Thực trạng công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 70 - 75)

2.2. Thực trạng chất lượngtín dụngđầu tư tại Ngân hàng Pháttriển Việt

2.2.6. Thực trạng công tác thu hồi nợ

Thực trạng công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh NHPT Gia Lai được phản ánh thông qua các chỉ tiêu cụ thể theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thu nợ

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Các chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Kế hoạch thu nợ gốc 150.304 122.375 156.093 2 Thu nợ gốc thực tế 223.200 109.700 87.100

- Tỷ lệ thực hiện 148.5% 89.6% 55.8%

3 Kế hoạch thu nợ lãi 81.080 23.094 88.448

4 Thu nợ lãi 56.460 26.210 8.610

- Tỷ lệ thực hiện 69.6% 113.5% 9.7%

5 Dư nợ 1.047.700 975.600 888.500

6 Nợ quá hạn 23.800 109.700 235.300

- Tỷ lệ nợ quá hạn 2.27% 11.24% 26.48%

- Tăng/giảm so với năm trước

+Số tuyệt đối +Số tương đối

7 Lãi treo 92.500 160.500 287.600

- Tăng/giảm so với năm trước +Số tuyệt đối +Số tương đối 8 Số dự án cho vay - Số dự án có nợ quá hạn Tỷ lệ - Số dự án phát sinh trả nợ Tỷ lệ

Bên cạnh công tác giải ngân, công tác thu nợ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu tại Chi nhánh. Kết quả thu nợ hàng năm của Chi nhánh khá tốt, tuy nhiên vẫn có nợ quá hạn, nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm quả là một con số báo động đối với hoạt động tín dụng của bất cứ một tổ chức tín dụng nào.

Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thực hiện kế hoạch thu nợ của Chi nhánh NHPT Gia Lai không ổn định, số nợ đọng hàng năm phát sinh lớn và kéo dài.

Theo đánh giá của tác giả, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dự án không trả được nợ vay tại Chi nhánh do trong những năm 2017, 2018 Chi nhánh NHPT Gia Lai đã thực hiện thẩm định và quyết định cho vay đối với các các dự án công nghiệp thuộc địa bàn KT-XH khó khăn của tỉnh với số lượng dự án rất lớn, công tác cho vay đầu tư đã tăng trưởng nóng, tập trung vào một lĩnh vực đầu tư (tính đến hết năm 2017, tổng số các dự án công

nghiệp chiếm 59% tổng số dự án cho vay của toàn Chi nhánh, tương ứng với tổng dư nợ của các các dự án công nghiệp chiếm 61% tổng dư nợ vay của Chi nhánh). Các dự án này đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư cũng

như khi đi vào hoạt động dẫn đến không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng đã kí. Cụ thể:

Tính đến hết năm 2019, Chi nhánh có 02 dự án dự án cơng nghiệp chưa hồn thành đưa vào sử dụng, bị chậm tiến độ. Tổng số nợ gốc phải thu đến hết năm 2019 của các dự án này là 197.694 triệu đồng, tổng số nợ lãi phải thu là 250.892 triệu đồng. Do các dự án chưa có nguồn thu để trả nợ nên việc thu nợ đối với các dự án này là rất khó khăn.

Ngồi ra, đối với các dự án khác hoàn thành không trả được nợ vay theo HĐTD (sau cơ cấu) do suy thoái kinh tế; mặt khác do năng lực yếu kém của các chủ đầu tư, không đủ vốn lưu động để hoạt động, mất uy tín trên thị

trường nên khó khăn trong việc tìm kiếm ngun liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án. Một số dự án phải ngừng sản xuất/sản xuất cầm chừng nên rất khó khăn trong việc trả nợ vốn vay cho Chi nhánh theo HĐTD đã kí.

