Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 42 - 48)

a. Cấp nước sinh hoạt đô thị và vùng nông thôn

Trong cả tỉnh có 15 công trình cấp nước sạch tập trung và trên 75% số hộ đã có nước hợp vệ sinh. Riêng huyện Xaythany có tỷ lệ hộ được cấp nước sạch cao nhất 85,9%, huyện Parkngum thấp nhất 65,7%. Nguồn nước khai thác sử dụng cho các ngành cấp nước chủ yếu là nước ngọt và nước ngầm.

Bảng 1.16: Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Viêng Chăn

STT Các huyện Công trình ctrung ấp nước sách tập Tỷ lệ hộ cấp nước hợp vệ sinh (%)

1 Xaythany 3 85,9 2 Parkngum 2 65,7 3 Naxaithong 1 77,61 4 Keo Oudom 2 75,68 5 Phonhong 3 65,75 6 Thoulakhom 2 75,33 7 Tổng 15 74,32

Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Viêng Chăn năm 2012{21}

Hiện nay, nhân dân trong vùng sử dụng chủ yếu là các nguồn nước từ nước mưa, nước mặt (sông, hồ, ao) và nước dưới đất (nước ngầm). Do sự phát triển của các ngành kinh tế xã hội nên các nguồn nước này được giảm dần về số lượng và chất lượng nước bị ô nhiễm do các chất thải chưa được xử lý triệt để nên đã xâm nhập vào nguồn nước và gây ra ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề đặt ra hiện nay, nếu sử dụng các nguồn nước này thì cần phải có biện pháp xử lý trước khi sử dụng để đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng nước.

b. Tình hình quản lý bảo vệ chất lượng nước

Về tổ chức quản lý: Hiện nay việc quản lý bảo vệ chất lượng nước do Bộ TN và MT ở các tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, và ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm. Bộ TN & MT và Sở TN & MT mới thành lập năm 2005 nên nguồn nhân lực còn thiếu thốn, ở Sở tài nguyên môi trường tỉnh Viêng Chăn chỉ có 1 hay 2 người có chuyên môn, còn ở các huyện thuộc vùng nghiên cứu không có người có chuyên môn nên vấn đề quản lý tài nguyên nước các huyện chưa được chú

trọng. Việc triển khai các hoạt động quản lý và kiểm soát ô nhiễm trong đó có ô nhiễm nước do vậy mới chỉ chủ yếu ở khu vực thành phố và vùng tập trung các cơ sở công nghiệp lớn, thí dụ:

 Quản lý chất thải và xả thải ra sông chưa được quan tâm

 Các khu công nghiệp của tỉnh Xaythany phần lớn mới xây dựng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy xí nghiệp chỉ có một số nhà máy xử lý sơ bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được phép xả ra môi trường. Nước thải công nghiệp của một số cơ sở công nghiệp thải ra các sông đã gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước khu vực sau các cửa xả.

 Các khu chôn lấp rác thải của khu đô thị, thị trấn hiện nay chưa được quy hoạch và xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến môi trường dân cư vùng xung quanh.

Các khu nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư một cách đầy đủ về quy hoạch, kênh dẫn nước cũng như xử lý nước ô nhiễm do các ao nuôi thuỷ sản, nên hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng đang là một vấn đề, nhất là những vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung cao như hình thức thâm canh ở 3 huyện Naxaithong, Thoulakhom và Parkngum.

Trong hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt các hệ thống kênh tiêu nước thường phải nhận nước thải các hộ gia đình, làng xóm, hộ chăn nuôi nước thải không được xử lý, một số đoạn kênh tiêu nước ra sông cũng bị ô nhiễm nước tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa cao.

 Về vấn đề sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu: Đã có quy định cụ thể tuy nhiên việc sử dụng chưa đúng chủng loại và nồng độ thuốc nên cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng nước các kênh, sông tiêu trong vùng.

c. Một số tồn tại

Mặc dù Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật như: Luật đất đai, luật khoáng sản, luật Bảo vệ môi trường, luật Tài nguyên nước, luật Bảo vệ rừng, luật

Thuỷ sản, pháp lệnh về đề điều và phòng chống thiên tai...Mỗi luật, mỗi pháp lệnh đều có các chế tài để thực hiện quản lý, song các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định và gây ô nhiễm môi trường vẫn thường xuyên xảy ra ở hầu hết các huyện, thị xã. Một số tồn tại trong khai thác sử dụng và quản lý bảo vệ môi trường nước có thể nêu như sau:

1) Việc lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. 2) Tình trạng chặt phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản làm phá vỡ cảnh quan môi trường, không đáp ứng được yêu cầu phát triển sinh thái.

3) Các khu vực dân cư chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng vật chất thải rắn ra khu vực công cộng như bờ sông, ao... đang trở thành việc làm của mỗi người dân.

4) Các khu công nghiệp, các khu vực làng nghề, chế biến nông sản, các trạng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên tình trạng xả nước thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ở nhiều nơi, làm cho môi trường sống của nông thôn vùng ven sông càng ngày càng xuống cấp.

5) Công tác quản lý và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật kém hiệu quả và còn nhiều bất cập. Mỗi năm vùng ven sông sử dụng một khối lượng rất lớn hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ... song việc quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sự hướng dẫn và sử dụng hợp lý, nhiều loại thuốc không có phép vẫn được sử dụng. Do vậy gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng.

