Thực trạng về cơ cấu và tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64 - 70)

2.2. Thực trạng chất lượngtín dụngđầu tư tại Ngân hàng Pháttriển Việt

2.2.5. Thực trạng về cơ cấu và tăng trưởng tín dụng

Trên cơ sở số vốn chấp thuận cho vay đã được NHPT giao kế hoạch giải ngân, công tác giải ngân được thực hiện theo nhu cầu thực tế của các dự án căn cứ theo hợp đồng tín dụng đã ký, tiến độ thực hiện dự án và khả năng bố trí nguồn vốn của NHPT, được thực hiện theo quý. Vì vậy, số tiền giải ngân thực tế thường rất sát với số kế hoạch NHPT giao cho Chi nhánh NHPT Gia Lai. Thể hiện trong kế hoạch giải ngân được giao hàng năm của Chi nhánh. Kết quả cơng tác giải ngân, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2017- 2019 như sau:

Bảng 2.3: Giải ngân tín dụng đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

2017 2018 2019

11 Kế hoạch giải ngân được

giao 232.815 37.600 0

22 Số tiền giải ngân thực tế 219.600 37.600 0

3 3 Tỷ lệ giải ngân (%) 94.3% 100% 0

4 Dư nợ 1.040.600 969.600 883.600

55 Tốc độ tăng trưởng dư nợ(%)

66 Tổng số dự án cho vay 14 14 12

77 Số dự án ký HĐTD trong

năm 0 0 0

88 Số dự án giải ngân trong

năm 1 1

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Số vốn giải ngân tín dụng đầu tư qua các năm chủ yếu là giải ngân cho các dự án chuyển tiếp từ các năm trước sang, trong đó chiếm tỷ trọng cao là các dự án vay vốn đầu tư của Nhà nước theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất 0%/năm, đó là chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chi nhánh khơng phải thẩm định cho vay.

Nhìn chung, việc mở rộng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh không thuận lợi do dự án thuộc đối tượng vay không nhiều. Về quy mô, tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2017-2019 Chi nhánh thực hiện giải ngân cho từ 03 đến 08 dự án với doanh số cho vay năm 2017 219 tỷ đồng/năm, năm 2018 37 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2019 do chưa có lãi suất để thơng báo với khách hàng

nên chưa có hướng dẫn thực hiện giải ngân. Để phản ánh cụ thể tình hình tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Gia Lai, ta đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và chương trình kinh tế:

- Theo thành phần kinh tế: Chi nhánh cho vay các dự án khơng phân

biệt thành phần kinh tế. Trong đó, số vốn cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng tăng cao: năm 2018 chiếm 71%, năm 2018 chiếm 86,4%, năm 2019 chiếm 97,1% chủ yếu vào chương trình kiên cố hóa kênh mương do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nhận nợ và trả nợ bằng ngân sách của tỉnh hàng năm. Số liệu cụ thể phản ánh theo bảng sau:

Bảng 2.4: Cho vay TD ĐT theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính:Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Doanh số cho vay 154.900 480.355 154.418

1 Doanh nghiệp Nhà nước, TCNN 110.000 415.000 150.000

Tỷ trọng (%) 71 86,4 97,1

2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 44.900 65.355 4.418

Tỷ trọng (%) 29 13,6 2,9

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Trong giai đoạn hiện nay chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh NHPT Gia Lai chưa thay đổi nhiều. Yếu tố thay đổi trong hoạt động tín dụng đầu tư là lĩnh vực, ngành nghề và lãi suất cho vay có xu hướng tiệm cận lãi suất thị trường. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng cho vay đối với DNNN có tỷ trọng cao, song thực chất việc cho vay tín dụng đầu tư các dự án mới của Chi nhánh không tăng, chủ yếu là giải ngân các dự án lớn chuyển tiếp và dự án kiên cố hoá kênh mương.

- Theo ngành kinh tế: Hoạt động tín dụng đầu tư của Chi nhánh NHPT

Gia Lai giai đoạn 2017-2019 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp dự án công nghiệp và dự án kiên cố hoá kênh mương. Số liệu cụ thể phản ánh theo bảng sau

Bảng 2.5: Cho vay tín dụng đầu tư theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

154.900 480.355 154.418

1 Công nghiệp 44.900 65.677 4.418

Tỷ lệ % 29 13,7 2,9

2 Kiên cố hóa kênh mương 110.000 415.000 150.000

Tỷ lệ % 71 83,3 97,1

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư từ Chi nhánh, các chương trình kinh tế lớn đã được thực hiện, nhiều dự án thuộc các thành phần kinh tế đã được đầu tư, cụ thể:

+ Cho vay tín dụng đầu tư đối với chương trình kiên cố hố kênh mương thơng qua sở Tài chính tỉnh Gia Lai: từ khi cho vay đến nay, Chi nhánh đã thực hiện kí Hợp đồng tín dụng với Sở Tài chính tỉnh Gia Lai và đã giải ngân thực tế với tổng số tiền là 950.000 triệu đồng, với lãi suất cho vay 0%/năm, đã góp phần đầu tư xây dựng, cứng hố trên 1.000 km kênh mương của các xã trong tỉnh, là tiền đề quan trọng cho các ngành kinh tế phát triển, mang lại những lợi ích quan trọng cho khu vực nơng thơn. Chương trình đã tác động rõ rệt đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nơng thơn;

Nhìn chung, vì hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT theo danh mục đối tượng do Chính phủ qui định, nên đối tượng theo ngành kinh tế thay đổi theo

từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, đối tượng cho vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường và các chương trình của Chính phủ như các dự án thuộc lĩnh vực nhà ở xã hội theo quy định của Pháp luật...Nhưng do chính sách mới ban hành và các dự án đúng đối tượng vẫn đang trong q trình hồn thiện hồ sơ nên việc cho vay các dự án theo quy định mới chưa thực hiện được nhiều.

Nguyên nhân của những hạn chế trong cơng tác tăng trưởng tín dụng

*/ Chính sách nhà nước:

- Chi nhánh thực hiện cho vay dự án theo đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định, đối tượng cho vay chủ yếu là “các dự án thuộc đối tượng ngành, nghề lĩnh vực; các dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; các dự án theo chương trình của Chính phủ”. Tuy nhiên, trong bối cảnh thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, việc tiếp nhận các dự án đề nghị vay mới cũng hạn chế tối đa, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm và chương trình mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ và các dự án bảo đảm an sinh xã hội.

- Các cơ chế chính sách của Nhà nước còn chưa ổn định, chưa được điều chỉnh theo thời kỳ trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, bên cạnh đó, cơ chế quản lý về tài chính tiền tệ có liên quan đến hoạt động của NHPT chưa phù hợp, gây khó khăn cho NHPT trong hoạt động nghiệp vụ. Điền hình là cơ chế lãi suất cho vay TDĐT tại NHPT chưa mang tính linh hoạt, cịn phụ thuộc vào các cơ quan liên quan, nên nhiều khi tại thời điểm cơng bố lãi suất, khơng cịn tính ưu đãi so với các NHTM, từ đó mất đi ý nghĩa ưu đãi của nhà nước.

*/ Khả năng huy động vốn của nhà nước và Ngân hàng Phát triển:

NHPT cho vay các dự án với lãi suất thấp, thời gian dài, rủi ro lớn nên được nhà nước hỗ trợ thơng qua hình thức cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngân sách nhà nước bị thâm hụt nên chưa thực hiện việc ứng vốn cấp bù chênh lệch cho NHPT. Bên cạnh đó, việc

thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng cũng đã ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư. Do đó, NHPT khơng cân đối được nguồn vốn tín dụng đầu tư để cho vay.

*/ Mạng lưới của Ngân hàng Phát triển:

- Mạng lưới NHPT có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên, tại mỗi tỉnh chỉ có 1 chi nhánh duy nhất, khơng có các phịng giao dịch tại địa phương, nhân lực ở mỗi chi nhánh ít, Chi nhánh NHPT Gia Lai tính đến 31/12/2019 có tất cả 30 cán bộ nằm trong biên chế. Việc nắm bắt các dự án sẽ được triển khai chỉ thực hiện thông qua Ban quản lý Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư mà chưa thể tiếp cận các dự án tại các vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn hay tiếp cận trực tiếp với các chủ đầu tư có năng lực tài chính tốt, đang manh nha ý tưởng đầu tư dự án. Do vậy, chi nhánh chưa thể nắm bắt được hết các dự án sẽ được triển khai tại tỉnh, từ đó bỏ lọt các dự án thuộc đối tượng.

- NHPT là một thể chế đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu của NHPT chưa được nhiều chủ đầu tư biết đến, việc quảng bá hình ảnh NHPT với chính sách ưu đãi cũng chưa được quan tâm. Do vậy, chi nhánh gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng có nhu cầu.

*/ Quy trình, quy chế của Ngân hàng Phát triển:

- Khi thẩm định dự án mới, NHPT yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục khi nộp. Tuy nhiên, đây mới là bước ban đầu khi tiếp nhận hồ sơ dự án, chưa phải là bước quyết định cho vay nên nhiều chủ đầu tư muốn vay vốn phải mất rất nhiều thời gian, thủ tục hoàn thiện hồ sơ mà sau đó khơng biết có được chấp nhận thanh tốn cho vay hay khơng nên cũng là trở ngại lớn trong quyết định vay vốn tại NHPT.

- Thời gian thẩm định dự án đầu tư kéo dài do báo cáo thẩm định tổng hợp của chi nhánh đã hồn thành trình lên NHPT xem xét, tuy nhiên việc

thẩm định tại Ban thẩm định kéo dài ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư, làm mất cơ hội kinh doanh, dẫn tới có một số chủ đầu tư chuyển sang NHTM để vay vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64 - 70)