chủ thể của cạnh tranh là các nhà sản xuất, nhà kinh doanh, mục đích của cạnh tranh là nhằm giành đƣợc các điều kiện sản xuất tiêu thụ, khách hàng, thị trƣờng có lợi nhất về phía mình. Nhƣ vậy, hiểu theo một ý

chung nhất thì cạnh tranh là sự tranh đua giữa những chủ thể kinh tế có chức năng

nhƣ nhau thơng qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng

trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hƣớng tới tồn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh

đƣợc coi là một động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cạnh tranh có thể mang đến lợi ích tới chủ thể này nhƣng sẽ gây thiệt hại cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đối

với tồn xã hội thì cạnh tranh ln có tác động theo chiều hƣớng tích cực. Cạnh tranh buộc ngƣời sản xuất phải làm ra đƣợc những sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt hơn với giá rẻ hơn để cạnh tranh thành công với các đối thủ. Thông qua cạnh tranh, các đơn vị yếu kém, kinh doanh không hiệu quả và không thể thay đổi sẽ bị

1.2.2 Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến trong tất cả các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Khái niệm về năng lực cạnh tranh đƣợc hiểu theo nhiều các khác nhau dƣới những góc độ khác nhau.

Theo J. H. Dunning (1991), năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản

phẩm của một doanh nghiệp trên các thị trƣờng khác nhau mà không cần phân biệt

nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó.

Theo C. Randall (1975), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng

giành đƣợc và duy trì thị phần trên thị trƣờng với lợi nhuận nhất định.

M. E. Porter (1980) dƣới quan điểm quản trị chiến lƣợc của mình, cho rằng

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng khai thác đƣợc năng

lực độc đáo của mình để tạo ra những sản phẩm có chi phí thấp và khác biệt với đối thủ.

Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi

thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng

năng lực nội tại và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch

vụ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải thiện vị thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một doanh nghiệp phải năm bắt đƣợc lợi

thế cạnh tranh của bản thân. Lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh mà một doanh nghiệp có thể tận dụng khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh từ đó làm bản thân

doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ.

Theo M. E. Porter (1980) lợi thế cạnh tranh trƣớc hết dựa vào khả năng duy trì một chi phí sản xuất thấp sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với lối thủ cạnh tranh nhƣ: chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, mạng lƣới phân phối, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Porter cho rằng điều quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, là xây dựng đƣợc một lợi thế cạnh tranh bền vững. Lợi thế

cạnh tranh bền vững có nghĩa là cơng ty phải liên tục cung cấp cho thị trƣờng một giá trị đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp đƣợc.

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau nhƣng hai yếu tố dễ thấy nhất chính là chi phí và sự khác biệt. Doanh nghiệp

nào có chi phí thấp hơn thì doanh nghiệp đó có lợi thế hơn dù nhỏ hơn các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó ngồi thị trƣờng, thể hiện qua thiết kế, danh tiếng, cơng nghệ, đặc tính của dịch vụ, sản phẩm hay mạng lƣới phân phối, bán hàng. Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề mà

doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hoặc cả hai yếu tố trên để phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.

1.2.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng

Các NHTM cũng là một doanh nghiệp và nhƣ mọi doanh nghiệp, các NHTM phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để tồn tại. Với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, các NHTM phải sử dụng mọi biện pháp, nguồn lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cao cấp, nhiều lợi ích cho khách hàng với chi phí thấp để cạnh tranh với các đối thủ nhằm chiếm lĩnh thị phần trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt

động kinh doanh của NHTM đặc biệt hơn các doanh nghiệp thông thƣờng nên hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đặc trƣng riêng so với các

ngành khác.

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mang tính chất hơp tác tƣơng đối.

Dù trên thị trƣờng, các NHTM ganh đua với nhau để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận, nhƣng trên thực tế các NHTM lại có một sự hợp tác với nhau trong cạnh tranh. Ngành ngân hàng là một hệ thống lớn, và các NHTM trong đó

khơng thể hoạt động độc lập mà phải hợp tác với nhau ở nhiều mặt để cùng nhau tạo một hệ thống ngân hàng tốt, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ với chất

lƣợng cao. Sự liên kết giữa các NHTM thể hiện qua nhiều mặt nhƣ thị trƣờng liên

ngân hàng với các hoạt động vay mƣợn, mua bán ngoại tệ, thanh toán…và đặc biệt

hơn, mỗi NHTM là một đơn vị phối hợp nhau để thực hiện các chính sách tiền tệ

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng luôn luôn phải lành mạnh và trong khuôn khổ cho phép. Do ngành ngân hàng là một ngành kinh nhạy cảm, có

ảnh hƣởng lớn đến sự ổn định của nền kinh tế nên một hành động cạnh tranh không

lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả lớn đến rủi ro mang tính hệ thống và ảnh hƣởng

đến tình hình kinh tế và xã hội. Cạnh tranh bằng lãi suất có thể dẫn đến hậu quả về

kiểm sốt thị trƣờng tài chính, ảnh hƣởng đến chính sách vĩ mơ của nhà nƣớc và

gây bất ổn nền kinh tế xã hội. Hơn nữa, các NHTM luôn nằm trong khuôn khổ, giám sát thƣờng xuyên của NHNN dƣới hệ thống luật pháp và chính sách theo từng

thời kỳ. Ngoài ra, sự cạnh tranh của NHTM cũng nằm trong khuôn khổ của các hiệp

định quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Điều này đòi hỏi các NHTM luôn cạnh

tranh giành thị phần, lợi nhuận cho mình nhƣng lại phải tuân thủ các quy định, luật pháp của nhà nƣớc.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng đa dạng, vi mô. Hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn nằm trong sự kiểm soát của NHNN cùng các khuôn khổ, luật lệ mà NHTM phải tuân theo nên việc cạnh tranh ngày càng trở nên phứt tạp, tinh vi hơn trƣớc. Các ngân hàng có thể cạnh tranh bằng giá cả hoặc bằng lợi ích cho khách hàng. Khi các NHTM bị bó buộc bởi những chính sách, giám sát từ NHNN thì việc cạnh tranh bằng giá bán – lãi suất thực sự không thiết thực vì có thể vi phạm các quy định, luật lệ. Thay vào đó, cạnh tranh ngân hàng chủ yếu tập trung vào cạnh tranh sự đa dạng, khác biệt và các lợi ích ngồi lãi suất của dịch vụ với khách hàng. Hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phong phú đòi hỏi sự nghiên cứu, đầu tƣ và nỗ lực từ phía NHTM.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 29 - 33)