Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn Tín dụngđầu tư của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 57)

2.2. Thực trạng chất lượngtín dụngđầu tư tại Ngân hàng Pháttriển Việt

2.2.3. Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn Tín dụngđầu tư của Ngân hàng

Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn TDĐT là một tập hợp các hoạt động xem xét, phân tích, đánh giá các nội dung của dự án. Thơng thường, quy trình tổ chức thẩm định dự án vay vốn TDĐT của NHPT được tiến hành theo trình tự như sau:

* Thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định tín dụng tại Chi nhánh (Lưu

đồ tại Phụ lục 01 – Thẩm định chi tiết và quyết định tín dụng tại Chi nhánh) - Hướng dẫn, rà soát hồ sơ vay vốn.

+ (1): Khách hàng gửi bộ hồ sơ vay vốn TDĐT tới Chi nhánh để Chi nhánh thực hiện thẩm định.

+ (2): Tại Chi nhánh, bộ phận văn thư tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn TDĐT và tiếp chuyển đến Giám đốc Chi nhánh để chỉ đạo Phịng chủ trì thẩm định (Sau đây gọi tắt là Phịng chủ trì) tiến hành việc thẩm định, đề xuất tín

dụng hoặc chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Phó Giám đốc phụ trách phịng chủ trì thẩm định (nếu cần). Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn TDĐT, Phịng chủ trì tiến hành ngay việc rà sốt hồ sơ.

+ (3),(4): Trường hợp bộ hồ sơ còn thiếu theo quy định của NHPT, Phịng chủ trì báo cáo Giám đốc đề nghị Khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ theo quy định, có thể thơng qua văn bản hoặc tổ chức làm việc trực tiếp với khách hàng (trường hợp tổ chức làm việc với khách hàng phải có Biên bản làm việc).

Ghi chú:

Đối với các trường hợp phải báo cáo Tổng Giám đốc NHPT trước khi tiếp nhận thẩm định hồ sơ vay vốn TDĐT, Chi nhánh thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHPT.

- Thẩm định

+ (5), (6): Trường hợp bộ hồ sơ vay vốn TDĐT đầy đủ theo quy định, Phịng chủ trì tiến hành lấy ý kiến tham gia của Phòng phối hợp (nếu cần) làm cơ sở thẩm định, đề xuất tín dụng.

Phịng phối hợp thực hiện tham gia ý kiến trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được quy định, phân cơng.

Sau khi có ý kiến tham gia của Phịng phối hợp, Phịng chủ trì thực hiện việc thẩm định dự án theo nội dung hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHPT làm cơ sở lập Báo cáo thẩm định tổng hợp.

+ (7), (8), (9): Trường hợp dự án cịn tồn tại, có những nội dung cần phải làm rõ, Phòng chủ trì báo cáo Giám đốc Chi nhánh để đề nghị Khách hàng thực hiện thuyết minh, giải trình thơng qua văn bản hoặc tổ chức làm việc trực tiếp với khách hàng (trường hợp tổ chức làm việc với khách hàng phải có Biên bản làm việc).

+ (10), (11): Trường hợp dự án đủ điều kiện để ra quyết định cho vay, Phịng chủ trì lập Báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định.

Giám đốc Chi nhánh xem xét tổng thể nội dung thẩm định để có quyết định phù hợp thẩm quyền.

+ (12), (13), (14): Trường hợp dự án thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh xem xét để có văn bản quyết định việc từ chối/chấp thuận cho vay (kèm các điều kiện, yêu cầu (nếu có)).

+ (15): Trường hợp dự án không thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh trình Tổng Giám đốc.

* Thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định tín dụng tại Trụ sở chính

(Lưu đồ tại Phụ lục 02 – Thẩm định chi tiế và quyết định tín dụng tại Trụ sở chính)

- Rà sốt hồ sơ:

+ (1): Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ từ Chi nhánh, bộ phận văn thư tiếp chuyển đến Ban Tín dụng đầu tư (khơng phân biệt nhóm dự án).

+ (2), (2’): Ban Tín dụng đầu tư thực hiện rà soát hồ sơ của Chi nhánh trên cơ sở quy định về hồ sơ gửi tới Trụ sở chính, đồng thời định kỳ hàng tuần Ban Tín dụng đầu tư tổng hợp, tóm tắt về tình hình tiếp nhận hồ sơ thẩm định, báo cáo Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng biết và có chỉ đạo (nếu cần thiết).

+ (3), (4), (5): Trường hợp hồ sơ khơng đầy đủ theo quy định, Ban Tín dụng đầu tư báo cáo Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét, báo cáo Tổng Giám đốc NHPT (trường hợp Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng xét thấy cần thiết) để có văn bản gửi Chi nhánh hoặc tổ chức cuộc họp yêu cầu Chi nhánh thực hiện bổ sung theo quy định (riêng trường hợp tổ chức họp phải có Biên bản cuộc họp hoặc Thơng báo kết luận của người chủ trì cuộc họp).

- Thẩm định:

+ (6), (7): Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Ban Tín dụng đầu tư thực hiện gửi bộ hồ sơ tới Ban Thẩm định và các đơn vị nghiệp vụ khác để lấy ý kiến tham gia thẩm định.

+ (8): Ban Thẩm định thực hiện thẩm định và có kết luận cụ thể đối với các nội dung thẩm định theo đề nghị của Ban Tín dụng đầu tư, lập báo cáo trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Thẩm định xem xét, có ý kiến chỉ đạo.

+ (9), (10): Trên cơ sở ý kiến của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Thẩm, Ban Thẩm định hoàn chỉnh ý kiến tham gia gửi Ban Tín dụng đầu tư tổng hợp.

+ (11): Trên cơ sở hồ sơ vay vốn, ý kiến tham gia của các đơn vị, Ban Tín dụng đầu tư thực hiện thẩm định dự án, tổng hợp kết quả thẩm định để trình lãnh đạo NHPT.

+ (12), (13), (14): Trường hợp dự án cịn tồn tại, có vấn đề cần phải làm rõ, Ban Tín dụng đầu tư báo cáo Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét, yêu cầu Chi nhánh thực hiện thuyết minh, giải trình thơng qua văn bản hoặc tổ chức cuộc họp (trường hợp tổ chức họp phải có Biên bản cuộc họp hoặc Thơng báo kết luận của người chủ trì cuộc họp)

Chi nhánh phối hợp với khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu để gửi Trụ sở chính theo quy định.

- Quyết định cho vay:

+ (15), (16), (17): Trường hợp dự án đủ điều kiện để ra quyết định cho vay, Ban Tín dụng đầu tư trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét có ý kiến chấp thuận/ hoặc không chấp thuận và trình Tổng Giám đốc NHPT.

(Đối với dự án nhóm A hoặc các dự án Tổng Giám đốc NHPT yêu cầu thơng qua Hội đồng tín dụng, Hội đồng tín dụng họp, xem xét tồn diện các

nội dung của dự án, đưa ra đề xuất về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay trình Tổng Giám đốc NHPT)

+ (18), (19), (20): Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Tổng Giám đốc NHPT theo Quy chế phân công, phân cấp về một số hoạt động của NHPT, Tổng Giám đốc NHPT xem xét, quyết định chấp thuận/hoặc từ chối cho vay và có văn bản gửi Chi nhánh.

+ (21): Trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc NHPT, Tổng Giám đốc NHPT báo cáo Người có thẩm quyền/hoặc Hội đồng quản trị (theo Quy chế phân công, phân cấp của Hội đồng quả trị) xem xét, quyết định.

Trên cơ sở ý kiến của người có thẩm quyền quyết định theo phân công, phân cấp hoặc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHPT chỉ đạo triển khai thực hiện.

(Căn cứ văn bản của Trụ sở chính, Giám đốc Chi nhánh có văn bản gửi tới khách hàng thông báo về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay kèm các điều kiện, yêu cầu (nếu có)).

2.2.4. Thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2017-2019

Trong giai đoạn qua, cơng tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh ln tn thủ đúng quy trình TDĐT mà NHPT ban hành.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của Chủ đầu tư, phịng Tín dụng và phịng Tổng hợp tiến hành thẩm định độc lập. Phịng Tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của Chủ đầu tư (các nội dung thẩm định bao gồm: phân tích năng lực quản lý của chủ đầu tư, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá số vốn tự có chủ đầu tư có thể bỏ ra...). Phịng Tổng hợp thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay (các nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định tổng mức đầu tư dự án, tính khả thi của các nguồn vốn tham gia, thẩm định nguồn trả nợ của dự án, kế

hoạch trả nợ, phân tích các yếu tố rủi ro, phân tích độ nhạy của dự án, thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án).

Chi nhánh đã tích cực phối hợp với các Sở, ban, ngành, khách hàng để tìm kiếm dự án đúng đối tượng theo quy định, đủ điều kiện để thẩm định cho vay, góp phần tăng trưởng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo. Kiên quyết từ chối không cho vay đối với các dự án không đủ điều kiện vay vốn tại NHPT.

Từ năm 2017 đến nay, Chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định hơn 10 dự án, trong đó số dự án chấp thuận cho vay chỉ được 01 dự án.Việc thẩm định dự án đầu tư đã kết hợp khá chặt chẽ các nội dung trong một qui trình thống nhất, đặc biệt là thẩm định các yếu tố thị trường, kỹ thuật, tình hình tài chính của chủ đầu tư, thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Song song với q trình đó, việc thẩm định về mặt pháp lý, công nghệ, kinh tế - xã hội cũng được coi trọng và xem xét một cách đầy đủ, toàn diện bảo đảm cho dự án có hiệu quả cao khi đi vào khai thác sử dụng.

Ngồi những phân tích, đánh giá và đưa ra các kết quả, quá trình thẩm định cũng góp phần phát hiện và đề nghị sửa chữa kịp thời những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình lập dự án của Chủ đầu tư, đồng thời kế thừa, đúc rút kinh nghiệm thẩm định của các dự án trong cùng một lĩnh vực, đảm bảo các qui định của Nhà nước và tăng tính khả thi khi dự án được triển khai.

Bên cạnh những thành tựu trên,công tác nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế, đó là:

- Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của Chủ đầu tư còn hạn chế do

thiếu thông tin. Thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định tại Chi nhánh NHPT Gia Lai chủ yếu do các chủ đầu tư cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu bổ sung căn cứ chứng minh. Các thông tin về thị trường chủ yếu xác định theo qui hoạch, định hướng của Nhà nước

qua các văn bản và sự đánh giá bằng kinh nghiệm của chính các cán bộ thẩm định. Ngoại trừ mức độ tin cậy của các thông tin về ngành xi măng, điện,…, đối với các dự án thuộc các lĩnh vực sản xuất khác việc thu thập thông tin dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường thực sự là rất ít do khơng có đủ thời gian, lực lượng, phương pháp, chi phí nên cịn có một số thơng tin không thu thập và kiểm tra được, đặc biệt là các thông tin về đầu ra của sản phẩm như: giá bán và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó trong tương lai…

- Một số dự án thẩm định có hiệu quả nhưng khi triển khai vào hoạt động vẫn gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới khơng thanh tốn được nợ cho Ngân hàng đúng kế hoạch buộc Ngân hàng phải sử dụng các biện pháp tín dụng như: điều chỉnh thời gian trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ trong kỳ, hoặc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro như: gia hạn nơ, khoanh nợ...

- Trong quá trình tác nghiệp từ khâu thẩm định đến khâu cho vay và

hoàn trả nợ vay, việc phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ còn chưa chặt chẽ, việc thẩm định các chỉ tiêu của dự án còn độc lập, thiếu sự đồng bộ dẫn đến việc kết luận tính hiệu quả của dự án đơi khi cịn chưa sát thực.

- Công tác tổ chức, quản lý trong hoạt động thẩm định tài chính dự án

cịn có sự trùng lắp, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định đối với kết quả thẩm định chưa rõ ràng.

