Thực trạng công tác giám sát khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 80 - 82)

2.2. Thực trạng chất lượngtín dụngđầu tư tại Ngân hàng Pháttriển Việt

2.2.8. Thực trạng công tác giám sát khách hàng vay vốn

*/ Những thành công

Công tác giám sát khách hàng vay vốn là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng đầu tư. Hàng tháng, Chi nhánh tiến hành phân loại chủ đầu tư theo nhóm nợ dựa trên hướng dẫn của NHPT để có biện pháp thu nợ phù hợp, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn. Với một số dự án gặp khó khăn, Chi nhánh cũng đã chủ động đề xuất giải pháp cơ cấu nợ phù hợp để giúp tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, từ đó, phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nguồn trả nợ cho chi nhánh như dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chè, Đầu tư nhà xưởng, MMTB, dây chuyền sản xuất cà phê...

Bên cạnh đó, việc kiểm tra thực tế dự án cũng được chi nhánh tiến hành định kỳ hàng tháng theo quy định. Riêng đối với một số dự án khó khăn, ngồi việc tiến hành kiểm tra định kỳ, chi nhánh cũng chủ động kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những khó khăn của dự án để có giải pháp tháo gỡ thích hợp.

Công tác giám sát khách hàng tại chi nhánh cũng được thông qua hệ thống cảnh báo sớm. Đây là phần mềm do NHPT xây dựng nhằm theo dõi, quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thơng qua báo cáo tài chính khách hàng gửi, qua đó đưa ra những kết luận, cảnh báo về tình hình hoạt động của khách hàng. Theo đó hàng Quý, Chi nhánh đã yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp Báo cáo nhanh tình hình tài chính, và cuối năm, cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm tốn. Trên cơ sở đó, thực hiện phân loại khách hàng vay vốn, có giải pháp thích hợp đối với nhóm khách hàng yếu, kém.

Cơng tác giám sát khách hàng cũng được thực hiện qua việc kiểm tra tài sản đảm bảo. Theo quy định công tác bảo đảm tiền vay, chi nhánh đã

thành lập Tổ kiểm tra tài sản đảm bảo, thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất khi cần thiết. Trong năm, chi nhánh cũng tiến hành rà sốt lại tồn bộ các thủ tục, quy trình ký hợp đồng bảo đảm tiền vay để bổ sung chấn chỉnh kịp thời, chủ động làm việc với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và các chủ đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPT, đặc biệt là đăng ký bảo đảm tiền vay đối với các tài sản gắn liền với đất. Việc theo dõi thường xuyên tài sản của doanh nghiệp định kỳ giúp Chi nhánh nắm được biến động của tài sản bảo đảm và yêu cầu Chủ đầu tư có những biện pháp bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm tiền vay khi cần thiết.

*/ Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu, công tác giám sát khách hàng vay tại Chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

- Việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa sâu sát nên chưa thể đôn đốc kịp thời các nguồn thu của chủ đầu tư để thu hồi nợ vay. Bên cạnh đó, việc kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ 6 tháng 1 lần, giữa giai đoạn này, chi nhánh khó xác định được chủ đầu tư có điều chuyển tài sản bảo đảm tiền vay dẫn đến máy móc thiết bị được sử dụng tại dự án khác. Tài sản hỏng hóc chi nhánh yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, tuy nhiên tình hình tài chính khó khăn, chủ đầu tư chưa thể bổ sung, thay thế.

- Việc đôn đốc chủ đầu tư gửi báo cáo tài chính định kỳ của Chi nhánh chưa quyết liệt. Nhiều chủ đầu tư dự án sau khi vay không gửi báo cáo tài chính đến Chi nhánh theo quy định và Chi nhánh cũng chưa đôn đốc kịp thời để tiếp nhận báo cáo tài chính và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, bên cạnh đó, một số báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm tốn dẫn đến việc cảnh báo sớm tình hình tài chính của doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)