Tăng cường trao đổi thông tin giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 115 - 122)

3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động giám sát ngân hàng thương mại tại Cơ

3.2.7. Tăng cường trao đổi thông tin giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân

ngân hàng với các ngân hàng thương mại, các đơn vị có liên quan khác và với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nước ngoài

Trong 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel, một nguyên tắc quan trong để giám sát ngân hàng hiệu quả là “các giám sát

viên ngân hàng phải thường xuyên có liên lạc với Ban quản lý ngân hàng và phải hiểu cặn kẽ hoạt động của tổ chức đó” (Nguyên tắc số 17). Bản chất của

nguyên tắc này được hiểu là: dựa trên mức độ rủi ro của từng ngân hàng mà

CQTTGSNH phải gặp gỡ Ban lãnh đạo NHTM để thảo luận những vấn đề

trong hoạt động của ngân hàng đó, yêu cầu ngân hàng thông báo những thay đổi quan trọng trong hoạt động hoặc các chiều hướng phát triển không thuận

lợi. Việc thực hiện mối liên hệ thường xuyên giữa CQTTGSNH với các

NHTM sẽ tạo kênh thu thập thông tin bổ sung tạo điều kiện cho cán bộ giám

sát nắm bắt rõ hơn về ngân hàng. Việc ban hành Quy chế tiếp xúc giữa

CQTTGSNH với NHTM tạo cơ sở pháp lý, thơng qua đó xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hoạt động tiếp xúc.

Đối với các đơn vị trong nước, như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,

UBCKNN, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, cần xây dựng cơ chế trao đổi

thông tin phù hợp để đảm bảo tính bảo mật, tính chính xác và kịp thời của

thơng tin. Có thể thiết kế kho dữ liệu trong đó phân quyền khai thác thông tin

giữa các đơn vị vừa đảm bảo tính bảo mật, vừa đảm bảo tính kịp thời của

thơng tin. Đồng thời, cần phối hợp trao đổi thông tin trên nguyên tắc tập trung vào một đầu mối để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây phiền hà cho TCTD

và lãnh phí nguồn lực.

Đối với các Cơ quan giám sát ngân hàng của nước ngồi, tích cực trao đổi thơng tin giữa các bên, đặc biệt đối với Cơ quan giám sát ngân hàng mà

NHTM trong nước có chi nhánh hoặc ngân hàng con hoạt động để có thể nắm

bắt được tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam tại nước ngoài.

Nghiên cứu và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp hành động giữa CQTTGSNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nước và nước ngồi để giám sát và xử lý có hiệu quả các rủi ro có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Tóm tắt chương 3

Từ những tồn tại và hạn chế trong công tác giám sát NHTM tại

CQTTGSNH, kết hợp với những định hướng, chiến lược hoạt động thanh tra,

giám sát đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, tác giả đã nghiên cứu đưa

ra một số nhóm giải pháp là: Giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý về giám

sát; Giải pháp về tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ phận thanh tra,

giám sát, cấp phép tại CQTTGSNH; Giải pháp về đổi mới nội dung và phương pháp giám sát; Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và xây dựng đội ngũ kế cận; Giải pháp về xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát; Giải pháp về tăng cường trao đổi thông tin giữa CQTTGSNH với các NHTM, các đơn vị

KẾT LUẬN

Đổi mới hoạt động giám sát đối với các NHTM tại CQTTGSNH, NHNN Việt Nam đang trở thành một yêu cầu tất yếu đối với sự an toàn và lành mạnh của

hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Cùng với xu hướng xây dựng hoạt động giám sát ngân hàng theo hướng dựa trên cơ sở rủi ro và sử

dụng các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả do Uỷ ban BASEL đưa ra,

NHNN Việt Nam cũng đã có những bước cải cách và hồn thiện hoạt động giám sát đối với các NHTM trong đề án chiến lược cải cách NHNN đến năm 2030.