Đối với những dự án không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh thì trải qua hai lượt thẩm định: Tại Chi nhánh NHPT Gia Lai và tại Hội sở chính của NHPT Việt Nam. Cả hai bước thẩm định này đều dựa trên cùng một hồ sơ, tài liệu theo qui định của NHPT Việt Nam và các kết quả thẩm định về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, khi xảy ra rủi ro dự án không trả được nợ, hoặc không trả được đầy đủ thì chỉ cán bộ tín dụng phải trực tiếp xử lý cho đến khi thu hết nợ, quyền lợi của cán bộ tín dụng cũng bị ảnh hưởng với các rủi ro này, trong khi đó quyền lợi của cán bộ thẩm định tại Chi nhánh và Hội sở chính hầu như

khơng bị ảnh hưởng và khơng phải trực tiếp đôn đốc, xử lý nợ với cán bộ tín dụng. Đây là một điểm bất hợp lý.

- Một số nội dung thẩm định chưa hợp lý:

Việc xác định phương án huy động vốn theo điều kiện để cho vay (mức vốn tự có của Chủ đầu tư tham gia vào dự án phải phù hợp với chính sách khách hàng và tối thiểu là 20% vốn đầu tư tài sản cố định) là chưa hợp lý, do các dự án phát triển thường có tổng mức đầu tư lớn, vì vậy, việc đảm bảo đủ 20% vốn tự có đối với nhiều chủ đầu tư là rất khó khăn.

Các tác động của lạm phát đến luồng tiền qua các năm đã bị bỏ qua. Trong phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định chưa đánh giá được đầy đủ các rủi ro: rủi ro khi biến động nhu cầu thị trường, biến động của thời tiết đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực dự án công nghiệp, biến động của thiên tai như bão, lũ, hỏa hoạn đối với các dự án thuộc vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn...

2.2.5. Thực trạng về cơ cấu và tăng trưởng tín dụng

Trên cơ sở số vốn chấp thuận cho vay đã được NHPT giao kế hoạch giải ngân, công tác giải ngân được thực hiện theo nhu cầu thực tế của các dự án căn cứ theo hợp đồng tín dụng đã ký, tiến độ thực hiện dự án và khả năng bố trí nguồn vốn của NHPT, được thực hiện theo quý. Vì vậy, số tiền giải ngân thực tế thường rất sát với số kế hoạch NHPT giao cho Chi nhánh NHPT Gia Lai. Thể hiện trong kế hoạch giải ngân được giao hàng năm của Chi nhánh. Kết quả cơng tác giải ngân, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2017- 2019 như sau:

Bảng 2.3: Giải ngân tín dụng đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

2017 2018 2019

11 Kế hoạch giải ngân được

giao 232.815 37.600 0

22 Số tiền giải ngân thực tế 219.600 37.600 0

3 3 Tỷ lệ giải ngân (%) 94.3% 100% 0

4 Dư nợ 1.040.600 969.600 883.600

55 Tốc độ tăng trưởng dư nợ(%)

66 Tổng số dự án cho vay 14 14 12

77 Số dự án ký HĐTD trong

năm 0 0 0

88 Số dự án giải ngân trong

năm 1 1

(Nguồn: Chi nhánh NHPT Gia Lai - Báo cáo các năm 2017-2019)

Số vốn giải ngân tín dụng đầu tư qua các năm chủ yếu là giải ngân cho các dự án chuyển tiếp từ các năm trước sang, trong đó chiếm tỷ trọng cao là các dự án vay vốn đầu tư của Nhà nước theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất 0%/năm, đó là chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chi nhánh khơng phải thẩm định cho vay.

Nhìn chung, việc mở rộng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh không thuận lợi do dự án thuộc đối tượng vay không nhiều. Về quy mô, tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2017-2019 Chi nhánh thực hiện giải ngân cho từ 03 đến 08 dự án với doanh số cho vay năm 2017 219 tỷ đồng/năm, năm 2018 37 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2019 do chưa có lãi suất để thơng báo với khách hàng

nên chưa có hướng dẫn thực hiện giải ngân. Để phản ánh cụ thể tình hình tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Gia Lai, ta đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và chương trình kinh tế:

- Theo thành phần kinh tế: Chi nhánh cho vay các dự án không phân

biệt thành phần kinh tế. Trong đó, số vốn cho vay đối với thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 57)