a. Công nghiệp
Đầu tư phát triển công nghiệp mạnh mẽ làm thay đổi dần cơ cấu kinh tế trong vùng. Đầu tư công nghiệp phải làm ngành mũi nhọn, chủ đạo trong vùng.
Trước mắt phải đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, giảm nhập khẩu, tăng cường sản xuất phân bón vô cơ, phân vi sinh, để phục vụ cho nông nghiệp. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng giá trị hàng hoá và khuyến khích người nông dân sản xuất. Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có tăng cường sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng tại chỗ và tiến tới xuất khẩu.
Đặt cơ sở nền móng và tiến tới sản xuất các loại máy móc, công cụ trong vùng. Để lĩnh vực công nghiệp phát triển cần có luật đầu tư nước ngoài hợp lý để hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Hiện tại toàn vùng công nghiệp chưa phát triển, mới chỉ hình thành khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ nằm rải rác tại các địa phương tập trung vào công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm và một số ngành công nghiệp nhẹ.
Bảng 1.9: Các khu công nghiệp tập trung VĐB ven sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn
Các nhà máy Vị trí Diện tích (ha)
Nhà máy sản xuất VLXD Pak Sap, Huyện Xaythany 25,6 Chế biến thực phẩm Tan Piew, Huyện Naxaithong 15 Nhà máy dệt nhuộm Linh San, Huyện Thoulakhom 8
Sản xuất phân bón Pakngum, Huyện Parkngum 17
Hình 1.5: Bản đồ xác định vị trí các khu công nghiệp của vùng nghiên cứu
b. Nông nghiệp
Đây là vùng nông nghiệp phát triển lâu đời, dân cư trong vùng sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống như trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương...Trong đó sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là chủ yếu.
Theo niên giám thống kê tỉnh Viêng Chăn năm 2012 diện tích nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông được phân bố như các bảng 1.10, 1.11 và 1.12.
Bảng 1.10: Phân bố diện tích trồng lúa vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn
TT Huyện Cả năm Diện tích lúa (ha) Đông xuân
Mùa 1 Xaythany 19.517 5.194 14.323 2 Parkngum 15.871 4.671 11.200 3 Naxaithong 11.95 4.200 7.750 4 Keo Oudom 1.607 207 1.400 5 Phonhong 5.805 1.793 4.012 6 Thoulakhom 13.24 5.655 7.585
Bảng 1.11: Bảng phân bố diện tích hoa màu vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn
TT Huyện Ngô Diện tích hoa màu (ha) Khoai Sắn
1 Xaythany 1,2 60 - 2 Parkngum 400 25 5 3 Naxaithong 325 76 - 4 Keo Oudom 200 34 6 5 Phonhong 1,5 62 10 6 Thoulakhom 1,8 377 50
Bảng 1.12: Bảng phân bố diện tích cây công nghiệp hàng năm VDB ven sông tỉnh Viêng Chăn
TT Huyện Tổng Đậu Diện tích cây công nghiệp hàng năm (ha) tương Lạc Mía Thulá ốc
Bông ngôn Cây ăn quả 1 Xaythany 2.109,8 500 1,2 1.207 150 250 1,6 2 Parkngum 3.246 70 2 2.104 270 50 750 3 Naxaithong 2.307 54 672 985 120 61 415 4 Keo Oudom 586 64 112 125 - 45 240 5 Phonhong 1.582,5 1,5 300 350 210 80 641 6 Thoulakhom 2.445,5 1,35 580 579 543 80 650
Từ các bảng (1.10), (1.11) và (1.12) trên cho ta thấy diện tích trong vùng chủ yếu là trồng lúa nước. Trong đó diện tích trồng lúa nước lớn nhất là huyện Xaythany (19.517 ha), đến huyện Parkngum (15.871 ha), huyện Thoulakhom (13.240 ha), huyện Naxaithong (11.950 ha), huyện Phonhong (5.805 ha) và thấp nhất là huyện Keo Oudom (1.607 ha). Các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày diện tích trồng ít và được trồng ở vùng đất có địa hình cao hơn.
c. Thuỷ sản
Hiện nay các vùng ven sông Nam Ngum có tiềm năng rất lớn về phát triển thuỷ sản. Các vùng đất xung quanh là đất rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại huyện Naxaithong, huyện Thoulakhom và Parkngum có tỷ lệ số dân sống bằng nghề thuỷ sản.
Bờ sông kéo dài thuận lợi cho thuyền đánh bắt thuỷ sản. Theo nên giám thống kê của tỉnh Viêng Chăn năm 2012, số liệu nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trong vùng như sau:
Bảng 1.13: Bảng phân bố diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vùng ven sông Nam Ngum
TT Huyện Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản (ha)
1 Xaythany 405 2 Parkngum 516 3 Naxaithong 746,5 4 Keo Oudom 318 5 Phonhong 300,6 6 Thoulakhom 526,4
Nguồn: Viện nghiên cứu nông nghiệp và lâm nghiệp, phòng quy hoạch sử dụng đất (2012) {7}
Bảng 1.14: Bảng sản lượng thuỷ sản khai thác
TT Huyện Sản lượng khai thác (Tấn)
1 Xaythany 1.162 2 Parkngum 7.778 3 Naxaithong 7.907 4 Keo Oudom 11.812 5 Phonhong 15.452 6 Thoulakhom 8.713
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
• Huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là huyện Naxaithong (746,5 ha) và huyện Thoulakhom (526,4ha) đây là một huyện trọng điểm và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng.
• Huyện có dân cư sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản lớn nhất là huyện Phonhong (15.452 Tấn), huyện Keo Oudom (11.812 Tấn) và nhở nhất là huyện Xaythany (1.162 Tấn).