Tổ chức công tác giám sát ngân hàng thương mại tại Cơ quan Thanh

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 55)

2.2. Thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng thương mại của Cơ quan Thanh

2.2.2. Tổ chức công tác giám sát ngân hàng thương mại tại Cơ quan Thanh

tra, giám sát ngân hàng qua các thời kỳ

2.2.2.1. Công tác giám sát ngân hàng giai đoạn 1999 - 2009

9 Có 19 NHTM của Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất Châu Á-Thái Bình

Dương và 01 ngân hàng nằm trong Top 200 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương xét về tiêu chí chỉ số sức mạng lớn nhất (Strength Rank) theo cơng bố của Tạp chí Asian Banker năm 2019.

Trong đó, NHTMCP Ngoại thương xếp hạng thứ 17 trong số 500 ngân hàng được xếp hạng và 04 năm liên

Thực tế trong suốt giai đoạn từ năm 1999 đến 2009, hoạt động giám sát

ngân hàng bản chất là hoạt động giám sát được đảm đương bởi Vụ Thanh tra

ngân hàng bên cạnh hoạt động thanh tra tại chỗ, khác nội hàm thuật ngữ

“giám sát ngân hàng” theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế mà Uỷ ban Basel về

giám sát ngân hàng. Trong giai đoạn này, hoạt động giám sát ngân hàng là một quy trình bao gồm10: (i) thu thập thông tin về các TCTD thông qua các

báo cáo thống kê, cân đối tài khoản cũng như Kết luận thanh tra của đơn vị từ

bộ phận Thanh tra tại chỗ (ii) phân tích, đánh giá tình hình, diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có, Chất lượng tài sản Có; Vốn tự có; Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh, và việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các qui định khác của pháp luật. Có thể nói, trong giai đoạn này, hoạt động giám sát ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động giám sát an tồn vi mơ đối với từng TCTD. Thực tế, việc cơ quan thanh tra của NHNN tập trung nhiều hơn vào hoạt động thanh

tra và mới chỉ quan tâm tới giám sát an tồn vi mơ, chưa hướng đến chức năng giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (giám sát an tồn vĩ mơ) là một

trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới những hạn chế của NHNN trong việc

thực thi có hiệu quả chức năng giám sát ngân hàng.

Bên cạnh đó, chức năng giám sát ngân hàng tại NHNN cịn bị phân tán và được thực hiện bởi các Vụ, Cục khác trong NHNN Việt Nam (Vụ Tín

dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối, Vụ Chính sách Tiền tệ đều yêu cầu các TCTD phải báo cáo về tình hình hoạt động của TCTD theo nội dung thuộc quyền quản lý của mình). Với mơ hình như trên, nhiệm vụ phát hiện các vi phạm, sai

phạm của các TCTD là nhiệm vụ của Vụ Thanh tra ngân hàng, trong khi nhiệm vụ xử lý các sai phạm lại do các Vụ, Cục khác trong NHNN đảm nhiệm, nên hiệu lực của hoạt động giám sát cịn hạn chế. Ngồi ra các Vụ,

Cục chức năng thuộc NHNN chịu trách nhiệm ban hành các quy định về

chính sách và quy định an tồn cho hoạt động ngân hàng theo chức năng của đơn vị mình. Thanh tra NHNN chịu trách nhiệm giám sát thực hiện các quy định an toàn. Do cơ quan ban hành các quy định an toàn và cơ quan giám sát là

hai đơn vị độc lập, vì thế đơi khi có những bất đồng giữa việc hiểu và áp dụng các quy định giữa đơn vị ban hành quy định và đơn vị thanh tra giám sát.

2.2.2.2. Công tác giám sát ngân hàng giai đoạn 2009 đến năm 2014

Trong giai đoạn 2009 – 2014, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng

(TTGSNH) được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc

NHNN bao gồm: Vụ Thanh tra ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác và Trung tâm phòng chống rửa tiền11. Việc thành lập Cơ quan Thanh

tra, giám sát ngân hàng được coi là cuộc cải cách sâu rộng của NHNN nhằm

tăng cường khả năng thanh tra, giám sát đối với hệ thống tài chính, ngân hàng. Với cơ cấu tổ chức hoạt động mới, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân

hàng đã đảm nhận tương đối đầy đủ chức năng của một tổ chức giám sát theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế, bao gồm:

(i) Ban hành chính sách về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng (ii) Cấp phép hoạt động

(iii) Giám sát

(iv) Thanh tra tại chỗ (v) Phòng chống rửa tiền

Về cơ bản, chức năng giám sát ngân hàng đã tập trung tại CQTTGSNH

thay vì phân tán tại nhiều đơn vị Vụ, Cục. Tuy nhiên, vấn đề phối hợp giữa

CQTTGSNH với Thanh tra NHNN chi nhánh tại các địa phương vẫn chưa được hoàn toàn thực hiện theo cơ chế chiều dọc (Chưa có sự phân định trách nhiệm một cách rõ ràng về phạm vi hoạt động, chương trình làm việc, các

kênh thơng tin báo cáo, chia sẻ thông tin, những vấn đề về thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở hợp nhất).

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát giai đoạn này chủ yếu dựa trên nội

dung giám sát tuân thủ mà chưa tập trung vào giám sát trên cơ sở rủi ro. Thực

thế hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao,

tác động lan truyền lên toàn hệ thống kinh tế, xã hội trong nước nên việc giám sát tuân thủ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Báo cáo giám sát được lập

hàng tháng theo khối ngân hàng với những so sánh tăng giảm thuần túy, chưa

thực sự phản ánh được các dấu hiệu cảnh báo, chưa giải quyết được nhu cầu

trao đổi thông tin 2 chiều giữa bộ phận giám sát và bộ phận thanh tra tại chỗ

và yêu cầu xử lý liên kết số liệu, chưa hỗ trợ cho thanh tra tại chỗ trong việc

xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra tại chỗ theo hướng tập trung vào khu

vực nhiều rủi ro. Việc kết hợp phân tích định tính và định lượng chư được coi trọng dẫn đến khả năng cảnh báo rủi ro về tổ chức, hoạt động, kiểm

sốt...khơng cao. Việc giám sát nặng về giám sát tại chỗ với các cơng việc cụ thể, chưa mang tính vĩ mơ và bài bản.

2.2.2.3. Công tác giám sát ngân hàng giai đoạn 2014 đến nay

Từ năm 2014 đến nay, mơ hình tổ chức thanh tra, giám sát trong

NHNN đã cơ bản đổi mới theo hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều hành về trụ sở chính của

NHTM. Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm: CQTTGSNH trực thuộc NHNN và Thanh

tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương - nơi không có Cục TTGSNH (Hà Nội và Hồ Chí Minh) thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 55)