Từ tất cả các kết quả nghiên cứu trên đặc biệt là kết quả phân tích các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước có thể rút ra các nhận xét sau đây về chất lượng nước.
Đặc điểm các vị trí lấy mẫu là những nơi có địa hình rất thấp (vùng trũng) so với toàn bộ lưu vực sông nên nó là nơi tích tụ nước từ thượng nguồn đổ về, trong
điều kiện nó tích tụ các vật chất kể cả chất ô nhiễm từ bên trên. Chính vì vậy chất lượng nước của nó một mặt chịu ảnh hưởng của các nguồn thải tại chỗ và ảnh hưởng tích lũy của các chất ô nhiễm phía trên. Qua phân tích số liệu trên cho thấy:
- Độ pH : Kết quả độ pH cho thấy chất lượng nước của các điểm vị trí đo đạc có tính kiềm tương đối cao do ảnh hưởng của điều kiện đất đai và tình hình ngập úng, ảnh hưởng địa hình của khu vực.
- Ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua thông số DO cũng chưa thấy rõ, tuy nhiên theo một số đánh giá của Sở TNMT cũng như một số nghiên cứu khác cho thấy nó ở mức độ nhẹ tại một số khu vực sông chảy qua các thị trấn mà điều này chưa thể hiện được trong chuỗi số liệu luận văn sử dụng do chưa đo được TSS, BOD5, COD và các bộ thông số kim loại nặng. Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản các ô nhiễm hữu cơ có khả năng gia tăng.
- Về ô nhiễm các chất dinh dưỡng cũng chưa đánh giá được cụ thể do các mẫu quan trắc luận văn sử dụng cũng không có số liệu phân tích về N,P. Tuy nhiên do đây là vùng nông nghiệp. Việc sử dụng phân bón hóa học là phổ biến nên ô nhiễm các chất dinh dưỡng đều có thể xảy ra ở mức độ nhất định và cũng cần phải có biện pháp xem xét để kiểm soát chặt chẽ trong tương lai.
- Kết hợp với kết quả tính toán ô nhiễm ở chương 2 cũng có thể thấy rằng trong vùng này một số khu vực có khả năng xuất hiện và gia tăng ô nhiễm trong tương lai đó là chất lượng nước đoạn cầu Thangone, là nơi tiếp nhận và tích tụ chất ô nhiễm của khu công nghiệp và huyện Xaythany mà tải lượng các chất ô nhiễm chắc chắn sẽ ra tăng rất nhanh trong tương lai. Mặt khác, trong tương lai cùng với gia tăng dân số, đặc biệt là các khu vực thị trấn các huyện cho nên phần các đoạn sông chảy qua các thị trấn này và khu vực hạ lưu cũng là vùng bị tác động cần phải quan tâm.
3.5. KẾT LUẬN CHUNG
- Áp lực ô nhiễm cũng đã ở mức độ cao tại một số các khu vực, đặc biệt là vùng tập trung dân cư và khu công nghiệp tiềm năng gây ô nhiễm lớn sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho nguồn nước tai khu vực này, điển hình là vùng hạ du đoạn cầu Thangone.
- Tuy nhiên nhìn chung thì ô nhiễm trong toàn vùng hiện nay là chưa gay cấn (trừ những khu vực đông dân cư ở trên), đó là do khả năng pha loãng tự làm sạch của con sông.
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong tương lai sẽ đe dọa các đoạn sông, chảy qua các vùng đông dân cư như thị trấn các huyện, khi quy mô các thị trấn mở rộng gia tăng.
- Ô nhiễm công nghiệp cũng cần phải quan tâm tại các khu công nghiệp tập trung như: KCN Pak Sap nó có tiềm năng gây ô nhiễm cho hạ lưu sông Nam Ngum. Đây là một vấn đề cần kiểm soát.
- Ô nhiễm do nông nghiệp cũng là một nguồn ô nhiễm tiềm năng lớn đối với toàn vùng do đây là vùng hoạt động nông nghiệp lớn (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu). Đây cũng là một nguồn ô nhiễm cần phải quan tâm.
CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NAM NGUM
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Qua các chương trên luận văn đã tính toán, đánh giá tải lượng ô nhiễm tiềm năng cho toàn vùng và đánh giá được chất lượng nước trong vùng qua các số liệu thực tế đo đạc. Từ những đánh giá trên về chất lượng nước và để bảo vệ chất lượng nước trong vùng hiện này cũng như trong tương lai, luận văn đề xuất giải pháp về quản lý bảo vệ chất lượng nước vùng nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá về quản lý bảo vệ chất lượng nước trong vùng nghiên cứu hiện nay. - Phân tích xác định vùng có nguy cơ cao đối với ô nhiễm nước do ảnh hưởng gia tăng các hoạt động phát triển kinh tế xã hội bên trong khu vực và khu vực thượng lưu.
- Lồng ghép các chiến lược, chính sách môi trường quốc gia để xem xét đề xuất các định hướng cũng như giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước trong vùng nghiên cứu.
Sau đây luận văn sẽ đi vào nội dung cụ thể:
4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY