CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Chỉ tiêu huy động vốn
Nguồn vốn huy động được chứng tỏ tiềm lực tài chính của Ngân hàng. Một ngân hàng được xem là có tiềm lực tài chính mạnh và tạo được niềm tin cho khách hàng khi nó đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng và có đủ lượng tiền mà khách hàng cần rút. Để làm được điều này, ngân hàng phải có khả năng huy động được nguồn vốn thời hạn dài với chi phí thấp nhất có thể. Khả năng huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu.
Tổng số vốn huy động được và tốc độ tăng của nguồn vốn này qua mỗi năm
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng nhà nước không quy định tỉ lệ lãi suất bắt buộc mà thay bằng lãi suất cơ bản và tỉ lệ dao động. Chính vì vậy mà các ngân hàng thương mại có thể điều chỉnh dễ dàng đầu vào và đầu ra của tín dụng bằng các chính sách lãi suất
nhằm cân đối bảng cân đối tài sản của mình. Nếu xét thấy số lượng khách hàng rút tiền ra tăng hay nhu cầu vay vốn tăng trong hiện tại hay vay vốn trong tương lai, các ngân hàng sẽ thực hiện huy động vốn và đó là biểu hiện của mở rộng tín dụng và ngược lại.
Cơ cấu của nguồn vốn huy động được
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng vay của ngân hàng với các đối tượng khác nhau và đồng thời cũng thể hiện khả năng ổn định và cho vay của ngân hàng. Nếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động được, vốn trung gian và dài hạn chiếm một tỉ trọng đáng kể thì ngân hàng có khả năng ổn định cao và có thể mở rộng đối tượng cho vay ra trung và dài hạn.
Một thực tế hiện nay ở hầu hết các ngân hàng là phẩn lớn tỉ lệ vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn từ 6 đến 12 tháng. Trong số này, các ngân hàng chỉ được trích một tỉ lệ nhỏ cho vay trung và dài hạn, cịn chủ yếu là các khoản tín dụng ngắn hạn. Nếu ngân hàng cứ mở rộng cho vay trung và dài hạn, trong khi các khoản vốn huy động ngắn hạn đến kỳ hạn thanh tốn mà ngân hàng khơng đủ vốn để giải ngân thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Qua đó ta có thể thấy ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đối với chất lượng tín dụng.
1.3.2.2. Chỉ tiêu về sử dụng vốn
Số vốn sử dụng
Số vốn huy động × 100%
Chỉ tiêu này cho biết tỉ lệ số vốn được sử dụng trong tổng nguồn vốn đã huy động được. Đối với các nguồn vốn huy động, ngân hàng phải trả lãi suất dù sau đó có cho vay lại hay sử dụng với mục đích khác hay khơng. Tỉ lệ này càng lớn thì chứng tỏ số vốn huy động được càng được sử dụng một cách có hiệu quả. Điều ngược lại chứng tỏ nguồn vốn đã huy động mà không được sử dụng chiếm tỉ lệ lớn, như vậy ngân hàng sẽ bị thua lỗ.
1.3.2.3. Chỉ tiêu dư nợ
Đây là chỉ tiêu đáng được quan tâm khi xem xét đến chất lượng tín dụng một ngân hàng thương mại. Qua chỉ tiêu này có thể nghiên cứu được biến động quy mơ, khối lượng tín dụng, mức độ phát triển của nghiệp vụ, chứng tỏ mối quan hệ giữa ngân
hàng và các khách hàng là đáng tin cậy và có hiệu quả, nhìn chung là khoản tín dụng có chất lượng cao.
1.3.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Ngân hàng thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng với những ngân hàng chưa phát triển dịch vụ ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Tuy nhiên, đối với một số dự án theo kế hoạch của nhà nước thì chỉ tiêu này đơi khi khơng đầy đủ để phản ánh chất lượng tín dụng.
1.3.2.5. Chỉ tiêu quay vịng của vốn
Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ số giữa số thu nợ và tổng dư nợ. Chỉ tiêu này cho biết số tín dụng đã hồn thành và được thu lại để tiếp tục cho vay. Qua đó có thể thấy được ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng nên thu hồi được cả vốn lẫn lãi, khơng có rủi ro, và quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là tốt đẹp. Số lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn vay tăng tỉ lệ với số vòng quay của vốn.
Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng ln phải xem xét, đánh giá, phân tích cả về mặt định tính cũng như định lượng.