Trên cơ sở lý luận chung về hệ thống giám sát NHTM của NHTW, tác giả đã có những khảo cứu từ hoạt động giám sát thực tế của NHNN Việt Nam

và từ những văn bản pháp luật về hoạt động giám sát đôi với NHTM của

NHNN Việt Nam. Từ những nghiên cứu này, luận văn đã cho thấy hoạt động

giám sát đối với NHTM của NHNN Việt Nam vẫn còn một số hạn chế: - Các NHTM chưa được giám sát một cách chặt chẽ và toàn diện

-Hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động của các NHTM

- NHNN còn yếu và lỏng lẻo trong việc giám sát dựa trên cơ sở giám sát hợp nhất tất cả các lĩnh vực hoạt động của các NHTM

-Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giám sát NHTM còn lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng

Phân tích nguyên nhân của những hạn chế này, luận văn đã đưa ra một số

giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát NHTM tại CQTTGSNH, NHNN Việt Nam theo hướng: Đảm bảo nội dung, phương pháp giám sát toàn diện và thống nhất; Xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ, rõ ràng; Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giám sát; Xác định phương pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2017), Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, Nghị định 16/2017/NĐ-CP, Hà

Nội.

2. Chính phủ (2014), Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh

tra, giám sát ngành Ngân hàng, Nghị định 26/2014/NĐ-CP, Hà Nội.

3. Chính phủ (2019), Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Nghị định 43/2019/NĐ-CP, Hà Nội.

4. Chính phủ (2019), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg, Hà Nội.

5. Cơ quan Thanh tra, giam sát ngân hàng (2017), Sổ tay giám sát ngân hàng, Hà Nội.

6. Nguyễn Chí Đức (2012), “Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 2 (12) tháng 1-2/2012, trang 18-26, Hà Nội.

7. Nguyễn Đại Lai (2006), “Bình luận và giới thiệu khái quát hệ thống các

nguyên tắc về thanh tra – giám sát hoạt động ngân hàng của Ủy

ban BASEL”, Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng hữu hiệu” năm 2006, Hà Nội.

8. Lê Ngọc Lân, Bùi Thị Thanh Tình (2011), Đánh giá hoạt động thanh

tra, giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học & Đào Tạo Ngân hàng số 110/2011.

9. Trần Đăng Phi, Nguyễn Phi Lân (2014), Thực trạng công tác giám sát

ngân hàng và sư cần thiết của việc áp dụng mơ hình dự báo tài

chính trong hoạt động giám sát ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí

Ngân hàng số 9/2014.

10. NHNN Việt Nam (1999), Quy chế giám sát đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3, Hà Nội.

11. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Thông tư 13/2010/TT-NHNN,

Hà Nội.

12. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Thơng tư 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội.

13. NHNN Việt Nam (2015), Thông tư quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Thơng tư 35/2015/TT-NHNN, Hà Nội.

14. NHNN Việt Nam (2015), Thông tư quy định quy định xếp hạng tổ chức

tín dụng, chi nhánh NHNNg, Thơng tư 52/2018/TT-NHNN, Hà Nội.

15. NHNN Việt Nam (2015), Thơng tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Hà Nội.

16. NHNN Việt Nam (2017), Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, Thông tư 08/2017/TT-NHNN, Hà Nội.

17. Nguyễn Hà Thanh (2008), Tăng cường giám sát hoạt động NHTM tại NHNN Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

18. Nguyễn Quang Thép, Trịnh Quang Anh (2010), “Bàn về hoạt động

mới”, Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng” tháng 7/2010, Hà Nội.

19. Lý Thị Thơ (2005), Nâng cao chất lượng công tác giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Hoàng Duy Trinh (2010), “Xác định vị thế của Cơ quan Thanh tra,

giám sát ngân hang để nâng cao hiệu quả hoạt động”, Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Thanh tra, GSNH” tháng 7/2010, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa

Một phần của tài liệu Luận văn giám sát ngân hàng thương mại tại cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 115 - 122)