MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỪ CÁC NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 112 - 115)

nƣớc và quốc tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một chiến lƣợc quan trọng để phát triển và

tồn tại của các NHTM. Trong điều kiện có nhiều đối thủ trong ngành và nhiều NHTM lớn quốc tế, các NHTM nên đánh giá, học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ

của mình và các NHTM lớn để triển khai nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả.

3.1.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC (HongKong and ShangHai Banking Corporation) Banking Corporation)

HSBC đã và đang là một trong những NHTM hàng đầu thế giới về quy mồ

và hiệu quả hoạt động. Với hơn 6600 văn phòng trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, NHTM này là một trong những ngân hàng lớn nhất thể giới.HSBC hoạt động với

thƣơng hiệu “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phƣơng” để gây ấn tƣợng khác biệt

bằng sự đa dạng của nhân viên và khách hàng. Trung tâm của thƣơng hiệu HSBC là tơn trọng và phát huy tính đa dạng, là phƣơng pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tính đa dạng của HSBC xuất phát từ quan điểm thế giới là tập họp của những nền văn hóa, con ngƣời khác nhau và có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đa dạng thông

qua hai khía cạnh: nhân viên và khách hàng.

Đầu tiên, HSBC chú trọng đem lại sự cân bằng và trọn vẹn cho tổ chức thông

qua sự đa dạng của nhân viên, giúp cho tổ chức có thể thích nghi với mọi hồn

cảnh. Tơn trọng tính đa dạng trong nhân viên là cơ sở để phát hiện ra những nhân

viên tiềm năng và giúp nhân viên phát huy đƣợc tiềm năng đó, là chìa khóa để đạt

đƣợc mục tiêu kinh doanh. HSBC cũng xem trọng sự đa dạng của khách hàng, giúp

ngân hàng thấu hiểu, thu hút và giữ chân đƣợc các khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm tốt nhất cho từng đối tƣợng khách hàng. Ngoài ra, HSBC cũng là một

ngân hàng nổi tiếng với môi trƣờng làm việc tuyệt vời và mức đãi ngộ rất cao cho nhân viên, tạo sự hài lòng tuyệt đối cho nhân viên.

Tiếp theo, HSBC luôn là NHTM đi đầu trong ứng dụng công nghệ. Là một NHTM lớn, HSBC ln có điều kiện tiếp cận đƣợc với mọi công nghệ tối ƣu từ nhiều nƣớc khác nhau, vì vậy công nghệ luôn là mũi nhọn cạnh tranh của HSBC.

Tuy đã rất phát triển nhƣng HSBC luôn đầu tƣ để phát triển công nghệ và áp dụng

công nghệ hiện đại vào trong kinh doanh ngân hàng. Gần đây nhất, HSBC đã ứng dụng thành công công nghệ mới nhất của thế giới là Blockchain vào thực hiện nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại. Đƣợc biết công nghệ này sẽ tăng tính bảo mật và tốc

độ thực hiện giao dịch và sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi trong tƣơng lai.

Cuối cùng là nỗ lực thanh lọc bộ máy và quy trình để hoạt động hiệu quả hơn. HSBC sau khi cảm thấy hoạt động ở mạng lƣới rộng không hiệu quả đã mạnh

dạn tiến hành cải cách. Với việc chấm dứt hoạt động ở nhiều quốc gia, đặc biệt là

cắt giảm nhân viên, các vị trí quản lý dƣ thừa nên HSBC đã cắt giảm rất nhiều chi phí hoạt động. HSBC cịn tối thiểu hóa sự phứt tạp trong quy trình và tập trung vào phát triẻn các dịch vụ giá rẻ để phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.

3.1.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Tiên Phong (TPbank)

Tpbank trƣớc đây là một NHTM nhỏ trong các NHTM ở Việt Nam, tuy nhiên trong giai đoạn 2013-2017, TPbank đã có những bƣớc tiến dài trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trƣớc 2012, TPbank còn là một NHTM yếu kém và

bị buộc phải tái cơ cấu. Sau khi tiến hành tái cơ cấu, TPbank đã lột xác hồn tồn.