Đứng trước vấn đề đó, tồn thể cán bộ Chi nhánh đã đồn kết, đồng lịng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chi uỷ, Ban giám đốc chủ động và nỗ lực tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ. Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho mỗi cán bộ tín dụng, bên cạnh đó, tại phịng tín dụng có các buổi giao ban đầu tuần một mặt để tổng kết đánh giá việc thực hiện thu nợ mặt khác đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh việc thu nợđối với các dự án gặp khó khăn. Cuối năm, sẽ có tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời có chế tài khen thưởng và phê bình kịp thời để tạo động lực thúc đẩy công tác thu hồi nợ.

Chi nhánh đã thành lập Tổ thu hồi - xử lý nợ để phối hợp và phát huy tồn bộ trí tuệ của các cán bộ, nịng cốt là cán bộ chuyên quản. Định kỳ hàng tháng, tổ thu nợ đã tích cực chủ động làm việc và thơng báo kế hoạch thu nợ cho các chủ đầu tư, đồng thời thường xuyên xuống đơn vị kiểm tra thực tế, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, phân tích tình hình tài chính, kịp thời đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn tạo nguồn trả nợ và thường xuyên báo cáo kết quả công tác, xin ý kiến chỉ đạo xử lý tại các thời điểm khó khăn. Chi nhánh đã phối hợp với đồn cơng tác VDB và báo cáo lãnh đạo VDB về khả năng trả nợ của các khách hàng để tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của hội sở chính trong q trình thu nợ của các dự án.

Bên cạnh những thành tựu trên, công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:

- Trong một số trường hợp, Chi nhánh có thể phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Tuy nhiên, điều kiện pháp lý của TSBĐ còn nhiều

vướng mắc. TSBĐ tiền vay của dự án là các tài sản hình thành trong tương lai, chi nhánh đã thực hiện ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản hình thành trong tương lai này và phải đăng ký mô tả lại các tài sản khi dự án hoàn thành. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm các tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng, nhà kho... và các tài sản là máy móc, thiết bị. Đối với phần tài sản là máy móc, thiết bị, chi nhánh đã thu thập đầy đủ hóa đơn, chứng từ có liên quan để thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm với Trung tâm đăng ký trên Hà Nội, phần đăng ký này được thực hiện trực tuyến nên khơng mất chi phí đăng ký. Còn đối với phần tài sản đảm bảo là các tài sản gắn liền với đất, trước khi đăng ký lại giao dịch bảo đảm, chủ đầu tư phải làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình tại Sở tài nguyên môi trường của Tỉnh. Việc này sẽ dẫn tới các chi phí để làm giấy chứng nhận này, chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, khơng thực hiện điều này dẫn tới việc đăng ký tài sản bảo đảm chưa được thực hiện kéo dài từ năm này qua năm khác.

Bên cạnh đó, ngồi tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai, tài sản bảo đảm của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh cịn bao gồmtài sản thế chấp của bên thứ ba. Trường hợp phải xử lý tài sản này để thu hồi nợ vay cũng xảy ra một số bất cập như: chủ tài sản không hợp tác trong quá trình xử lý tài sản, vì tài sản là của bên thứ ba nên khi xử lý sẽ liên quan đến nhiều người, dẫn đến q trình xử lý có thể bị kéo dài và chậm tiến độ, trong khi đó giá cả thị trường ln biên động, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn thu hồi được sau khi xử lý tài sản bảo đảm...

- Việc phối hợp với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ chưa hiệu quả, chưa có giải pháp phối hợp với các tổ chức tín dụng để tạo áp lực trả nợ đối với các chủ đầu tư, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư có thái độ chây ỳ trong việc trả nợ.

- Kết quả phân loại nợ của một số dự án thiếu cụ thể và không phù hợp với diễn biến thực tế nên khi đánh giá không phản ánh đúng thực chất của khoản nợ dẫn đến không đề xuất được giải pháp xử lý nợ phù hợp và hiệu quả.

- Chi nhánh chưa đưa ra được những giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ, nhất là đối với các dự án khó khăn, cơng tác thu hồi nợ chưa có chuyển biến, nợ quá hạn kéo dài nhiều năm không thu hồi được.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 70 - 75)