Theo cách thức các chất ô nhiễm từ nguồn gia nhập vào nguồn nước trong vùng có thể chia các nguồn gây ô nhiễm nước ra làm 2 loại: Nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện.
• Nguồn tập trung (hay nguồn điểm): Là nguồn nước thải từ các nhà máy, các khu tập trung dân cư chảy vào sông qua các cửa xả tại một vị trí có thể cho phép đo đạc để xác định lưu lượng, thành phần và chất lượng nước thải. Trong thực tế kiểm soát ô nhiễm nước có thể thông qua điều tra, kiểm soát tại thực địa để xác định các nguồn thải tập trung và kiểm soát chúng. Nguồn ô nhiễm có thể thấy rõ nhất là tại các cống xả nước thải của các cơ sở công nghiệp trực tiếp vào sông.
• Nguồn phân tán (hay nguồn diện): Là nguồn các chất ô nhiễm nhập vào nước sông phân tán dọc theo chiều dài sông, không có vị trí xác định nào cả nên dẫn đến ô nhiễm trên diện rộng và khó khăn trong việc xác định lưu lượng chất thải. Đối với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế các chất thải chảy xuống nguồn nước thông qua các biện pháp thu gom và quản lý chặt chẽ, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư và động viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Một số loại hình của nguồn ô nhiễm phân tán là nước thải sinh hoạt và nguồn nước thải từ hoạt động nông nghiệp.
• Nguồn ô nhiễm do nước thải công nghiệp: Đó là nước thải các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán làng nghề gọi chung là nước thải công nghiệp.
• Nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: Nước thải của khu dân cư tập trung
(các thị xã, thị trấn và của các khách du lịch) và nước thải sinh hoạt của các dân cư phân tán (các hàng xả) gọi chung là nước thải sinh hoạt.
• Nguồn ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nước hồi quy sau tưới các khu canh tác nông nghiệp và nước thải của các cơ sở chăn nuôi gọi chung là nước thải nông nghiệp.
• Các nguồn ô nhiễm khác: Nước thải do nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động chung, du lịch.
Sau khi xác định được các nguồn ô nhiễm chúng ta cần phải đánh giá mức ô nhiễm nước do các nguồn này gây ra. Sau đây giới thiệu cụ thể về các ô nhiễm và đặc điểm chất lượng của mỗi nguồn.
1. Đánh giá nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp bao gồm các chất thải từ các nguồn tập trung vào cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, làng nghề.
a. Các khu công nghiệp và tình hình xả nước thải
Hiện nay trên khu vực nghiên cứu có: Khu công nghiệp Laos Indo China với các ngành nghề điển hình như khai thác chế biến thực phẩm, khu công nghiệp Laos Nhin Xieng sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Viêng Chăn ảnh hưởng vào khu vực nghiên cứu ...(xem bảng 1.9). Nước thải của khu công nghiệp thường rất đa đạng do từ ngành nghề thải ra thường mang tính axit, có hàm lượng các loại nặng và hoá chất độc hại cao. Nhưng các khu công nghiệp này đều chưa có biện pháp xử lý nước thải hoặc nếu có chỉ mới ở mức sơ bộ chưa đảm bảo các tiêu chuẩn xả thải.
b. Nhận xét đánh giá
Từ tình hình kinh tế của hoạt động công nghiệp trong vùng nghiên cứu có thể nêu lên một số nhận xét đánh giá về ô nhiễm nước thải công nghiệp như sau:
• Ô nhiễm do nước thải công nghiệp trong vùng nói chung chưa nghiêm trọng, xảy ra ô nhiễm cục bộ tại sau cửa xả một số cơ sở công nghiệp do nước thải không được xử lý, nhưng do lưu lượng nước sông lớn hoà loãng nên đã khắc phục được sự ô nhiễm. Đồng thời và nước thải hiện nay chưa nhiều, một số khu công nghiệp lớn đang quá trình xây dựng chưa hoạt động, các cơ sở hiện có quy mô đang còn nhỏ.
