Đánh giá chung về hoạt động giám sát ngân hàng thương mại của Cơ

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 81)

quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

2.3.1.Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1.Kết quả đạt được

Hoạt động giám sát ngân hàng của NHNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống các quy chế, cơ chế

thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam và an tồn hệ thống tài chính – ngân hàng.

Thứ nhất, mơ hình tổ chức tương đối phù hợp, đảm bảo CQTTGSNH thực hiện đầy đủ chu trình giám sát: Việc cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ của

một số Vụ, Cục của NHNN hiện nay thành CQTTGSNH thuộc NHNN đã và

đang đảm bảo CQTTGSNH thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp

phép; Ban hành quy chế; Thực hiện giám sát (giám sát và thanh tra tại chỗ); Xử phạt và thu hồi giấy phép. Việc cơ cấu lại chức năng theo hướng trên nhằm hạn chế những bất cập trong việc tách bạch giữa các khâu này, tạo ra bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn về từng NHTM, đảm bảo sự nhất quán và

nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Mơ hình CQTTGSNH trực thuộc

NHNN tương đối phù hợp với thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, đảm bảo tính kịp thời của thông tin qua hoạt động giám sát ngân hàng phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Thứ hai, CQTTGSNH đã giám sát phần lớn các NHTM: Định kỳ hàng

tháng, quý, năm CQTTGSNH đã tiếp nhận và xử lý thông tin số liệu báo cáo định kỳ của các NHTM, tiến hành giám sát phân tích đối với các ngân hàng. Kết quả giám sát được gửi tới bộ phận thanh tra tại chỗ để phối hợp trong việc

thấy bước đầu NHNN Việt Nam đã thực hiện theo dõi và thu thập thông tin của các NHTM hoạt động tại Việt Nam và ít nhiều cũng có những đánh giá về hoạt động của từng NHTM theo nội dung giám sát tồn diện hơn. Thơng qua hoạt động giám sát cũng đã cảnh báo được một số rủi ro và sai phạm trong hoạt động của NHTM.

Thứ ba, công tác giám sát đã có bước tiến nổi bật trong việc ứng dụng, phát triển và triển khai các công cụ/mô hình định lượng phục vụ giám sát an tồn vĩ mơ/vĩ mơ như mơ hình Dự báo tài chính (FPM), mơ hình Kiểm tra sức chịu đựng (Stress-test), Mơ hình Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM (DEA), Bộ chỉ số Lành mạnh tài chính (FSI), Bộ chỉ số giám sát ngân hàng (BSIs), v.v. Bước đầu cho thấy việc nghiên cứu, xây dựng các cơng cụ/mơ hình định lượng đã góp phần đổi mới phương pháp giám sát ngân hàng, chuyển từ giám sát tuân thủ sang kết hợp với giám sát rủi ro.

Thứ tư, phương pháp giám trên sở rủi ro dựa trên hệ thống chỉ tiêu BSI đã được xây dựng nhằm thiết lập hệ thống thông tin báo cáo phục vụ giám sát và từng bước được áp dụng trong thực tiễn hoạt động giám sát

ngân hàng.

Thứ năm, hoạt động giám sát đã đóng góp một phần quan trọng trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Từ các kết quả giám

sát, các kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất được xây dựng nhằm

thẩm tra và kiểm chứng thực tế tình hình hoạt động của từng ngân hàng cũng như phát hiện sai sót hay những nguy cơ trong hoạt động kinh doanh của các

ngân hàng,

2.3.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, CQTTGSNH đã chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng các cơ chế, chính sách và soạn thảo để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước và thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.

Từ năm 2016 đến nay, CQTTGSNH tiếp tục tập trung hồn thiện khn

khổ pháp lý, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, xử lý các ngân hàng yếu kém, từng bước áp dụng

chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, cụ thể:

- Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD:

CQTTGSNH đã chủ động tham mưu Thống đốc NHNN trình Chính phủ trình

Quốc hội thơng qua Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của

TCTD, VAMC, đảm bảo quyền chủ nợ hợp pháp của TCTD, VAMC cũng như thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Để triển

khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu quả, tham mưu ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC13 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo

tiền đề để VAMC đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường, Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD: Trong năm

2017, CQTTGSNH đã tham mưu Thống đốc NHNN đã xây dựng, trình Chính

phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các

TCTD (Luật số 17/2017/QH14). Sau khi Luật được thơng qua, NHNN đã ban

hành/trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết Luật (bao gồm 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 03 Thơng tư), đồng thời tiến

hành rà soát, sửa đổi, bổ sung 13 Thông tư để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất

13 Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017, Thông tư số 32/2019/TT-NHNN ngày

31/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu

với quy định tại Luật.

