Đảm bảo tíndụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HD bank chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍNDỤNG NGÂNHÀNG

2.1.9. Đảm bảo tíndụng

Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó khơng thực hiện thanh toán đƣợc nợ cho ngân hàng. Hay nói cách khác đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng có thêm nguồn thu nợ thứ 2 ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ từ nguồn thứ nhất.

Các hình thức đảm bảo

 Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (hoặc

của bên thứ 3) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên cho vay, mà không chuyển giao tài sản đó cho bên vay (bên nhận thế chấp), ngân hàng chỉ giữ bản chính chứng thƣ sở hữu, sử dụng tài sản đó.

Các loại thế chấp tài sản:

+ Căn cứ vào tín chất pháp lý: thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng. + Căn cứ vào số lần thê chấp: thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai.

+ Căn cứ vào nguồn gốc tài sản thế chấp: thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp. + Căn cứ vào tính chất đồng bộ của tài sản thế chấp: thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản.

Đối tượng của thế chấp tài sản: Nhà ở, cơng trình xây dựng gắn liền với đất, kể

cả các tài sản gắn liền với nhà ở, cơng trình xây dựng.Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhƣ: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho,... và các cơng cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay,...Và tài sản khác nếu pháp luật có quy định.

Về hình thức thế chấp tài sản phải đƣợc lập thành văn bản cam kết hoặc hợp

đồng thế chấp tài sản (từ đây gọi chung là hợp đồng thế chấp tài sản). Đối với tài sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì khi thế chấp phải đăng ký tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, bên nhận thế chấp giữ bản gốc giấy tờ về quyền sở hữu tài sản. Nếu pháp luật có quy định thì văn bản phải đƣợc cơng chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

Thời hạn của mỗi lần thế chấp tính từ ngày ký hợp đồng thế chấp đến ngày chấp dứt thế chấp và có hiệu lực khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp thì thế chấp có hiệu lực.

GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 18 SVTH: Võ Thị Thái Ngọc

 Cầm cố tài sản là việc bên vay vốn (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản là

thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay vốn (gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn); Nếu tài sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu hoặc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố và giao bản gốc giấy tờ quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên nhận cầm cố.

Tài sản dùng để cầm cố: tài sản dùng để cầm cố vay vốn các Tổ chức tín dụng là

các tài sản có giá trị, chuyển nhƣợng hoặc mua, bán đƣợc dễ dàng bao gồm: phƣơng tiện vận tải, phƣơng tiện đi lại, cơng cụ lao động, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh, vật tƣ hàng hoá; phƣơng tiện sinh hoạt cho tập thể, cá nhân và các động sản khác. Giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền đang cịn thời hạn hiệu lực thanh tốn nhƣ: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu do các doanh nghiệp, Ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền khác. Các vật quý bằng vàng, đá quý và đồ trang sức bằng vàng, đá quý. Đối với các động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. Các tài sản khác nếu pháp luật có quy định.

Các loại cầm cố tài sản:

+ Căn cứ vào tín chất pháp lý: cầm cố pháp lý và cầm cố công bằng + Căn cứ vào số lần cầm cố: cầm cố thứ nhất và cầm cố thứ hai + Căn cứ vào nguồn gốc tài sản cầm cố: cầm cố trực tiếp và gián tiếp

Thời hạn của mỗi lần cầm cố tính từ ngày ký hợp đồng cầm cố đến ngày chấp dứt

cầm cố (bằng hoặc dài hơn thời hạn cho vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng).

Hình thức cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản phải đƣợc lập thành văn bản cam kết

hoặc Hợp đồng cầm cố tài sản (từ đây gọi chung là hợp đồng cầm cố tài sản). Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì việc cầm cố tài sản cũng phải đƣợc đăng ký tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

 Bảo lãnh là việc ngƣời thứ 3 (pháp nhân hoặc cá nhân - gọi là bên bảo lãnh)

cam kết với bên cho vay (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên đƣợc bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên đƣợc bảo lãnh không trả đƣợc toàn bộ hay một phần nợ vay (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt quá hạn) cho bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh bằng tài sản của mình, hoặc các bên có thể thoả thuận bên bảo lãnh phải thế chấp, cầm cố tài sản cho bên nhận bảo lãnh.

Thời hạn của mỗi lần bảo lãnh tính từ ngày ký hợp đồng bảo lãnh đến ngày chấp

dứt hoặc bảo lãnh (bằng hoặc dài hơn thời hạn cho vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng).

Các loại bảo lãnh:

+ Bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp

GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 19 SVTH: Võ Thị Thái Ngọc + Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì

Hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn phải đƣợc lập thành văn bản cam kết hoặc hợp đồng bảo lãnh (từ đây gọi là hợp đồng bảo lãnh). Hợp đồng bảo lãnh thì mọi giá trị tài sản ghi trên hợp đồng nhất thiết phải công chứng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tài chính ngân hàng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HD bank chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)