Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 75 - 80)

2.2. Thực trạng chất lượngtín dụngđầu tư tại Ngân hàng Pháttriển Việt

2.2.7. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu

Chất lượng các khoản vay vốn tín dụng đầu tư của Chi nhánh NHPT Gia Lai được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về giải ngân (như đã phân tích

tại mục 2.2.6) và các chỉ tiêu về thu nợ, số liệu phản ánh theo Bảng 2.6

Tuy nhiên các số liệu tại Bảng 2.5 phản ánh chưa đúng thực chất chất lượng công tác thu nợ của Chi nhánh trong năm 2018 và năm 2019 do Chi nhánh đã thực hiện công tác xử lý nợ xấu theo Quyết định 2619/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 69/QĐ-HĐQ của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thực hiện Đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 2619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: đã thực hiện cơ cấu nợ cho 15 dự án, điều chỉnh giảm dư nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2019 là 299.407 triệu đồng, giảm dư nợ lãi treo tại thời điểm 31/12/2019 là 432.206 triệu đồng, điều chỉnh chuyển nhóm nợ của 15 dự án từ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) xuống nhóm 2 (nợ cần chú ý). Mặc dù vậy, đến cuối năm 2019, hầu hết các dự án được cơ cấu nợ vẫn không trả được nợ vay cho Chi nhánh theo Hợp đồng tín dụng điều chỉnh, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, lãi treo tăng vọt, tại thời điểm 31/12/2019 tỷ lệ nợ quá hạn là 21,7%, và lãi treo là 721.054 triệu đồng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ: tỷ lệ nợ quá hạn có quan hệ tỷ lệ nghịch với kết quả thu nợ. Chính vì kết quả thu nợ kém dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn

trong báo cáo cho vay - thu nợ tại Chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng lên. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì trong khoảng từ 2,9-21,7%/năm (số liệu phản ánh tại bảng 2.7).

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Nợ xấu là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cho vay tại một ngân hàng. Căn cứ vào cách phân loại nợ của NHPT, hiện nay NHPT đang thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Kết quả phân loại nợ như sau:

Bảng 2.7: Tình hình phân loại nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 1.047.700 975.600 888.500 Nợ nhóm 1 1.023.900 865.900 653.200 Tỷ trọng 97.73% 88.76% 73.5% Nợ nhóm 2 Tỷ trọng Nợ nhóm 3 Tỷ trọng Nợ nhóm 4 Tỷ trọng Nợ nhóm 5 23.800 109.700 235.300 Tỷ trọng 2.27% 11.24% 26.5%

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Theo bảng 2.7, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) qua các năm chiếm một tỷ trọng khá tốt trong tổng dư nợ của Chi nhánh, khoảng từ 97.73% đến

mương do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, còn lại hầu hết dư nợ của Chi nhánh là thuộc nợ xấu (nhóm 5). Trong bảng trên ta thấy nhóm Nợ cần chú ý (nhóm 2,3.4) khơng có phát sinh, nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, Chi nhánh Gia Lai vẫn đang kiểm sốt tốt tình hình thu nợ, tỷ lẹ nợ xấu thấp.

Tình hình nợ xấu của Chi nhánh trong giai đoạn 2017-2019 chi tiết theo bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 1.047.700 975.600 888.500 Nợ xấu, trong đó: 23.800 109.700 235.300 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 23.800 109.700 235.300 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 2.27% 11.24% 26.5%

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Theo quy định, nợ xấu được xác định là tổng số nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Từ bảng số liệu cho thấy, nợ xấu của Chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp trong năm 2017 nhưng lại tăng trong 2 năm 2018, 2019. Nợ xấu năm 2017 từ mức 23.800 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2.27% dư nợ, đến năm 2018 số nợ xấu tăng mạnh 109.700 triệu đồng, chiếm 11,24% dư nợ, đến năm 2019 lại bắt đầu tăng lên đến 235.300 triệu đồng, chiếm 26,5% dư nợ.