Tính đến thời điểm này, TPbank là một NHTM có lợi nhuận nghìn tỷ và có mức nợ

xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của TPbank

cũng phát triển đáng nể so với các NHTM có mạng lƣới hoạt động rộng hơn, khả năng sinh lời cũng cao hơn một số ngân hàng có mức vốn tổng tài sản cao hơn. Để

nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, TPbank đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau.

Đầu tiên, TPbank đã đẩy mạnh chuyển hƣớng hoạt động sang mảng bán lẻ.

Dù mạng lƣới hoạt động không rộng nhƣng biết cách khai thác và chăm sóc khách hàng nên tín dụng TPbank vẫn tăng trƣởng. Đặc biệt, hơn 90% dƣ nợ của TPbank là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy TPbank đã khai thác rất tốt đối tƣợng khách hàng này và trong tƣơng lai vẫn còn nhiều dƣ địa để phát triển.

Hơn nữa, TPbank cũng kiểm soát rất chặt chẽ chất lƣợng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2015-2017 của TPbank là thấp nhất trong toàn hệ thống NHTM.

Tiếp theo, để tăng trƣởng, TPbank đã không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu

để tăng mức độ an toàn trong hoạt động. Sau khi tái cơ cấu, tổng vốn của TPbank đang thuộc mức trung bình so với các đối thủ nhƣng mức độ sinh lời trên vốn của

TPbank là rất cao, tạo động lực để ngân hàng tiếp tục tăng vốn để tăng lợi nhuận. Sau khi lên sàn chứng khốn, TPbank hứa hẹn cịn tăng thêm vốn khi huy động từ

các đối tác chiến lƣợc ngoài nƣớc. TPbank cho thấy kinh nghiệm tăng vốn tự có

chính là phƣơng pháp để phát triển bền vững.

Cuối cùng, TPbank tập trung nguồn lực chính vào phát triển cơng nghệ. Với mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu, TPbank đã không ngừng nỗ lực phát

triển công nghệ. Ngồi việc áp dụng các cơng nghệ cạnh tranh mà các NHTM khác sẵn có, TPbank cịn là ngân hàng đầu tiên cho ra mắt Live Bank ở Việt Nam, công nghệ này cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ của TPbank ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và không cần phải chờ đợi. Live Bank đƣợc đông đảo khách hàng

ủng hộ và đánh giá cao. TPbank còn đƣợc nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là ngân

hàng số xuất sắc nhất Việt Nam. Vị thế và thƣơng hiệu của TPbank cũng đã đƣợc

nâng lên rõ rệt trên thị trƣờng.

3.2 Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín tới năm 2020

Cho đến năm 2020, mục tiêu phấn đấu của Sacombank vẫn là trở thành Ngân hàng bán lẻ và đa năng hàng đầu khu vực. Trong đó quan trọng nhất là phát triển

bền vững và chiếm lĩnh thị phần. Tập trung mở rộng quy mô, tăng trƣởng huy động

phẩm dịch vụ. Trong lộ trình tái cơ cấu sau sáp nhập do NHNN phê duyệt, cho tới

năm 2020 cố gắng rút ngắn thời gian xử lý nợ xấu và tăng cƣờng kiểm soát khách hàng để ngăn chặn rủi ro trong hoạt động. Ngồi ra, tích cực triển khai dự án Basel II để tăng mức độ an toàn vốn trong hoạt động. Triển khai các giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Quan trọng

nhất là tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơng nghệ để duy trì vị thế dẫn đầu và hƣớng về

đầu tƣ phát triển hệ thống ngân hàng số chuẩn quốc tế.

Trong mục tiêu gần, Sacombank hƣớng tới các mục tiêu tiếp tục tăng trƣởng trong kinh doanh. Cụ thể kết thúc năm 2018, Sacombank phấn đấu tăng tổng tài sản

và huy động lần lƣợt thêm 16,9% và 17,9%. Dƣ nợ tín dụng tăng thêm 13,1% và hƣớng tới lợi nhuận tăng thêm 23,2% đạt 1.838 tỷ đồng. Quan trọng nhất là nỗ lực

xử lý nợ xấu giảm còn 3% tạo động lực để tiếp tục xử lý.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)