2.3. Đánh giá chất lượngtín dụngđầu tư phát triển tại Ngân hàng Pháttriển
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của địa phương theo hướng CNH-HĐH.
Việt Nam áp dụng mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nên vốn đã trở thành một yếu tố mang tính then chốt góp phần tăng trưởng trong những năm qua. Tính chung trong 3 năm (2017-2019) tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh chiếm 65% GRDP của tỉnh Gia Lai.
Vai trị của hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua ngày càng được nâng cao, thông qua việc huy động và tài trợ vốn cho các dự án phát triển. Hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước càng tham gia đắc lực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, bằng 1,0% GRDP của tỉnh; Các hoạt động hỗ trợ sau đầu tư, Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn các Ngân thương mại có vai trị như “bà đỡ” và là nguồn vốn
mồi để thu hút thêm hàng nghìn tỷ đổng đầu tư mỗi năm thơng qua các Ngân hàng thương mại.
Như vậy, cỏ thể kết luận rằng, vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tác động đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và cho kinh tế của Gia Lai nói riêng trong những năm qua.
Thứ hai, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
Tín dụng đầu tư của Nhà nước được sử dụng để thực hiện hỗ trợ về vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, bao gồm: đầu tư mới, sửa chữa, thay thế khôi phục tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình cơng nghệ, xây dựng mới các cơng trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, vốn đầu tư của Nhà nước chỉ cho vay đầu tư, hỗ trợ các hạng mục là tài sản cố định, vốn chỉ thực sự giải ngân khi có khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành, do vậy số vốn giải ngân trong các năm cũng chính là giá trị tài sản cố định tăng thêm.
Nhờ có nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, một số ngành như sản xuất sợi, dự án trồng rừng, sản xuất ché biến cafe, . …đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kết quả là máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường không những nhiều hơn về số lượng mà cịn cao hơn về trình độ cơng nghệ và năng lực sản xuất. 2.3.1.2. Hiệu quả xã hội
Thực tế đối với những dự án phát triển, đặc biệt là những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng, cấp thốt nước, các cụm/khu cơng nghiệp,... có ý nghĩa về KT-XH rất lớn. Các dự án này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà cịn có tác động lan toả, tạo động lực cho phát triển
các ngành phụ trợ hoặc có liên quan và các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao mức sống cho người dân....
Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong các năm gần đây số lượng lao động trung bình tại các doanh nghiệp không ngừng tăng lên với tốc độ trung bình là 6,5%/năm; số các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ngày càng tăng lên, số các doanh nghiệp sử dụng ít lao động giảm đi. Xu hướng các doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Trong giai đoạn 2017-2019, theo số liệu tổng hợp từ các dự án được NHPT thẩm định và duyệt vay, các dự án này tạo ra tổng số khoảng 200.000 việc làm cho người lao động trong tỉnh và các vùng lân cận.
Vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua các dự án tại địa bàn KT-XH khó khăn đã góp phần quan trọng tạo điều kiện phát triển sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn.