Kiện toàn về tổchức và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 103 - 105)

- Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác nghiệp vụ bằng nhiều hình thức trong đó, chú trọng hơn nữa công tác đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Trong đào tạo lại, chi nhánh cần chú trọng tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực đảm nhiệm cho cán bộ chi nhánh.

- Phải nhận thức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian tới là một khâu cực kỳ quan trọng của công tác cán bộ, là hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ chi nhánh được nhanh chóng tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ chuyển đổi cơ chế chính sách và mơ hình tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư phát triển. Do đó, cơng tác này cần phải được quan tâm, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo chi nhánh. Đối với mỗi cán bộ phải xác định học tập là nghĩa vụ, học tập để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Cán bộ tín dụng là người gắn bó chặt chẽ với chủ đầu tư và dự án nhất, kể từ khi thẩm định, giải ngân tới khi hoàn thành thu nợ. Vì vậy, việc cho vay, thu nợ có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cán bộ tín dụng. Là người phải có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trình độ, sức khoẻ, nhanh nhạy để nắm bắt được hơi thở của doanh nghiệp cũng như dự án. Vì vậy, Chi nhánh cần bố trí những cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Số cán bộ này có thể ln chuyển từ các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất tốt từ các phịng khác hoặc có thể thu hút từ các đơn vị bên ngoài.

- Trong những năm qua, Chi nhánh đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ trình độ chun mơn chưa cao, chưa nhiệt tình và khơng đáp ứng được u cầu cơng việc. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tục nâng cao cơng tác đào tạo nguồn nhân lực, ngồi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần đào tạo về kỹ năng phục vụ cho công việc.

Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trách nhiệm công vụ, tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm của cán bộ. Thường xuyên quán triệt cho cán bộ về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình đối với cơng tác tín dụng (từ khâu thẩm định đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng), từ đó cán bộ tín dụng xác định đúng vị trí của mình. Tính kỷ luật, kỷ cương của cán bộ tín dụng được thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà nước cũng như của NHPT. Thực hiện nghiêm về quy trình nghiệp vụ trong công tác, chấp hành và hồn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng. Nâng cao tính chủ động trong cơng tác; sự phối hợp khi giải quyết công việc.

- Ngồi ra nhằm tạo cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế cho cán bộ trẻ, Chi nhánh cần tích cực đưa cán bộ tín dụng trẻ thâm nhập thực tế, tham gia giám sát, theo dõi quản lý một số dự án của Chi nhánh. Khuyến khích sự học tập kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng với nhau, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm, có kỹ năng cần tích cực truyền đạt lại cho cán bộ tín dụng trẻ.

- Chi nhánh cần chun mơn hóa cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào cơng việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong q trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đầu tư nói riêng.

- Có chính sách lương thưởng hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động, khuyến khích cán bộ nghiệp vụ nỗ lực phấn đấu hoàn thành và nâng cao chất lượng cơng việc. Ngồi việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, phải có chế độ khen thưởng đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình

trạng cán bộ “ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý, một số cán bộ cho rằng cho vay và thu nợ với doanh số lớn mà không được khen tặng, nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị phê bình, bị coi là yếu kém.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ. Quy hoạch cán bộ chính là q trình phát hiện và tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ. Nếu chúng ta làm tốt công tác quy hoạch, chính là tạo điều kiện để làm tốt công tác tổ chức và đổi mới cán bộ một cách thường xuyên, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi giai đoạn của chi nhánh. Đồng thời có làm tốt cơng tác quy hoạch cán bộ mới đảm bảo được tính kế thừa liên tục trong đội ngũ cán bộ, khơng xảy ra tình trạng hẫng hụt hay thừa giả, thiếu thật. Mặt khác, có làm tốt quy hoạch cán bộ mới có ké hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 103 - 105)