6) Chưa làm tốt kế hoạch môi trường lồng ghép với phát triển tài nguyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý đa ngành, đa mục tiêu và khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng.

Những tồn tại trên cần phải xem xét và có biện pháp giải quyết khi xây dựng kế hoạch/quy hoạch quản lý bảo vệ môi trường của tỉnh cũng như các huyện trong vùng nghiên cứu.

d. Yêu cầu bảo vệ chất lượng nước cho phát triển kinh tế xã hội trong vùng nghiên cứu

Có thể thấy rằng trong tương lai áp lực tăng dân số dẫn đến quy mô thị trấn, thị xã phát triển thành các đô thị, áp lực chất thải ra tăng trong địa bàn tỉnh Viêng Chăn cũng như trong vùng ven sông.

Áp lực do việc gia tăng phát triển công nghiệp với lượng nước thải công nghiệp sẽ tăng lên cũng là một yếu tố cần xem xét để đưa ra định hướng về kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường trong toàn vùng.

Do ở hạ lưu nên vùng ven sông tỉnh Viêng Chăn sẽ là vùng chịu áp lực ô nhiễm rất lớn. Hệ sinh thái và môi trường cả vùng ven sông cũng rất nhạy cảm và rất dễ bị tác động nếu không có các biện pháp và kế hoạch kịp thời. Một số đặc điểm cần thấy rõ liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước của vùng như là:

- Nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở vùng thượng lưu đều dồn xuống và tích tụ trong các khu đất trũng vùng ven sông làm suy giảm chất lượng nước, nước thải và chất thải tại chỗ tăng thêm trong thời gian tới cũng đóng góp thêm vào gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm trong vùng.

- Về mùa kiệt lượng nước trong các sông, lạch vùng sông ít, lại bị lấy nước nhiều để cung cấp nước cho tưới, nuôi trồng thuỷ sản nên tổng lượng nước càng giảm, khiến cho khả năng tự làm sạch nước sông trong các sông, lạch trong vùng sẽ bị suy giảm nên áp lực ô nhiễm sẽ càng gia tăng. Điều này cho thấy mấu chốt của quản lý bảo vệ chất lượng nước của vùng trong tương lai vẫn là kiểm soát các chất gây ô nhiễm tại nguồn phát sinh, thêm vào đó là cần có kế hoạch kiểm soát bảo vệ chất lượng nước phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. Trong thời điểm hiện nay, nếu chưa đánh giá được chính xác những vấn đề và khu vực đặc biệt quan trọng bức xúc trong tương lai để có giải pháp kịp thời quản lý và kiểm soát. Trong các thập kỷ tới khi ô nhiễm gia tăng và nghiêm trọng toàn vùng đe doạ tất cả các nguồn nước cần cho phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta sẽ phải trả giá lớn, đặc

biệt là chi phí phục hồi chất lượng nước, phục hồi môi trường trong toàn vùng sẽ là vô cùng lớn.

- Từ các phân tích trên cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường là rất cần thiết phải quan tâm xem xét ngay từ thời điểm hiện nay. Chính vì lý do đó, đề tài: “Quản lý bảo vệ môi trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum, huyện Kẹo U Đôm tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào” đã được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm đóng góp một phần nhỏ để từng bước giải quyết các tồn tại về môi trường của khu vực như đã nêu trên.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM NƯỚC

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

Để “Quản lý bảo vệ môi trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum, huyện Kẹo U Đôm tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào” cần phải xem xét và giải quyết nhiều nội dung chuyên môn ngay từ giai đoạn quy hoạch quản lý bảo vệ môi trường. Có 2 vấn đề chủ yếu luôn luôn phải đề cập đến khi nghiên cứu giải quyết bài toán trên đó là:

1. Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm, xác định được các chất ô nhiễm và tải lượng, áp lực của nó gây ra trong các khu vực của vùng.

2. Đánh giá thực trạng chất lượng các nguồn nước trong khu vực nghiên cứu cũng như mức độ ô nhiễm nước nếu có trong các khu vực của vùng.

Cả 2 vấn đề trên sẽ là cơ sở để xem xét những gì phải đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường cho các nghiên cứu giải pháp tiếp sau:

- Đánh giá chất lượng nước là chỉ rõ chất lượng nước cụ thể của các thuỷ vực trong vùng như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người hay không. Để làm được việc này phải dựa vào số liệu quan trắc.

- Đánh giá ô nhiễm phải chỉ rõ khu vực nào chất lượng nước xuống dưới quy chuẩn cho phép. Đặc biệt là những nơi ô nhiễm đã rất nghiêm trọng đang ảnh hưởng đe doạ cuộc sống của con người.

Để đánh giá ô nhiễm nước, phải dựa vào số liệu chất lượng nước, tuy nhiên muốn kiểm soát được nó ta phải điều tra nắm vững các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng theo các mức độ khác nhau (nghiêm trọng, vừa và mới ô nhiễm )

Trên cơ sở phân tích trên trong chương này sẽ giải quyết các vấn đề sau đối với vùng nghiên cứu:

2. Tính toán và đánh giá tải lượng các chất gây ô nhiễm 3. Đánh giá ô nhiễm nước theo các nguồn phát sinh.

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC 2.2.1. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)