Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 115 - 117)

Vận dụng chiến lược trên đối với vùng nghiên cứu có thể thấy rằng: Ô nhiễm hiện nay chưa nghiêm trọng nên chưa cần quan tâm đến và khắc phục mà phải tập trung chính vào vấn đề phòng ngừa. Để làm được việc này phải có các giải pháp như sau:

1) Giải pháp 1:

- Thực hiện nghiêm chỉnh công tác đánh giá tác động môi trường: Tất cả các cơ sở phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi được phê duyệt dự án.

- Kiểm soát tốt biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là vấn đề thực hiện hệ thống xử lý nước thải. Tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện có hệ thống xử lý nước thải như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2) Giải pháp 2:

- Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm của tỉnh: Phải xây dựng một kế hoạch và sau đó thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.

3) Giải pháp 3:

Cải tiến tổ chức và tăng cường quản lý bảo vệ môi trường nước bao gồm:

Tăng cường thanh tra giám sát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để giảm áp lực ô nhiễm của các cơ sở gây ô nhiễm. Muốn làm được điều này thì phải:

- Nâng cao năng lực của các cơ quản lý môi trường địa phương, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy mọc phục vụ cho công tác chuyên môn và các chế tài xử lý.

- Việc thanh tra phải làm chặt chẽ không nhân nhượng, thanh tra phải kết hợp với xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện có hiệu quả các quy ðịnh về xử lý nước thải của các cơ sở công nghiệp và tiến tới cấp phép xả nước thải. Muốn vậy phải làm:

- Quản lý việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, nếu các cơ sở nào vượt quá quy chuẩn thì yêu cầu phải có hệ thống xử lý.

- Có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện xử lý nước thải bao gồm cả phương pháp kỹ thuật, nguồn vốn ví dụ sử dụng vốn vay của quỹ bảo vệ môi trường và kiểm soát vấn đề thực hiện. Vấn đề này thuộc Sở TN và MT và các doanh nghiệp, tập trung chủ yếu là các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Có phải một hệ thống giám sát môi trường và thiết bị, đặc biệt là giám sát chất lượng nước thải, chất lượng nước của sông lạch để phát hiện xử lý. Muốn vật phải xây dựng mạng lưới giám sát đáp ứng như sau:

(1) Giám sát nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt là cửa ra (2) Giám sát chất lượng nước sông sau các cửa xả nước thải chính của vùng (3) Giám sát chất lượng nước sông đã có ảnh hưởng của các nguồn thải ở trung và thượng lưu đổ về

(4) Giám sát các vùng sông ven bờ đặc biệt là các nhà hàng nằm dải dọc ven bờ sông Nam Ngum.

Đối với mỗi vùng cụ thể thì chọn các thông số giám sát phù hợp với đặc điểm chất lượng nước cũng như nguồn nước sử dụng và có tần suất lấy mẫu phù hợp với

yêu cầu. Số liệu giám sát phải được chỉnh lý và đánh giá chất lượng nước một cách thống nhất và đưa vào các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý

4) Giải pháp 4:

Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của tất cả các thành phần có liên quan bao gồm:

- Những người quản lý

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ - Cộng đồng

Trong tất cả các giải pháp trên ưu tiên thì các giải pháp về kiểm soát để giảm chất ô nhiễm tại nguồn và giải pháp về tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả cần chú trọng đúng mức đồng thời kết hợp thêm các giải pháp khác.

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)