Nguyên nhân của thực trạng nợ xấu và nợ quá hạn trên là do:

*/ Chính sách nhà nước:

- Danh mục dự án đầu tư thuộc đối tượng cho vay của chi nhánh theo quy định của chính phủ là những lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn cần

khuyến khích phát triển. Trong đó, chủ yếu là một số lĩnh vực ngành nghề có độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài cần sự hỗ trợ của chính phủ để phát triển. Đặc biệt là các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý dẫn đến khủng khoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và rời bỏ ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó, có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác. Tuy nhiên, thời gian qua ở nước ta, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hồn tồn khơng đi kèm với sự quy hoạch hợp lý. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng khoảng thừa. Tại chi nhánh, việc đầu tư tập trung trên 1 số lĩnh vực như đóng dự án cơng nghiệp, sản xuất sợi…trong giai đoạn trước đây, nên khi nền kinh tế rơi vào khủng khoảng đã gây ra hiệu ứng dây chuyền làm cho các lĩnh vực đầu tư này gặp khó khăn, dẫn đến ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong nhưng năm gần đây.

*/ Môi trường kinh tế trong và ngoài nước:

Các dự án TDĐT thường có thời gian đầu tư vFà thời gian hoạt động dài nên chịu sự tác động lớn từ sự thay đổi của môi trường đầu tư, trong giai đoạn 2017-2019, những biến động xấu của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Chi phí sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến nhiều dự án hoạt động khơng hiệu quả, khơng trích đủ khấu hao, khơng có lợi nhuận, thâm chí một số dự án phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến khơng đủ hoặc khơng có nguồn thu trả nợ cho chi nhánh.

*/ Chính sách hoạt động của Ngân hàng Phát triển:

Về quản trị nguồn thu, NHPT hoạt động trong điều kiện khơng có đủ khả năng nắm bắt được dịng tiền sau khi cho vay. Doanh nghiệp sau khi vay

vốn TDĐT đều sử dụng tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan. Do đó, khi phát sinh nợ q hạn, NHPT khơng có đủ thẩm quyền để thực hiện phong tỏa các tài khoản của doanh nghiệp.

*/ Quy trình, quy chế tín dụng đầu tư:

- Mặc dù NHPT đã ban hành quy chế xử lý nợ thống nhất toàn ngành, nhưng trên thực tế việc áp dụng vào thực tiễn còn chưa linh hoạt. Cốt yếu của việc xử lý nợ là tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời, phù hợp để các dự án có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc xử lý rủi ro còn chậm, chưa phát huy được hết hiệu quả của cơng tác xử lý nợ, dẫn đến tình trạng nhiều dự án phát sinh nợ quá hạn kéo dài, phát sinh nợ xấu.

- Cơ chế xử lý nợ của NHPT, theo đó, khi khách hàng khơng trả được nợ, NHPT có quyền xử lý TSBD. Trên thực tế, NHPT khơng làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực của nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo để tòa án xử lý…cùng các quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng khơng thể giải quyết dứt điểm được nợ xấu tồn đọng, tài sản tồn đọng.

*/ Từ phía khách hàng:

- Những năm gần đây, do lạm phát tăng cao, thực hiện thắt chặt tín dụng nên NHTM thường cho vay vốn lưu động với lãi suất cao hoặc rất cao, trong khi nguồn vốn vay TDĐT của NHPT với lãi suất thấp. Khi dự án gặp khó khăn về tài chính, một số chủ đầu tư có tư tưởng chây ì, muốn chiếm dụng vốn TDĐT làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đi vay NHTM vì vậy, chủ đầu tư thường ưu tiên trả nợ các khoản vay có lãi suất cao trước và lợi dụng các khoản vay có lãi suất thấp của NHPT.

- Xét về lịch sử phát triển, NHPT được hình thành từ Quỹ hỗ trợ phát triển và trước đó là Tổng cục Đầu tư phát triển. Vì vậy, hiện nay, tại chi

nhánh, vẫn còn một số dự án từ các tổ chức tiền thân. Các dự án này hoạt động không hiệu quả nên phát sinh nợ xấu tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)