Hình thức và phương pháp giám sát ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27 - 30)

1.4.1. Hình thức giám sát ngân hàng thương mại

Về hình thức, giám sát ngân hàng được tiến hành thơng qua hai hình thức: (i) giám sát an tồn vi mơ và (ii) giám sát an toàn vĩ mơ. Trong đó

giám sát an tồn vi mơ được hiểu là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ và giám sát an tồn vĩ mơ là hình thức giám sát

an toàn toàn bộ hệ thống các NHTM, chi nhánh NHNNg (giám sát an toàn hệ thống).

Sự khác nhau giữa hai hình thức giám sát ngân hàng trên cịn được thể hiện qua mục đích của chúng. Giám sát an tồn vĩ mơ nhằm đảm bảo sự an

toàn cho toàn hệ thống NHTM, tránh những bất ổn định tài chính, tránh tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế; theo đó giám sát sự tương tác giữa các NHTM và thị trường; tập trung vào các rủi ro chung của hệ thống của NHTM (top-down) theo các biến động kinh tế gây nên sự mất an toàn, đổ vỡ đối với toàn hệ thống NHTM.

Giám sát an toàn vi mơ nhằm đảm bảo an tồn cho sự an tồn trong hoạt

động của từng NHTM, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (gồm người gửi tiền, nhà đầu tư vào NHTM) trên cơ sở kết hợp thanh tra trên cơ sở rủi ro và

thanh tra tuân thủ; tập trung vào các rủi ro của từng NHTM (bottom-up).

Đây là hai hình thức giám sát khơng thể tách rời nhau: sẽ là không đầy đủ nếu chỉ xem xét, đánh giá mức độ an toàn, lành mạnh của toàn bộ hệ thống

NHTM theo các phân tích tổng hợp mà không xem xét tới từng NHTM riêng lẻ do đặc điểm lan truyền rủi ro trong hoạt động ngân hàng (một NHTM mất

an toàn hoạt động thể ảnh hưởng gây mất an toàn hoạt động của nhiều NHTM khác). Ở chiều ngược lại, việc chỉ xem xét, đánh giá từng NHTM sẽ khơng có

được cái nhìn hệ thống, phân tích tác động của hoạt động ngân hàng lên nền

kinh tế để từ đó có các quyết sách đúng đắn vừa thúc đẩy, hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hệ thống.

1.4.2. Phương pháp giám sát ngân hàng thương mại

Căn cứ vào tính chất đặc thù hoạt động cũng như trình độ phát triển của

hệ thống ngân hàng mà mỗi Ngân hàng Trung ương (NHTW), Cơ quan Giám

sát Tài chính có các phương pháp giám sát khác nhau (Phương pháp giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động giám sát của NHTW đối với các

TCTD), tuy nhiên, về cơ bản thì hiện nay các nước trên thế giới có 02 phương pháp phổ biến: (i) Phương pháp giám sát tuân thủ và (ii) Phương pháp giám

sát rủi ro.

hàng mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua việc theo dõi, đánh

giá việc chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

các chỉ đạo, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; việc thực hiện kết luận

thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia của Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức (GIZ) thì Phương pháp

tuân thủ thường được dùng ở những giai đoạn mà hoạt động ngân hàng đơn thuần là những hoạt động truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển, số lượng ngân hàng chưa nhiều.

- Phương pháp giám sát rủi ro: phương pháp giám sát ngân hàng

mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua việc đánh giá các loại rủi

ro của từng đối tượng giám sát ngân hàng đang và sẽ gặp phải, bao gồm rủi

ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác; đánh giá rủi ro hệ thống của các tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài nhằm phân bổ nguồn lực giám sát và đưa ra các biện

pháp xử lý thích hợp. Phương pháp giám sát rủi ro thường được áp dụng tại

các quốc gia mà hoạt động ngân hàng tương đối phát triển, hoạt động ngân

hàng không chỉ bao gồm các hoạt động truyền thống mà còn mở rộng các loại hoạt động và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Theo các chuyên gia ngân

hàng, phương pháp này địi hỏi phải có một sự phát triển đồng bộ về hệ thống cơ sở pháp lý, về hệ thống quản lý thông tin, các công cụ định lượng

và trình độ của cán bộ giám sát ngân hàng, đặc biệt là khả năng phân tích và sử dụng các công cụ định lượng.

Khác với giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro rủi ro tập trung vào đánh giá các vấn đề bằng cách xác định những lỗ hổng hệ thống và các hoạt động quản

lý yếu kém tại đối tượng giám sát ngân hàng mà phát sinh các vấn đề hiện tại

và tiềm ẩn. Trong trường hợp các vấn đề nghiêm trọng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có thể thực hiện tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng để xác định các vấn đề nhằm đánh giá chính xác về mức độ rủi ro, trên cơ sở đó đưa

ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa giám sát tuân thủ và giám sát rủi ro

Giám sát tuân thủ Giám sát rủi ro

Tập trung chủ yếu vào việc tuân thủ

các quy định của pháp luật.

Mặc dù việc tuân thủ các quy định là quan trọng nhưng cần đánh giá tất cả những lĩnh vực rủi ro.

Tập trung vào tình hình quá khứ và hiện tại của đối tượng giám sát ngân

hàng (tác động lẫn nhau).

Tập trung vào tình hình hoạt động trong quá khứ (kể từ cuộc kiểm tra trước), những xu hướng hiện tại và trong tương lai (chủ động).

Tất cả các đối tượng giám sát ngân

hàng được giám sát giống nhau.

Cán bộ giám sát có thể thực hiện các nội

dung mở rộng đối với các TCTD có mức độ

rủi ro cao hoặc thu hẹp phạm vi giám sát đối với TCTD ít rủi ro.

Tần suất thanh tra thường là định kỳ đối với tất cả các đổi tượng.

Chu kỳ thanh tra (thời gian giữa các cuộc

thanh tra) có thể gia tăng hoặc giảm bớt tùy

theo hồ sơ rủi ro của TCTD.

Việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực giám sát được phân bổ cho tất cả các TCTD mà không quan tâm đến mức độ rủi ro.

Các nguồn lực giám sát được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách bố trí nguồn lực tại những lĩnh vực cần nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27 - 30)