Thành tựu và phương hướng phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 40 - 42)

a. Về nông nghiệp

Qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng thấy rằng: mục tiêu ưu tiên trong vùng là phát triển nông nghiệp nhằm góp phần đảm bảo an toàn lương thực cả nước Lào.

Để phát triển nông nghiệp cần thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác.

Thâm canh: Để thâm canh tăng năng suất cây trồng phải đổi mới kỹ thuật canh tác áp dụng biện pháp đổi kỹ thuật mới vào canh tác, chăn nuôi, bón phân hợp lý, thay đổi giống cây trồng đưa những giống có năng suất cao vào sản xuất.

Tăng vụ: Hiện nay do nhờ nước mưa, vụ mùa đã gieo trồng được 62.659 ha, vụ chiêm thiếu nước tưới, một số công trình thuỷ lợi mới đảm bảo gieo cấy được 12.604 ha. Việc tăng vụ còn hạn chế do hiện tại đang gieo trồng giống lúa cũ, thời gian sinh trưởng 4 - 5 tháng, nếu trồng 2 vụ thì phải mất 10 - 11 tháng. Nếu gieo trồng cây vào tháng X thì đến tháng VII năm sau mới thu hoạch được.

Qua phân tích tài liệu thuỷ văn thấy rằng trong thời gian từ tháng X năm trước đến tháng VII năm sau , trong khoảng thời gian 9 tháng mực nước trên các triều sông thấp hơn mực nước trong đồng. Nếu sử dụng tốt thời gian này để gieo trồng 2 vụ đông xuân và hè thu với giống lúa mới ngắn ngày (với thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày) thì việc giải quyết về vấn đề tiêu chỉ xét những vùng thật cần thiết để giảm bớt kinh phí đầu tư.

Khai hoang mở rộng diện tích: Hiện nay diện tích đất có thể hoang còn nhiều, vì chưa có dân để khai thác, mặt khác do cơ sở hạ tầng như giao thông, bệnh xá, trường học chưa có nên dân chưa đến ở lập nghiệp. Muốn dân đến khai thác phải đầu tư vật chất ban đầu, công trình, giao thông, thuỷ lợi tạo điều kiện tối thiểu để nhân dân đến sinh sống và sản xuất được.

Trên cơ sở phân tích trên thấy rằng trước tiên phải tập trung giải quyết công trình tưới, để phát triển lương thực.

b. Lâm nghiệp

Hạn chế và tiến tới dừng việc phá rừng làm rẫy, tăng cường các biện pháp trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, làm cho rừng ngày càng trở thành nguồn lợi lớn, hạn chế những thiên tai do con người tàn phá rừng gây nên. Tiến hành giao đất, giao rừng cho nhân dân sử dụng lâu dài để họ sản xuất, khai thác và bảo vệ. Chú trọng việc bảo vệ và quản lý tốt rừng quốc gia, tăng cường việc quản lý và khai thác gỗ theo đúng với luật bảo vệ rừng.

Nhà nước tổ chức khai thác và nộp ngân sách (do cán bộ chuyên môn của ngành kết hợp với các huyện, thành phố và nhân dân thực hiện), không được giao trực tiếp cho nhà máy chế biến gỗ tự khai thác.

c. Phương hướng phát triển kinh tế đến năm 2020

Theo báo cáo Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ IV phương hướng phát triển kinh tế vùng ven sông tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020.

• Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 11 %. • GDP bình quân đầu người 1.500-2.000 USD. • Giá trị gia tăng nông, lâm ngư nghiệp 5.3%/năm. • Giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng 3-4%/năm. • Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ 17.6%/năm.

• Cơ cấu kinh tế nông, lâm ngư nghiệp 21,5%, công nghiệp, xây dựng 39,77%, dịch vụ 22,58%.

• Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 9-10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 23,3% trở lên.

• Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội 54% • Giảm hộ nghèo xuống còn 25%.

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)