Việc ban hành Luật số 17/2017/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động xử

lý, phục hồi các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, phát hiện, ngăn ngừa có hiệu quả việc

phát sinh mới các TCTD yếu kém, đồng thời bổ sung các quy định nhằm xử

lý triệt để hơn tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của các TCTD.

- Ban hành các chính sách nâng cao năng lực quản trị, năng lực điều hành, chú trọng quản trị rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng:

NHNN cũng đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về tổ chức, hoạt động của các TCTD, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động

ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị, điều hành của NHTM và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, điển hình như quy định về: hệ thống kiểm sốt nội bộ của NHTM; tỷ lệ an

toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh NHNNg; giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an

toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg; xếp hạng TCTD, chi

nhánh NHNNg và QTDND...

-Tăng cường năng lực thể chế trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng: Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân

hàng, NHNN đã: (i) Hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của

CQTTGSNH theo hướng tinh gọn, hiệu quả; (ii) Ban hành quy định về trình tự,

thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng, trong đó có quy định về áp dụng can thiệp sớm trong giám sát ngân hàng, bảo đảm theo dõi, đôn đốc, đánh giá kịp thời phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng. Đồng thời, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm

phủ ban hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014.

Đặc biệt, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, trong những

tháng đầu năm 2020, bên cạnh giải pháp về lãi suất, ngành Ngân hàng đã kịp thời triển khai có hiệu quả các giải pháp tín dụng, thanh tốn nhằm ứng phó và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế như: Kịp thời ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/20220 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19; Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày

14/8/2020 cho phép các TCTD lùi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung, dài hạn; tạo điều kiện cho các TCTD hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay

vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động ngân hàng của NHTM, hoạt động giám sát của NHNN đối với

NHTM về cơ bản được đánh giá là ngày càng tiến sát lại gần hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hoạt động giám sát ngân hàng từng bước được đổi mới trên cơ sở xây dựng và ban hành các quy định an toàn phù hợp dần với

các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai, hệ thống thông tin quản lý của CQTTGSNH dần được hồn thiện (thơng tin qua giám sát, thông tin qua báo cáo thống kê, thông tin từ

Trung tâm thơng tin phịng chống rửa tiền, Trung tâm thơng tin tín dụng -

CIC, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam …). Thông qua việc quy định và thực hiện

các quy định về cung cấp, thu thập, phân tích, xử lý thơng tin liên quan đến

hoạt động của các NHTM, nguồn cung cấp thông tin cho CQTTGSNH ngày

càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, các thơng tin mà CQTTGSNH có được liên quan đến tổ chức và hoạt động của NHTM ngày càng cập nhật, có

chất lượng, giúp chủ động trong điều hành vĩ mô cũng như xử lý vi phạm cụ thể sát thực, kịp thời; phục vụ đắc lực việc giám sát rủi ro hoạt động NHTM.

Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ giám sát được nâng cao: Cán bộ được tuyển dụng trình độ từ đại học trở lên, đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ được đào tạo tại nước ngồi, cán bộ có kinh nghiệm làm việc tại các NHTM. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ giám sát cũng được chú trọng, thực hiện phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo phù hợp với vị trí

cơng việc. Đồng thời, CQTTGSNH đã từng bước xây dựng chương trình ưu

tiên đào tạo một số cán bộ có trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ thành

các chuyên gia, đóng vai trị nịng cốt trong hoạt động giám sát ngân hàng.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1.Hạn chế

Mặc dù hoạt động giám sát ngân hàng của CQTTGSNH đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều bất cập cần phải đổi mới và hoàn thiện để hoạt động giám sát ngân hàng thực sự có hiệu quả.

Thứ nhất, các NHTM chưa được giám sát một cách chặt chẽ và toàn diện, hoạt động giám sát của NHNN vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ theo các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel.

