Phân tích xác định các vùng có nguy cơ cao đối với ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 112 - 114)

a. Phân tích các nguồn gây ô nhiễm trong tương lai giai đoạn năm 2020

Qua kế hoạch phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp và đô thị có thể thấy một số vùng có thể là nguồn gây ô nhiễm như sau:

(1) Khu vực huyện Xaythany

Huyện Xaythany là một huyện lớn thuộc thủ đô Viêng Chăn trong tương lai sẽ trở thành một huyện lớn với số dân có thể đến 231.018 người, đây là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn như: KCN ở Pak Sap (Bảng 1.9) cho thấy đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn và gây áp lực lên chất lượng nước của khu vực đặc biệt là ở Thangone.

(2) Khu vực xung quanh thị trấn của các huyện

Trong vòng 7 năm nữa các thị trấn các huyện cũng phát triển theo hướng tăng dần các hoạt động công nghiệp và dịch vụ và nó sẽ trở thành các đô thị loại vừa với các cụm công nghiệp xung quanh thị trấn. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm.

(3) Vùng nuôi trồng thủy sản

Tập trung ở khu vực vùng ven sông với huyện Naxaithong và huyện Phonhong. Ở đây nó sẽ phát triển thành các khu nuôi trồng thủy sản tập trung và đây cũng là nguồn gây ô nhiễm.

(4) Một số khu vực dịch vụ

Trong vùng có một số khu vực dịch vụ đặc biệt là ở Thangone các nhà hàng bè dọc trên sông và du lịch bằng thuyền. Theo kế hoạch sẽ phát triển thành các khu du lịch có quy mô lớn, hàng năm vào mùa hè ở đây tiếp nhận một lượng khách du lịch lớn nên đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm.

b. Đánh giá các vùng có nguy cơ ô nhiễm nước

Qua phân tích như trên kết hợp với dự báo tải lượng ô nhiễm các khu vực có thể rút ra các khu vực có nguy cơ ô nhiễm như sau:

(1) Vùng có nguy cơ ô nhiễm cao: bao gồm hai vùng

- Đoạn sông Nam Ngum chảy qua các huyện thuộc thủ đô Viêng Chăn tới cửa sông Mekong: Đoạn sông này sẽ chịu áp lực ô nhiễm phát triển từ sinh hoạt và công nghiệp của huyện Xaythany với tải lượng (TSS= 21.046 kg/ngày, BOD5 = 9.413 kg/ngày) nên nguy cơ ô nhiễm của khu vực này cao nếu không có biện pháp kiểm soát giảm chất thải tại nguồn thì sẽ quá mức độ chịu đựng của dòng sông và ô nhiễm nước sẽ không tránh khỏi.

- Khu vực Pak Sap: Với tải lượng các chất ô nhiễm KCN Pak Sap (TSS= 339,36 kg/ngày, BOD5 = 20,89 kg/ngày) là rất lớn nên đây cũng là một vùng có nguy cơ cao, nếu không có biện pháp xử lý thì đây là vùng rất nghiêm trọng.

(2) Vùng có nguy cơ ô nhiễm mức trung bình

- Các khu nghỉ mát, nhà hàng bè dọc trên sông: Vùng này nằm ở gần cầu Thangone, hàng năm chịu ảnh hưởng ô nhiễm các hoạt động du lịch dịch vụ vào mùa hè nên chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các chất ô nhiễm do sinh hoạt gây ra.

- Các thị trấn, huyện: Các thị trấn huyện là nơi tập trung dân cư của các huyện và một số các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

(3) Vùng có nguy cơ ô nhiễm thấp

Đó là các vùng nuôi trồng thủy sản do quy mô của khu vực này còn nhỏ chưa phát triển mấy nên chất thải còn ở mức độ ít chưa nhiều.

- Theo phân tích như trên cần phải có kế hoạch để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là các vùng có nguy cơ cao. Vấn đề này sẽ được xem xét trong phần sau.

4.4.ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC4.4.1. Lồng ghép chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đối với quản lý bảo

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)