Giải pháp về giải quyết nợ xấu và nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 119 - 120)

3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG

3.4.3 Giải pháp về giải quyết nợ xấu và nợ quá hạn

Nợ xấu là một vấn đề cấp bách cần giải quyết với tất cả các NHTM và đặc biệt là với Sacombank. Nợ xấu đã làm Sacombank mất đi phong độ và mất đi vị thế ngân hàng lớn của mình. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong nâng cao năng lực cạnh tranh mà Sacombank cần làm chính là giải quyết nợ xấu và nợ quá hạn còn tồn

đọng.

Chất lƣợng tín dụng là mấu chốt trong việc phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh. Sacombank cần xiết chặt công tác kiểm định và đánh giá khách hàng, đặc biệt

là công tác theo dõi trƣớc và sau khi cho vay. Tích cực thu hồi nợ từ khách hàng,

tạo điều kiện cho các chuyên viên có thời gian để xuống kiểm tra khách hàng hoặc tốt hơn là kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng khoảng vay của khách hàng để tránh rủi ro.

Hiện tại, Sacombank đã xử lí đƣợc một phần nợ xấu, làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn còn cao. Trong cơ cấu nợ xấu, có rất ít nợ xấu có giá trị cao mà cịn lại là rất nhiều món nợ có giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp hoặc rất thấp. Sacombank nên tập trung xử lý các món nợ nhỏ, có tính thanh khoản hơn là cố gắng xử lý các khoản nợ khổng lồ vì nếu cố gắng xử lý quá nhanh, các khoản nợ khổng lồ đó sẽ rất khó thanh lý hoặc có thể Sacombank sẽ phải chịu lỗ để xử lý nợ xấu.

Cuối cùng, Sacombank cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC vì khi bán nợ cho VAMC, Sacombank vẫn còn trách nhiệm với khoản nợ

đó và phải trích lập dự phịng cho các khoản nợ đã bán mỗi năm. Khoảng trích lập

này sẽ gây ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận của ngân hàng và Sacombank cần bảo vệ nhịp tăng trƣởng trở lại của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 119 - 120)