ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 32 - 129)

Về đất đai: Trong vùng khả năng tăng vụ và mở rộng diện tích canh tác trong khu vực rất lớn, diện tích canh tác hàng năm có thể mở rộng đến 102.455 ha. Về diện tích đồng cỏ, cây bụi phục vụ chăn nuôi có thể tăng từ 43.000 ha đến 75.000 ha. Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản có thể đạt đến 2.500 ha. Như vậy tiềm năng đất đai rất lớn, có thể đưa tổng sản lượng lương thực lên 570.000 tấn vào năm 2010.

Về khí hậu: Thuận lợi có thể chuyển đổi cơ cấu mùa vụ dễ dàng. Tuy nhiên trong vùng cũng thường xuyên gặp nhiều thiên tai như: hạn hán, úng, ngập, lũ. Điều đó gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Về nhân lực: Trong vùng có mật độ dân số cao nhất nước, đây cũng là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

Để phát triển kinh tế cần phải nâng cao dân trí nhân dân trong vùng, phải kiện toàn các bộ máy quản lý, hoàn chỉnh các chính sách quản lý bảo vệ môi trường và đưa luật pháp vào đến cuộc sống của người dân. Phải đầu tư thích đáng vào nông nghiệp đặc biệt là công tác thuỷ lợi.

1.3.2. Các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

Đầu tư phát triển công nghiệp mạnh mẽ làm thay đổi dần cơ cấu kinh tế trong vùng. Đầu tư công nghiệp phải làm ngành mũi nhọn, chủ đạo trong vùng.

Trước mắt phải đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, giảm nhập khẩu, tăng cường sản xuất phân bón vô cơ, phân vi sinh, để phục vụ cho nông nghiệp. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng giá trị hàng hoá và khuyến khích người nông dân sản xuất. Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có tăng cường sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng tại chỗ và tiến tới xuất khẩu.

Đặt cơ sở nền móng và tiến tới sản xuất các loại máy móc, công cụ trong vùng. Để lĩnh vực công nghiệp phát triển cần có luật đầu tư nước ngoài hợp lý để hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài.

Hiện tại toàn vùng công nghiệp chưa phát triển, mới chỉ hình thành khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ nằm rải rác tại các địa phương tập trung vào công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm và một số ngành công nghiệp nhẹ.

Bảng 1.9: Các khu công nghiệp tập trung VĐB ven sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn

Các nhà máy Vị trí Diện tích (ha)

Nhà máy sản xuất VLXD Pak Sap, Huyện Xaythany 25,6 Chế biến thực phẩm Tan Piew, Huyện Naxaithong 15 Nhà máy dệt nhuộm Linh San, Huyện Thoulakhom 8

Sản xuất phân bón Pakngum, Huyện Parkngum 17

Hình 1.5: Bản đồ xác định vị trí các khu công nghiệp của vùng nghiên cứu

b. Nông nghiệp

Đây là vùng nông nghiệp phát triển lâu đời, dân cư trong vùng sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống như trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương...Trong đó sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là chủ yếu.

Theo niên giám thống kê tỉnh Viêng Chăn năm 2012 diện tích nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông được phân bố như các bảng 1.10, 1.11 và 1.12.

Bảng 1.10: Phân bố diện tích trồng lúa vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn

TT Huyện Cả năm Diện tích lúa (ha) Đông xuân

Mùa 1 Xaythany 19.517 5.194 14.323 2 Parkngum 15.871 4.671 11.200 3 Naxaithong 11.95 4.200 7.750 4 Keo Oudom 1.607 207 1.400 5 Phonhong 5.805 1.793 4.012 6 Thoulakhom 13.24 5.655 7.585

Bảng 1.11: Bảng phân bố diện tích hoa màu vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn

TT Huyện Ngô Diện tích hoa màu (ha) Khoai Sắn

1 Xaythany 1,2 60 - 2 Parkngum 400 25 5 3 Naxaithong 325 76 - 4 Keo Oudom 200 34 6 5 Phonhong 1,5 62 10 6 Thoulakhom 1,8 377 50

Bảng 1.12: Bảng phân bố diện tích cây công nghiệp hàng năm VDB ven sông tỉnh Viêng Chăn

TT Huyện Tổng Đậu Diện tích cây công nghiệp hàng năm (ha) tương Lạc Mía Thulá ốc

Bông ngôn Cây ăn quả 1 Xaythany 2.109,8 500 1,2 1.207 150 250 1,6 2 Parkngum 3.246 70 2 2.104 270 50 750 3 Naxaithong 2.307 54 672 985 120 61 415 4 Keo Oudom 586 64 112 125 - 45 240 5 Phonhong 1.582,5 1,5 300 350 210 80 641 6 Thoulakhom 2.445,5 1,35 580 579 543 80 650

Từ các bảng (1.10), (1.11) và (1.12) trên cho ta thấy diện tích trong vùng chủ yếu là trồng lúa nước. Trong đó diện tích trồng lúa nước lớn nhất là huyện Xaythany (19.517 ha), đến huyện Parkngum (15.871 ha), huyện Thoulakhom (13.240 ha), huyện Naxaithong (11.950 ha), huyện Phonhong (5.805 ha) và thấp nhất là huyện Keo Oudom (1.607 ha). Các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày diện tích trồng ít và được trồng ở vùng đất có địa hình cao hơn.

c. Thuỷ sản

Hiện nay các vùng ven sông Nam Ngum có tiềm năng rất lớn về phát triển thuỷ sản. