CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.2 Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu
1.2.3.2 Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm
Với chiến lược này, thương hiệu được xây dựng dựa trên khả năng của doanh nghiệp về cơng nghệ sản phẩm. Nói một cách khác, người ta xây dựng nên một sản phẩm dựa trên khả năng công nghệ sáng tạo, tạo ra những điểm khác biệt nổi bật
cho sản phẩm, rồi xây dựng chiến lược truyền thông để đưa sản phẩm vào thị
trường thơng qua một định vị thích hợp với tính năng, đặc điểm, lợi ích của sản
phẩm so với sản phẩm cạnh tranh.
*Điểm mạnh
- Được xem là "chậm mà chắc", ít rủi ro vì thương hiệu được dựa trên nền tảng
"một sản phẩm tốt" được hỗ trợ bởi một nền tảng nghiên cứu và phát triển mạnh. - Khơng địi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ, nhiều thương hiệu được xây dựng thậm chí khơng cần đến truyền thơng ATL.
*Điểm yếu
- Tốc độ phát triển và thâm nhập thị trường chậm hơn so với chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm. Có thể để vụt mất cơ hội, nếu đối thủ cạnh tranh
nhanh chân hơn.
- Khó đạt được định vị cao cấp trong một thời gian ngắn. - Nguy cơ khi thế mạnh của sản phẩm bị yếu đi.
HUTECH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Đinh Thái Linh
- Đòi hỏi duy trì ngân sách nghiên cứu và phát triển liên tục để không ngừng cải tiến sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới.
Chiến lược thương hiệu này phù hợp với những doanh nghiệp tập trung chú trọng vào chất lượng sản phẩm và công nghệ chuyên sâu, rất phổ biến đối với các nhóm nghành nghề thuộc thị trường B2B nơi mà người mua chọn sản phẩm vì các giá trị hữu hình (chất lượng, tính năng, lợi ích, cơng nghệ...) của sản phẩm nhiều hơn là giá trị vơ hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính,
đặc điểm của thương hiệu...).