Quy trình giám sát ngân hàng tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55 - 81)

2.2. Thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng thương mại của Cơ quan Thanh

2.2.3. Quy trình giám sát ngân hàng tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân

đầy đủ 4 khâu của quá trình quản lý, thanh tra, giám sát đối với các NHTM: Cấp phép; xây dựng quy chế về an toàn hoạt động NH; giám sát, thanh tra tại chỗ; xử lý vi phạm. Những đổi mới này hướng tới thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát hiệu quả của Ủy ban Basel. Bên cạnh đó, phương pháp thanh tra, giám sát tiến dần đến thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế như thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD, kết hợp thanh

tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi

ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.

2.2.3. Quy trình giám sát ngân hàng tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ngân hàng

Thực tế quy trình hoạt động giám sát ngân hàng tại CQTTGSNH được thực hiện theo bốn bước cơ bản sau: Thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu; Phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức

bao gồm giám sát an tồn vi mơ và giám sát an tồn vĩ mô; Đề xuất các hành

động can thiệp, chỉnh sửa.

Bước 1: Thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu

a) Về thu thập tài liệu thông tin dữ liệu: Đơn vị thực hiện giám sát ngân

hàng tiến hành thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng từ các nguồn dưới đây:

Thứ nhất: Báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo

cáo thống kê và về yêu cầu cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Cụ thể:

-Điều lệ và các văn bản, chính sách, quy định và quy chế nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng;

năm của đối tượng giám sát ngân hàng;

- Báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản kế tốn, báo cáo về tình

hình hoạt động, nghiệp vụ định kỳ;

- Báo cáo kiểm toán độc lập, thư quản lý;

- Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo của ban kiểm sốt và các giải trình của đối tượng

giám sát ngân hàng liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Kết luận Thanh tra của

các Cơ quan thanh tra nhà nước;

- Báo cáo thống kê theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước;

- Các báo cáo khác phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.

Hiện nay, các NHTM đang gửi báo cáo thống kê theo đường truyền file

theo quy định tại Hệ thống báo cáo thống kê. Cách thức khai thác dữ liệu thống kê như sau:

+ Cán bộ truy cập vào địa chỉ website: http://bcnhnn.sbv.gov.vn;

+ Mỗi cán bộ giám sát được cấp một tài khoản để truy cập vào địa chỉ

này. Cán bộ tin học sẽ thực hiện phân quyền khai thác, kiểm duyệt các biểu thống kê cho cán bộ giám sát theo đối tượng giám sát căn cứ phân cơng nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, do nhu cầu thông tin phục vụ giám sát ngày càng nhiều để đáp ứng với sự phát triển ngày đang đa dạng của hệ thống ngân hàng

nên trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, cán bộ giám sát có thể chủ động xây dựng mẫu biểu yêu cầu TCTD báo cáo theo mục đích cụ thể để phục vụ cho hoạt động giám sát (nếu cần thiết).

Thứ hai: Tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm:

- Văn bản giải trình và hồ sơ tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng

theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong quá trình tiếp xúc

với đối tượng giám sát ngân hàng.

Thứ ba: Căn cứ vào yêu cầu giám sát ngân hàng, trong trường hợp cần

thiết, Chánh Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng nghiên cứu, xây dựng và

trình Thống đốc phê duyệt nội dung yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu ngồi các tài liệu, thơng tin, dữ liệu quy định tại Điểm

“Thứ nhất „ để phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.

Thứ tư: Tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước từ các đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, các đơn vị khác thuộc

Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác.

Thứ năm: Nguồn thông tin khác như Chỉ số kinh tế vĩ mô, các đánh

giá của các đơn vị Quốc tế, và các đơn vị quản lý nhà nước khác đối với việc hoạt động: Thông tin từ Ủy ban chứng khoán, Bảo hiểm tiền gửi, Bộ kế hoạch

và đầu tư (Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp).

