CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.4. Nhóm giải pháp khác
3.4.1. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
đến chất lượng tín dụng nói chung. Nếu chỉ thực hiện mở rộng cho vay mà lơi lỏng kiểm sốt kiểm tra thì chất lượng các khoản vay hiển nhiên sẽ giảm sút. Vì vậy, việc duy trì thường xun cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là rất cần thiết. Trên thực tế, chi nhánh có thể tiến hành kiểm tra, kiểm sốt về chất lượng nhân lực và cơng nghệ; kiểm tra cơng tác quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng. Việc kiểm sốt, kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, trước, trong và sau khi cho vay. Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên cả nước đang tiến hành chuyển đổi mơ hình hoạt động phát triển bền vững quản trị rủi ro theo mơ hình 3 vịng kiểm sốt. Theo đó, cơng tác kiểm tra kiểm sốt được thực hiện qua ba vòng: VKS thứ nhất là đơn vị có chức năng tiếp xúc khách hàng và xử lý giao dịch có vai trị người sở hữu rủi ro (risk owner) trong mảng việc mình phụ trách; VKS thứ 2 là các đơn vị có chức năng giám sát rủi ro, có tính độc lập tương đối với khách hàng và giao dịch, hỗ trợ tư vấn cho VKS thứ 1 trong việc quản lý các chốt kiểm sốt để ứng phó các rủi ro mình sở hữu; VKS thứ 3 - kiểm tốn nội bộ, tính độc lập cao hơn so với 2 vòng trước, chịu trách nhiệm trước HĐQT về tính hiệu quả trong kiểm sốt rủi ro của tồn hàng. Với mơ hình này, Vietinbank đặt ra mục tiêu phát huy vai trị kiểm sốt trước tại các đơn vị tuyến đầu cũng như vai trò giám sát từ xa để phát hiện sớm rủi ro trọng yếu, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng. Nhưng tại chi nhánh thì cơng tác kiểm tra kiểm sốt vẫn chủ yếu do Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ khu vực thực hiện chính. Như vậy, với số lượng KHCN chi nhánh không ngừng tăng lên thì cơng tác kiểm tra kiểm sốt càng khó thực hiện thường xuyên và hiệu quả chưa thực sự cao. Chi nhánh cần chú trọng điều phối nhân sự cũng như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt bước đầu để tăng khả năng phát hiện sớm rủi ro, để mơ hình kiểm sốt đạt hiệu quả cao hơn.
3.4.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng
Đối với bất kì một hoạt động kinh doanh nào thì marketing cũng là hết sức cần thiết. Marketing ngân hàng có thể hiểu là một hệ thống tổ chức và quản lý của ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của khách hàng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó. Trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công tác marketing ngân hàng sẽ mang lại một trợ lực lớn trong việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên có thể thấy
thiết mới thực hiện hoạt động marketing. Thực tế, hoạt động marketing muốn có hiệu quả cần được tiến hành khoa học theo từng giai đoạn, từ việc nghiên cứu lựa chọn thị trường, đến công tác thiết kế sản phẩm và đưa nó đến với khách hàng. Tại Vietinbank Hội An, khi tiếp cận một khoản tín dụng đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh có thể thơng qua đó tìm hiểu các thơng tin, xu hướng tín dụng trong nhóm khách hàng này, từ có có được các dữ liệu về các khách hàng hiện tại và tiềm năng, để biết họ cần một sản phẩm như thế nào, theo phương thức gì. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tìm hiểu về các sản phẩm tương tự của các ngân hàng khác, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất so với đối thủ cạnh tranh. Việc chủ động trong công tác marketing ngân hàng giúp cho chi nhánh tăng thêm xác suất tiếp cận và thu hút được khách hàng.