• Hiện nay, ô nhiễm cục bộ đã xảy ra ở một số các địa điểm tập trung quanh khu công nghiệp tỉnh Viêng Chăn đoạn sông hạ du trong phạm vi của 6 huyện ven sông Nam Ngum chỉ có huyện Thoulakhom và Xaythany đang chịu áp lực của ô nhiễm công nghiệp.
2.2.2.Đánh giá nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt
Theo số liệu điều tra mới 2011, dân số riêng 6 huyện ven sông là 382,549 người, mật độ dân số trung bình là 45người/km2
. Mật độ trung bình toàn tỉnh (xem bảng 2.1). Điều này chứng tỏ mật độ dân số vùng sông cao hơn rất nhiều so với vùng khác. Trong đó, mật độ dân số tập trung nhiều nhất tại huyện Xaythany (261 người/ km2) và giảm dần xuống phía Bắc (huyện Keo Oudom 54 người/ km2
).
Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các huyện vùng ven sông Nam Ngum
TT Huyện Số xã Dân số (người) Diện tích (ha) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Xaythany 11 168.684 64.685 261 2 Parkngum 6 44.776 46.000 98 3 Naxaithong 6 67.643 70.800 96 4 Keo Oudom 5 19.202 36.038 54 5 Phonhong 8 71.105 38.993 183 6 Thoulakhom 7 96.782 58.710 164
Nguồn: Theo niên giám thống kê của tỉnh Viêng Chăn {15}
• Các khu dân cư tập trung khu vực nghiên cứu có 6 huyện mật độ dân số ở khu vực cao. Nước thải sinh hoạt hầu hết chưa được xử lý hệ thống nước thải của các khu dân cư tập trung đều xả trực tiếp vào hệ thống kênh thoát nước chung hoặc xả trực tiếp ra kênh mương sau đó đổ ra hệ thống các cửa lạch và đổ vào sông Nam Ngum. Riêng thị xã Thangone vào mùa du lịch có thêm lượng nước thải sinh hoạt đáng kể của khách du lịch, và cũng chịu ảnh hưởng của nước thải tỉnh Viêng Chăn.
• Nhận xét đánh giá: Từ tình hình nước thải sinh hoạt như trên, rút ra được nhận xét ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong vùng như sau:
1. Các đoạn sông chảy qua các khu đô thị lớn: Tỉnh Viêng Chăn đã bị tác động ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt của tỉnh Viêng Chăn. Tuy nhiên do lưu lượng nước sông lớn nên dòng sông có thể pha loãng làm sạch sau đó.
2. Các sông, lạch khu vực thị trấn các huyện do quy mô dân số các thị trấn còn nhỏ, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt còn thấp nên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nước của các sông, lạch chảy qua các khu vực này, tuy nhiên độ ô nhiễm chưa đáng kể.
Vùng ven sông Nam Ngum cũng là vùng phát triển trong tương lai của tỉnh, trong đó chủ yếu là phát triển đô thị. Dân số trong vùng sau 10 năm tới sẽ có sự biến động với xu thế dân số tăng và tập trung nhiều hơn do các tỉnh mở rộng công nghiệp, du lịch phát triển.
Áp lực ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sẽ thay đổi theo hướng gia tăng rất nhanh tập trung tại khu vực tỉnh Viêng Chăn và thị trấn huyện. Nếu cứ duy trì như tình trạng hiện nay tức là nước thải sinh hoạt không được xử lý nước mà chảy trực tiếp ra sông thì ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong nhiều khu vực sẽ không thể tránh khỏi và sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Theo quy hoạch phát triển, dự kiến dân số vùng nghiên cứu đến năm 2020 như bảng 2.2
Bảng 2.2: Dự kiến dân số của tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020
TT Huyện Dân số (người)
1 Xaythany 231.018 2 Parkngum 59.084 3 Naxaithong 79.255 4 Keo Oudom 20.589 5 Phonhong 79.005 6 Thoulakhom 98.125
Nguồn: Theo niên giám thống kê của tỉnh Viêng Chăn {15}
Mật độ dân số vùng nghiên cứu so với mật độ trung bình các huyện, vùng khác là cao, từ đó có thể thấy nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt cũng đáng kể nhất là tương lai khi dân số gia tăng, đây cũng là một nguồn ô nhiễm cần kiểm soát.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí các huyện và dân số
2.2.3.Đánh giá ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm như: 1. Nước thải hồi quy sau tưới từ các khu canh tác
2. Nước thải do hoạt động chăn nuôi trong khu vực - Các khu nông nghiệp và diện tích canh tác:
Dân cư vùng ven sông Nam Ngum, nhìn chung sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa và hoa màu. Trong vùng, huyện có diện tích canh tác nông nghiệp trồng lúa và hoa màu có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất là huyện Xaythany, Parkngum, Thoulakhom, Naxaithong, Phonhong và nhỏ nhất là huyện Keo Oudom.
