CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Các chỉ tiêu được tổng hợp ở trên được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng về mặt định lượng. Tuy nhiên, để có được những phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, ta cũng cần đánh giá các mặt định tính thơng qua việc xem xét, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó, qua đó khắc phục những mặt cịn hạn chế. Bất kì một đối tượng nào tồn tại trong nền kinh tế đều bị tác động bởi các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chủ yếu thuộc về 4 nhóm: mơi trường kinh tế, mơi trường pháp lý, ngân hàng, khách hàng. Dưới đây, ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố này với chất lượng tín dụng.
1.3.3.1. Ảnh hưởng của mơi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Một mơi trường kinh tế hồn chỉnh và trong sạch sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển đúng quỹ đạo. Cịn nếu mơi trường ấy có nhiều bất cập và có nhiều biến động thì ngân hàng sẽ khơng có nguồn vốn huy động bởi khách hàng lo sợ rủi ro xảy ra. Môi trường kinh tế như vậy tạo điều kiện cho nhiều tật xấu của nền kinh tế được nảy nở và phát triển. Các khoản tín dụng sẽ được đầu tư khơng đúng chỗ và đem lại rủi ro cho khách hàng, như vậy chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng.
Ta xét ảnh hưởng của mơi trường kinh tế đến hoạt động tín dụng trên hai khía cạnh: Thứ nhất, là chu kì kinh tế. Một cách khái quát, nếu nền kinh tế trong giai đoạn ổn định và phát triển thì nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân và lượng tiền dự trữ, tiết kiệm đều tăng, do đó cả người cho vay và người đi vay đều sẵn sàng, hoạt động tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy mạo hiểm khi mở rộng sản xuất bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, sức mua kém và hàng hóa sẽ bị tồn kho, lợi nhuận giảm hoặc thậm chí doanh nghiệp có thế bị phá sản bởi khơng duy trì được sản xuất và khơng trả được nợ ngân hàng. Chính vì vậy, lúc nền kinh tế suy thối, nguồn vốn huy động được của ngân hàng sử dụng không có hiệu quả, tức là chất lượng tín dụng cũng bị giảm.
Thứ hai, là các biến động về lãi suất, tỉ giá trên thị trường nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất ngân hàng. Nếu ngân hàng phụ thuộc vào lượng vốn huy động dưới dạng chứng chỉ tiền gửi mệnh giá lớn hoặc tiền vay Chính phủ, giá vốn huy động của nó sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện của thị trường tiền tệ. Hơn nữa, thị trường tiền tệ sẽ xác định sự hấp dẫn của các dự án đầu tư.
1.3.3.2. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ đã gây khó khăn cho ngân hàng và các khách hàng khi kí kết và tham gia các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng gây ra nhiều vướng mắc trong quản lý và sử dụng các khoản tín dụng, xử lý tài sản thế chấp, phát mại… Ví dụ như quy định về thời hạn cho vay trong “Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng” quy định cho vay ngắn hạn có thời hạn tối đa 12 tháng nhưng trong luật ngân hàng thì quy định thời hạn cho vay trung hạn bắt đầu từ 12 tháng trở lên. Điều này tạo nên sự thiếu nhất quán trong sự phân loại các chỉ tiêu dư nợ cho vay theo thời hạn ở các tổ chức tín dụng và cũng gây khó khăn cho quản lý tín dụng của nhà nước, tạo kẽ hở cho những việc làm sai phạm.
Sự thay đổi trong các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến các khoản tín dụng, nhất là về cơ cấu kinh tế, các chính sách xuất nhập khẩu… Bởi nếu có sự thay đổi đột ngột ấy thì sẽ gây xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc chiến lược kinh doanh sẽ khơng cịn phù hợp. Nếu không kịp thời chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ không sản xuất kinh doanh được và khơng thể thanh tốn được nợ, dẫn đến nợ q hạn, nợ khó địi của ngân hàng tăng lên.
Đồng thời, sự quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở. Nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiều nhiệm vụ và có thể vượt q trình độ, năng lực quản lý làm cho q trình thẩm định của ngân hàng khó khăn, nên mức rủi ro lớn, làm giảm sút chất lượng tín dụng.
1.3.3.3. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách
khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay khơng có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay khơng. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.
Công tác tổ chức của ngân hàng
Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hố và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc đã quy định. Công tác tổ chức của ngân hàng quy định quyền hạn và trách nhiệm từng khâu cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơng tác tín dụng.
Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng nhân sự
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng những phương tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng trong cơ chế thị trường. Việc lựa chọn nhân sự phải đảm bảo cả về đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn. Hai mặt
đang bất cập về trình độ nên lực lượng cán bộ thì nhiều vẫn thiếu cán bộ chun mơn giỏi, hơn nữa do hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ, nên để đảm bảo chất lượng tín dụng, các ngân hàng phải chú trọng đến những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt.
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.
Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại khơng mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp.
Hệ thống thơng tin tín dụng
Hệ thống thơng tin tín dụng là tổng hợp các thơng tin từ hồ sơ vay vốn, nội bộ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng… Thơng tin tín dụng có vai trị quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thơng tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thơng tin tín dụng có thể lấy được từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng, từ các nguồn của khách hàng, từ các cơ quan chun thơng tin tín dụng trong và ngồi nước, từ các bộ, các ngành chủ quản... Số lượng và chất lượng thơng tin thu nhận được có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay.
Kiểm soát nội bộ
Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thơng tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng các mục tiêu đã định.
Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm sốt bao gồm: Kiểm sốt chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay và Kiểm tra định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán cả các nghiệp vụ cho vay. Để kiểm sốt nội bộ có hiệu
quả, ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.
Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng
Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng còn cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho q trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mơ hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thoả mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra khi một khách hàng khơng đáp ứng đựoc nghĩa vụ trả nợ theo những điều khoản đã thoả thuận và rủi ro là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng tín dụng và tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới q trình chu chuyển của vốn tín dụng, những vấn đề an tồn trong kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dựa trên cơ sở chính sách, thể lệnh cho vay và chế độ thông tin quản lý theo các tiêu chuẩn quản lý tín dụng. Căn cứ vào q trình chu nhuyển vốn tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng gồm 4 giai đoạn: quá trình thẩm định, giám sát khách hàng cho vay, thu hồi nợ, định lượng rủi ro trong q trình cho vay.
1.3.3.4. Ảnh hưởng từ phía khách hàng
Nhu cầu tín dụng của khách hàng
Nhu cầu tín dụng của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào tình hình chung của nền kinh tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, đều ln có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ, cải tiến mặt hàng, mở rộng sản xuất nhằm tăng cường tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng được hiểu là khả năng của người đi vay trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với từng loại hình tín dụng. Điều kiện tín dụng đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa các đối tượng vay vốn, đồng thời để thuận tiện cho q trình quản lý tín dụng và nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng này đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, là năng lực sản xuất của khách hàng. Trước hết, khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân và sau đó phải có khả năng thực hiện dự án nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi cả vốn lẫn lãi. Năng lực sản xuất thể hiện ở giá trị, máy móc thiết bị sẵn có, cụ thể là ở q trình sản xuất sản phẩm, cơng nghệ sản xuất… vốn có. Nghiên cứu năng lực sản xuất, ngân hàng có thể xác định được nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như quy mơ và tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Ngồi ra, năng lực sản xuất cịn thể hiện ở trình độ người quản lý và bộ máy thừa hành. Tất cả những điều đó tạo nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Để có được một khoản tín dụng chất lượng tốt địi hỏi khách hàng phải sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi, có trình độ sản xuất và quản lý đảm bảo cho dự án tín dụng.
Thứ hai, là năng lực thị trường của sản phẩm. Năng lực thị trường của sản phẩm thể hiên ở các mặt như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, số lượng khách hàng quen biết, sản lượng tiềm năng, vị thế của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời cũng thể hiện ở quá trình phát triển và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, hệ thống mạng lưới tiêu thụ và các bạn hàng có uy tín. Năng lực thị trường được lượng hóa qua sự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm, từ đó cho biết được tính khả thi hay khơng của dự án đầu tư tín dụng.
Thứ ba, là năng lực tài chính của khách hàng. Tình hình tài chính của khách hàng là một bộ phận quan trọng cần phân tích khi ra quyết định tín dụng. Ngân hàng cần xem xét đến các khía cạnh căn bản: chất lượng tài sản có, bản chất các khoản nợ, vốn tự có và khả năng tự chủ về tài chính. Dấu hiệu tốt nhất cho việc đảm bảo về chất lượng một khoản tín dụng là một doanh nghiệp có q trình đào tạo lợi nhuận ổn định. Tỉ lệ số vốn dành cho sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập trong tổng số tài sản có càng cao càng tốt, sự đánh giá của ngân hàng phải là thực tế, ngoài ra phải đánh giá
đến tổng số nợ và mối quan hệ của nó với tài sản có. Việc phụ thuộc nặng nề vào tín dụng hay tài trợ chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp là khơng cao và sẽ