Thứ sáu: Thông tin từ mạng xã hội. Ngày nay, khi cuộc cách mạng

công nghệ thông tin lần thứ 4 bùng nổ, thông tin trên mạng xã hội dù chưa được xác thực hoàn toàn nhưng được cập nhật, chia sẻ một cách nhanh chóng,

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thơng tin ln nhạy cảm. Vì vậy, thơng tin trên mạng internet cũng là nguồn thông tin quan trọng trong hoạt động thanh

tra, giám sát ngân hàng.

b)Về tổng hợp, xử lý, lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu

- Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng tiến hành tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo các nội dung sau:

+ Tài liệu, thông tin, dữ liệu về đối tượng giám sát ngân hàng, sau khi được thu thập từ các nguồn khác nhau, được kiểm tra, so sánh, đối chiếu và tổng hợp để sử dụng trong việc đánh giá, phân tích về đối tượng giám sát ngân hàng;

+ Kiểm tra tính chính xác của thơng tin trên bảng cân đối tài khoản kế

tốn, báo cáo tài chính căn cứ theo nguyên tắc hạch toán, kế toán;

+ So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với

các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;

+ So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau nhằm đảm bảo tính nhất qn;

+ Căn cứ vào tình hình thực tế để có nhận định, đánh giá về tính hợp lý

của tài liệu, thông tin, dữ liệu;

+ Nếu phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không

phù hợp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát

ngân hàng có báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thơng tin chính xác theo

các hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng như trao đổi ngay với

ngân hàng thông qua email, điện thoại hoặc văn bản chính thức. Thơng qua phản hồi từ ngân hàng, cán bộ giám sát yêu cầu gửi lại dữ liệu (nếu có sai sót) hoặc hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng hoặc giảm bất thường này. Tuy nhiên,

rà sốt thơng tin chủ yếu thực hiện thủ công, chỉ dựa trên sự biến động bất thường của số liệu, đồng thời số lượng cán bộ giám sát cịn ít, mỗi cán bộ phải

giám sát trên chục ngân hàng gây áp lực công việc lớn nên đơi khi các sai sót,

đặc biệt là các gian lận vẫn chưa được cán bộ giám sát phát hiện hoặc phát hiện kịp thời.

- Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng tổ chức lưu trữ tài liệu, thông

tin, dữ liệu theo các nguyên tắc sau:

+ Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống;

+ Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ thành cơ sở dữ liệu

chung, theo chuỗi dữ liệu lịch sử và thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng; + Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập phải được lưu trữ theo quy định

pháp luật hiện hành về lưu trữ và được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.

Bước 2: Phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an tồn vi mơ và giám sát an tồn vĩ mô

a)Nội dung giám sát an tồn vi mơ

Căn cứ vào các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, tổng hợp, xử

lý và đặc điểm hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, đơn vị thực hiện giám sát an tồn vi mơ thực hiện một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:

(i) Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định về chế độ báo cáo thống kê, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với

các NHTM.

(ii) Phân tích, đánh giá các rủi ro trong hoạt động của NHTM, gồm: (i) Rủi ro tín dụng; (ii) Rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất; Rủi ro ngoại hối; Rủi ro giá cổ phiếu; Rủi ro giá hàng hóa; (iii) Rủi ro thanh khoản; (iv) Rủi ro hoạt động; (v) Rủi ro danh tiếng; (vi) Rủi ro chiến lược; (vii) Các loại rủi ro khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thực tế tại CQTTGSNH, việc phân tích, đánh giá rủi ro chủ yếu tập

trung là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Đối với các loại rủi ro còn lại

thơng tin hỗ trợ để thực hiện phân tích đánh giá còn rất hạn chế nên việc đưa

ra nhận định đối với các rủi ro này là chưa đủ cơ sở.

(iii) Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngồi theo các nội dung sau:

- Tình hình bảo đảm an tồn và phát triển vốn chủ sở hữu (bao gồm cả tình hình cổ đơng, cổ phần, cổ phiếu), bao gồm: thông tin về việc chấp hành

quy định về tỷ lệ an tồn vốn thiểu; cơ cấu vốn tự có (vốn cấp 1, vốn cấp 2 so

với tài sản có rủi ro); cơ cấu cổ đông; danh sách các cổ đơng có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 0,5% vốn điều lệ của NHTM trở lên... Ngoài ra, căn cứ thông tin

thu thập được, cán bộ giám sát có thể đánh giá bổ sung thơng tin về việc cấp

tín dụng đối với các cổ đơng lớn...

- Tình hình huy động vốn từ các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân, tổ chức

kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức khác; - Tình hình sử dụng vốn:

+ Cấp tín dụng đối với các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia

giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân; tổ chức kinh tế;

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức khác. Trong đó,

bao gồm việc đánh giá theo cơ cấu, kỳ hạn, tỷ trọng, tốc độ tăng giảm so với cuối năm trước hay các quý liền kề.

+ Đầu tư giấy tờ có giá: đánh giá theo loại hình giấy tờ có giá: trái phiếu chỉnh phủ, trái phiếu doanh nghiệp...

- Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu:

+ Kiểm soát nợ xấu là một trong nội dung rất quan trọng của Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020. Theo đó, NHNN đã chỉ đạo

các TCTD nói chung và từng NHTM nói riêng phải kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội

bảng, nợ đã bán VAMC chưa xử lý, nợ tiềm ẩn nợ xấu khác ở mức dưới 3%. Trường hợp TCTD có tỷ lệ này cao có thể bị NHNN xem xét hạn chế một số hoạt động như chia cổ tức, mở rộng mạng lưới, bổ sung giấy phép hoạt động

kinh doanh...

+ Về xử lý nợ xấu: Tại Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã nhận mạnh vai trị của xử lý nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức hợp lý. Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết

42/2017QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu (có hiệu lực từ

15/8/2017). Trên cơ sở đó, CQTTGSNH đã yêu cầu NHTM phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2017-2020 chi tiết cụ thể cho từng năm và

yêu cầu báo cáo định kỳ hàng quý. Căn cứ kế hoạch đã xây dựng, CQTTGSNH

thực hiện giám sát kết quả thực hiện đối với từng NHTM.

- Kết quả hoạt động kinh doanh: việc đánh giá kết quả kinh doanh chủ yếu thực hiện dưới góc độ so sánh lợi nhuận so với cùng kỳ; các tỷ lệ về khả năng sinh lời ROA, ROE; cơ cấu thu nhập hoạt động...

(iv) Phân tích, đánh giá về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngồi: Thực tế thơng tin phục vụ việc đánh giá về quản trị,

điều của một tổ chức tín dụng cịn hạn chế. Tại CQTTGSNH hiện nay, đơn vị

giám sát vi mô chủ yếu đánh giá trên số lượng thành viên Ban Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm sốt có đầy đủ thành phần, cơ cấu theo quy định của Luật các tổ

chức tín dụng; việc tổ chức thành cơng/khơng thành cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên/đột xuất; NHTM có bị khuyết chức danh Tổng Giám đốc hay Người đại diện theo pháp luật một cách thường xuyên không...

(v)Xếp hạng NHTM theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

b)Nội dung giám sát an tồn vĩ mơ

Hiện nay, việc giám sát an tồn vĩ mơ tại CQTTGSNH được thực hiện

trên cơ sở giám sát toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; và giám sát theo theo từng phân nhóm theo hình thức sở hữu, cụ thể:

- Nhóm các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,

chi nhánh ngân hàng nước ngồi;

- Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước, - Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần,

- Nhóm ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ.

- Nhóm các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Căn cứ thông tin, tài liệu, dữ liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý từ các nguồn và các báo cáo giám sát an tồn vi mơ, đơn vị thực hiện giám sát an

tồn vĩ mơ tiến hành theo dõi, đánh giá đối với nhóm và tồn bộ hệ thống các

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi theo một số nội dung sau:

(i) Phân tích mức độ lành mạnh tài chính:

- Tình hình vốn chủ sở hữu, tình hình an tồn vốn:

+ Phân tích cơ cấu, biến động vốn chủ sở hữu của nhóm đối tượng

giám sát an tồn vĩ mơ, so sánh giữa các kỳ giám sát.

+ Phân tích biến động về vốn tự có của nhóm đối tượng giám sát an tàn tồn vĩ mô, so sánh giữa các kỳ giám sát. Đánh giá, nhận xét về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của các TCTD trong nhóm.

- Huy động vốn:

+ Phân tích cơ cấu vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (TT1) (trên 02 khía cạnh cơ cấu và loại tiền) của nhóm đối tượng giám sát an tồn vĩ mơ.

+ Phân tích cơ cấu vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (TT2) (tiền gửi của các TCTD khác, vay các TCTD khác) của nhóm đối tượng giám

sát an tồn vĩ mơ. -Sử dụng vốn:

+ Phân tích tăng trưởng tín dụng của nhóm đối tượng giám sát an tồn vĩ mô qua các kỳ giám sát. Nhận xét về việc chấp hành hạn mức tăng trưởng

tín dụng theo thơng báo của NHNN.

+ Phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn trả nợ, loại tiền (VND, ngoại tệ) của nhóm đối tượng giám sát an tồn vĩ mơ.

+ Phân tích tình hình cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, chứng khốn, tiêu dùng, BOT, BT…) của nhóm đối tượng giám sát an tồn vĩ mơ (bao gồm: tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế,

nợ xấu…). So sánh giữa các kỳ giám sát để phát hiện các biến động bất thường.

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55 - 81)