Bảng 2.3: Bảng phân bố diện tích đất nông nghiệp vùng ven sông Nam Ngum
TT Huyện Diện tích nông nghiệp (ha)
1 Xaythany 28.641 2 Parkngum 21.412 3 Naxaithong 12.351 4 Keo Oudom 4.261 5 Phonhong 11.201 6 Thoulakhom 15.461
Nguồn: Viện nghiên cứu NN và LN, phòng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Viêng Chăn {7}
• Vấn đề sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu:
Do canh tác nông nghiệp trong vùng chủ yếu là lúa nên khu vực canh tác thường tập trung ở ven sông để thuận tiện cho việc tưới tiêu. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón hoá học và thuốc trừ sâu được nhân dân sử dụng bừa bãi không theo quy định những loại và lượng dùng. Họ thường sử dụng các loại thuốc có tính độc tố cao và thời gian tồn dư lâu dài, lượng phân bón hoá học lớn gây ra hiện tượng dư thừa, dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước hồi quy sẽ chảy ra các sông suối hoặc ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.
• Đánh giá nhận xét:
1. Đây là vùng hoạt động nông nghiệp là chính với diện tích canh tác rải đến trong các huyện. Việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc từ sâu hiện nay đang cao
và chưa kiểm soát được. Ô nhiễm do nông nghiệp ở đây chủ yếu là ô nhiễm chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng trong kênh tiêu và sông, lạch trong vùng. Nó làm cho rong rêu phát triển ngăn cản dòng chảy nước, gây mất cảnh quan môi trường và còn làm suy giảm hàm lượng oxy hoà tan, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thuỷ sinh trong vùng.
2. Chất độc hại trong thuốc trừ sâu có tác hại lâu dài thông qua tích tụ sinh học ảnh hưởng đến người dân trong vùng. Vấn đề kiểm soát nguồn ô nhiễm này cũng cần phải đặt ra và tính toán đánh giá. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm này rất khó để nhận biết, và thường trong quản lý bảo vệ môi trường ta hay bỏ qua, lãng quên do ảnh hưởng tác hại của nó rất lâu dài.
2.2.4. Các nguồn ô nhiễm khác
a. Diện tích nuôi cá trong ao và sông.
Do vùng nghiên cứu nằm ở vùng đồng bằng sông Nam Ngum với 161 Km. Bờ sông trải rộng thực tế và khá nhiều bãi bồi tích tụ nhiều chất bùn bã hữu cơ cao nên rất thuận tiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Trong tương lai ngành nuôi trồng thuỷ sản vùng sẽ ngày càng tăng được mở rộng. Hiện tại diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân bố như sau:
Bảng 2.4: Bảng phân bố diện tích nuôi cá trong vùng hạ du sông Nam Ngum
TT Huyện Diện tích đất nuôi cá trên ao và sông (ha)
1 Xaythany 405 2 Parkngum 516 3 Naxaithong 746,5 4 Keo Oudom 318 5 Phonhong 300,6 6 Thoulakhom 526,4
Nguồn: Viện nghiên cứu NN và LN, phòng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Viêng Chăn (2012) {7}
Theo bảng số liệu phân bố diện tích chăn nuôi trên, ngành chăn nuôi phát triển nhất vẫn là huyện Naxaithong và nhỏ nhất là huyện Thoulakhom.
