Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 88 - 93)

2.3. Đánh giá chất lượngtín dụngđầu tư phát triển tại Ngân hàng Pháttriển

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan

- Hệ thống các văn bản pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa cao. Cho đến nay, công tác lập và quản lý quy hoạch mới chỉ dựa trên căn cứ pháp lý. Các văn bản trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng thay đổi liên tục. Hệ thống các văn bản về định mức, đơn giá lạc hậu, thiếu đơn giá đối với các cơng trình đặc thù đã gây khó khăn, tùy tiện trong vận dụng và khó khăn trong kiểm tra. Vì vậy, nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, lỡ cơ hội sản xuất kinh doanh, phát sinh nguy cơ rủi ro tín dụng.

- Do biến động của nền kinh tế trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến cơ chế, chính sách của ngành, định hướng phát triển của NHPT đối với công tác cho vay đầu tư theo chiều hướng: công tác huy động vốn khó khăn hơn, chi phí đầu tưvà lãi suất ngân hàng nói chung tăng cao điều này sẽ tác động trực tiếp đến tiến độ triển khai của các dự án đang trong quá trình triển khai (do khả năng thu xếp các nguồn vốn vay thương mại bên cạnh nguồn vốn vay NHPT không như dự kiến) cũng như khả năng thu hồi nợ vay của NHPT.

- Do cơ chế, chính sách của Chính phủ trong những năm vừa qua có nhiều điều chỉnh, cả về đối tượng vay vốn và lãi suất vay vốn, hơn nữa quy

định về đối tượng cho vay, về quy trình thẩm định và các điều kiện cần thiết đối với chủ đầu tư và dự án đầu tư chặt chẽ hơn các NHTM, có nhiều quy định khơng cịn phù hợp khiến cho q trình tìm, tiếp cận và hướng dẫn hồ sơ thẩm định, hồ sơ vay vốn các dự án gặp nhiều khó khăn, số dự án đủ điều kiện có thể thẩm định và cho vay được là không nhiều.

- Do đặc điểm tình hình KT-XH của địa phương, một số lĩnh vực ngành, nghề thuộc đối tượng cho vay ưu đãi của Nhà nước không thể thực hiện hoặc phát huy hiệu quả như dự tính. Do vậy, Chủ đầu tư không mạnh dạn đầu tư hoặc triển khai dự án chậm, cầm chừng. Do đó việc tiếp cận và mở rộng cho vay đầu tư gặp khó khăn.

- Trong thời gian qua, nền kinh tế có sự biến động khó lường về giá cả, sản xuất đình đốn, thiên tai, dịch bệnh... làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ vốn vay cho Chi nhánh.

- Ngoài ra, năng lực của chủ doanh nghiệp chưa cao và quản lý còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp khơng kiểm sốt được luồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp chưa bảo đảm, vốn tự có ít, mức rủi ro tài trợ cao, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài dẫn đến rủi ro hoạt động của doanh nghiệp cao, đặc biệt trong điều kiện có sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh.v.v... dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng. Tính tự chủ của doanh nghiệp cịn thấp, một bộ phận khơng nhỏ các doanh nghiệp vẫn quan niệm rằng vốn vay đầu tư của Nhà nước là sự trợ cấp của Chính phủ. Một số chủ đầu tư, thậm chí cả các cấp chính quyền địa phương cố tình chây ỳ khơng trả nợ vay, để tồn đọng nợ quá hạn (gốc+lãi) kéo dài, gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

2.3.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

- Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế; Khả năng thu thập, xử lý, đánh giá thơng tin của cán bộ tín dụng cịn hạn chế; Một số kết

luận thẩm định còn mang yếu tố chủ quan, chưa đầy đủ các căn cứ; Khả năng hiểu biết, chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành nghề cũng còn hạn chế dẫn đến việc xác định các thông số, các điều kiện tính tốn hiệu qủa dự án bị hạn chế, chưa sát với thực tế thực hiện;

- Q trình thẩm định cịn nặng về hồ sơ, tài liệu khách hàng gửi đến; việc khảo sát tình hình triển khai dự án , thẩm định thực tế còn hạn chế;

- Chưa có hệ thống thơng tin lưu trữ, đánh giá các dự án đã hoàn thành để tham khảo. Chi nhánh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thơng tin khách hàng và thơng tin tín dụng để sử dụng cho việc quản lý dự án đầu tư;

- Cơ chế phân công, phân nhiệm trong thẩm định chưa rõ ràng, chưa gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định đi đến cùng của dự án do theo quy trình của NHPT sau khi cán bộ thẩm định hồn thiện cơng tác thẩm định và quyết định cho vay dự án được chuyển CBTD thực hiện quản lý và thu hồi nợ;

- Do việc quản trị rủi ro của NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Gia Lai nói riêng cịn chưa hiệu quả. Thêm vào đó, hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin yếu kém, lạc hậu khiến cho việc thực hiện quản trị rủi ro chủ yếu làm theo phương pháp thủ cơng. Có thể nói đây là yếu kém lớn nhất, là một nguyên nhân của nhiều nguyên nhân về quản trị điều hành hiện nay.Việc quản trị rủi ro mới chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm và phương pháp thủ cơng, chưa có hệ thống quản trị danh mục đầu tư một cách khoa học và thống nhất. Bên cạnh đó, NHPT cũng chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro chuẩn để các Chi nhánh có thể làm căn cứ chung trong quá trình quản trị rủi ro, vì thế, hầu hết các Chi nhánh đều chưa thể chủ động đón nhận rủi ro để có các giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả;

- Trong công tác quản lý sau giải ngân: Một số cán bộ tín dụng cịn thiếu kinh nghiệm, chưa biết khai thác kịp thời thông tin báo cáo tài chính,

thơng tin khách hàng, cịn hạn chế về khả năng phân tích và dự đốn tình hình hoạt động của dự án, chưa chủ động trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của dự án dẫn đến việc khơng phân tích được tình hình tài chính của khách hàng, phân tích nguồn trả nợ từ đó đơn đốc thu nợ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, luận văn đã trình bày được thực trạng chất lượngtín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Gia Lai trong thời gian qua. Với những kết quả đạt được đó là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế,... Bên cạnh những hiệu quả mang lại, tín dụng đầu tư của Nhà nước đã bộc lộ những hạn chế từ chính sách áp dụng cịn bất cập, mơ hình tổ chức cùng với chất lương nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến hiệu quả từ hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước chưa cao. Nhận ra các hạn chế từ đó phân tích ngun nhân sẽ là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNTẠI

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHPT GIA LAI

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)