Hoạt động giám sát của CQTTGSNH mới chủ yếu chỉ dừng lại ở việc

theo dõi thông qua việc thu thập thông tin từ các báo cáo định kỳ của các

NHTM, việc xử lý và phân tích thơng tin vẫn còn đơn giản, chưa thực sự đảm

bảo theo đúng nghĩa của việc giám sát các NHTM thường xuyên, liên tục và

theo các nội dung giám sát toàn diện, đầy đủ. Phần lớn các yêu cầu liên quan đến việc giám sát khả năng quản trị rủi ro của NHTM vẫn chưa được

CQTTGSNH xây dựng. Ví dụ như các tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng của

một NHTM được thể hiện trong nội dung giám sát chất lượng tài sản bằng việc thống kê các khoản nợ xấu, hoặc trong việc giám sát giới hạn tín dụng

của NHTM. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NHTM vì cần phải có thêm những đánh giá định tính khác như tiêu chuẩn cấp tín dụng, quy trình xem xét cấp tín dụng, …

Thứ hai, hoạt động giám sát chủ yếu là giám sát tuân thủ. Trong khi

đó, giám sát tuân hoạt động giám sát tuân thủ tại CQTTGSNH thời gian qua cũng còn một số hạn chế. Cụ thể:

� Giám sát tuân thủ dựa trên thông tin do đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo và thông tin này phải được định kỳ thẩm định thông qua cuộc thanh

tra tại chỗ hoặc thông qua các phương tiện khác nhằm bảo đảm tính chính xác

của các dữ liệu được báo cáo;

� Đây không phải là phương pháp hiện đại khi nó chỉ tập trung xem xét việc đối tượng giám sát ngân hàng hiện tại có tuân thủ hoặc trước đây đã tuân thủ một số quy định hay không;

� Giám sát tuân thủ căn cứ vào một thời điểm cụ thể và căn cứ vào

ngày báo cáo thông tin cho đơn vị thực hiện giám sát an tồn vi mơ, và đối tượng giám sát ngân hàng có thể điều chỉnh các hoạt động để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định vào ngày báo cáo nhưng có thể họ sẽ khơng tuân thủ

vào những ngày khác;

� Tất cả các trường hợp khơng tn thủ có thể được xem xét như nhau, bất kể mức độ không tuân thủ;

Việc tuân thủ theo một quy chuẩn có thể thay đổi tương đối nhanh

chóng, thậm chí sau một đêm. Ví dụ, một TCTD có thể tn thủ yêu cầu về

thanh khoản trong một ngày, và ngày hơm sau có thể có khoản rút tiền giá trị lớn dẫn đến việc khơng tn thủ. Tóm lại, các quy chuẩn không phải lúc nào cũng tiên lượng đúng các vấn đề trong quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng giám sát hoặc các loại rủi ro có khả năng xảy ra.

sát đối với các NHTM. Tuy nhiên, quy trình giám sát vẫn chưa thực hiện đầy đủ, toàn diện ở từng bước, cụ thể:

- Giai đoạn thu thập thông tin: thu thập thông tin chủ yếu vẫn từ nguồn dữ liệu do các ngân hàng cung cấp, thông tin bổ sung từ các nguồn khác, đặc biệt từ bộ phận thanh tra tại chỗ rất hạn chế do cơ chế phối hợp, chia sẻ thơng

tin cịn lỏng lẻo, chưa được quy định rõ ràng. Thực trạng, qua công tác thu thập và xử lý thông tin: số liệu báo cáo của TCTD có thể phải cập nhật thay đổi do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: TCTD báo cáo

sai (do chưa hiểu bản chất nghiệp vụ, do lỗi tổng hợp báo cáo, do thông tin

thu thập từ các đơn vị của TCTD chưa đầy đủ); do sai sót trong q trình tổng

hợp dữ liệu thủ công từ nhiều nguồn thông tin dữ liệu (do chưa có cơng cụ hỗ trợ thu thập thông tin và xử lý dữ liệu). Dẫn tới số liệu của các chỉ tiêu thanh

tra, giám sát có sự điều chỉnh, thậm chí điều chỉnh nhiều lần. Việc rà sốt

thơng tin cịn sơ sài, chưa đảm bảo được tính logic, phù hợp của thông tin do phương pháp rà sốt chủ yếu là thủ cơng và dựa trên kinh nghiệm và quá trình

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 81)