Hiện nay ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển dài khắp vùng, tuy nhiên nó cũng hình thành được một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung hình thức nuôi trồng thuỷ sản là nuôi cá, tôm.... và dưới hình thức quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tập trung chính ở huyện Naxaithong, đây là một vùng gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh do thức ăn thải, các mầm bệnh trong ao nuôi cá sản thải ra các chất thải không được xử lý sẽ gây suy giảm chất lượng nước và môi trường thuỷ sinh vật xung quanh. Nguồn ô nhiễm này tập trung chủ yếu ở vùng có diện tích thâm canh, còn diện tích nuôi quảng canh và bán thâm canh cho ăn thừa nhiều nguồn ô nhiễm này sẽ tác động lên dải đất ven sông.
b. Du lịch và dịch vụ
Đặc điểm du lịch, dịch vụ:
Theo phương hướng phát triển du lịch sông Nam Ngum, Thangone được xác định trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IV, tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã chỉ rõ “...phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, các di tích văn hoá và lễ hội, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, giáo dục và nâng cao trình độ văn minh du lịch, có chính sách hợp lý, thu hút đầu tư theo nguyên tắc có trọng điểm, theo quy hoạch ....” du lịch sông Nam Ngum là thế mạnh của du lịch Viêng Chăn mà chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, bao gồm các điểm du lịch như sau:
+ Các nhà bè nằm trải dọc trên sông Nam Ngum.
+ Các cửa hàng, nhà nghỉ, nhà hàng và khu du lịch bằng thuyền.
• Đánh giá nhận xét ảnh hưởng của khu du lịch đến môi trường nước
Hiện nay, trong vùng ô nhiễm do hoạt động du lịch tập trung theo thời vụ như các cửa hàng bè trên sông nơi nghỉ mát ở Thangone.
Nguồn ô nhiễm bao gồm: Nước thải nhà hàng, khách sạn, rác thải hoạt động dân sinh đổ xuống bãi sông, dầu mỡ của các hoạt đọng giao thông vận tải... có thể gây ô nhiễm dầu và ảnh hưởng đến môi trường dịch vụ bãi tắm. Quy mô hiện nay
của hoạt động dịch vụ ở Thangone ở mức độ cao, đặc biệt là số lượng khách du lịch thuộc loại cao ở miền Trung. Đây là áp lực rất lớn đến quản lý chất thải và ô nhiễm trong khu vực.
2.3. TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM
Trong phần này luận văn đi vào tính toán tải lượng các chất ô nhiễm cho vùng nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm tới thời gian tính toán là mùa kiệt vì khi đó tác động ô nhiễm là lớn nhất do nước trong hệ thống sông, kênh, lạch.... ít và tính chi tiết cho từng huyện, thị trấn, thị xã.
Để tính toán tải lượng chất ô nhiễm luận văn sẽ lựa chọn các thông số chất lượng nước đặc trưng cho từng loại ô nhiễm như sau:
- Ô nhiễm vật lý: Lựa chọn thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng.
- Ô nhiễm hữu cơ: Lựa chọn thông số BOD5 làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng.
- Ô nhiễm vô cơ: Do vùng nghiên cứu chịu tác động của các chất dinh dưỡng vô cơ có trong nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp nên chọn nhóm các chất dinh dưỡng vô cơ là tổng N, tổng P, làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng.
Trong điều kiện nghiên cứu của luận văn và do thời gian hạn chế chỉ lựa chọn các thông số đặc trưng trên.
Việc tính toán tải lượng các chất ô nhiễm được tiến hành theo cách thức như sau: • Tính tải lượng chất ô nhiễm lần lượt cho từng chất ô nhiễm nói trên
• Với mỗi chất ô nhiễm tính tải lượng sinh ra từ tất cả các nguồn thải khác nhau rồi cộng lại cho toàn vùng.
• Tổng hợp lại sẽ được tải lượng chất ô nhiễm cho vùng nghiên cứu
• Tính áp lực ô nhiễm của từng chất ô nhiễm cho các khu vực (huyện) trong vùng nghiên cứu làm cơ sở để phân tích, nhận xét.
Sau đây là kết quả tính toán, đánh giá các tải lượng ô nhiễm cho từng nguồn một:
2.3.1. Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
a. Giới thiệu chung:
Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt của các khu đô