Các nguồ nô nhiễm khác

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 54 - 56)

a. Diện tích nuôi cá trong ao và sông.

Do vùng nghiên cứu nằm ở vùng đồng bằng sông Nam Ngum với 161 Km. Bờ sông trải rộng thực tế và khá nhiều bãi bồi tích tụ nhiều chất bùn bã hữu cơ cao nên rất thuận tiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Trong tương lai ngành nuôi trồng thuỷ sản vùng sẽ ngày càng tăng được mở rộng. Hiện tại diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân bố như sau:

Bảng 2.4: Bảng phân bố diện tích nuôi cá trong vùng hạ du sông Nam Ngum

TT Huyện Diện tích đất nuôi cá trên ao và sông (ha)

1 Xaythany 405 2 Parkngum 516 3 Naxaithong 746,5 4 Keo Oudom 318 5 Phonhong 300,6 6 Thoulakhom 526,4

Nguồn: Viện nghiên cứu NN và LN, phòng quy hoạch sử dụng đất tỉnh Viêng Chăn (2012) {7}

Theo bảng số liệu phân bố diện tích chăn nuôi trên, ngành chăn nuôi phát triển nhất vẫn là huyện Naxaithong và nhỏ nhất là huyện Thoulakhom.

Hiện nay ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển dài khắp vùng, tuy nhiên nó cũng hình thành được một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung hình thức nuôi trồng thuỷ sản là nuôi cá, tôm.... và dưới hình thức quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.

Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tập trung chính ở huyện Naxaithong, đây là một vùng gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh do thức ăn thải, các mầm bệnh trong ao nuôi cá sản thải ra các chất thải không được xử lý sẽ gây suy giảm chất lượng nước và môi trường thuỷ sinh vật xung quanh. Nguồn ô nhiễm này tập trung chủ yếu ở vùng có diện tích thâm canh, còn diện tích nuôi quảng canh và bán thâm canh cho ăn thừa nhiều nguồn ô nhiễm này sẽ tác động lên dải đất ven sông.

b. Du lịch và dịch vụ

Đặc điểm du lịch, dịch vụ:

Theo phương hướng phát triển du lịch sông Nam Ngum, Thangone được xác định trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IV, tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã chỉ rõ “...phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, các di tích văn hoá và lễ hội, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, giáo dục và nâng cao trình độ văn minh du lịch, có chính sách hợp lý, thu hút đầu tư theo nguyên tắc có trọng điểm, theo quy hoạch ....” du lịch sông Nam Ngum là thế mạnh của du lịch Viêng Chăn mà chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, bao gồm các điểm du lịch như sau:

+ Các nhà bè nằm trải dọc trên sông Nam Ngum.

+ Các cửa hàng, nhà nghỉ, nhà hàng và khu du lịch bằng thuyền.

Đánh giá nhận xét ảnh hưởng của khu du lịch đến môi trường nước

Hiện nay, trong vùng ô nhiễm do hoạt động du lịch tập trung theo thời vụ như các cửa hàng bè trên sông nơi nghỉ mát ở Thangone.

Nguồn ô nhiễm bao gồm: Nước thải nhà hàng, khách sạn, rác thải hoạt động dân sinh đổ xuống bãi sông, dầu mỡ của các hoạt đọng giao thông vận tải... có thể gây ô nhiễm dầu và ảnh hưởng đến môi trường dịch vụ bãi tắm. Quy mô hiện nay

của hoạt động dịch vụ ở Thangone ở mức độ cao, đặc biệt là số lượng khách du lịch thuộc loại cao ở miền Trung. Đây là áp lực rất lớn đến quản lý chất thải và ô nhiễm trong khu vực.

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 54 - 56)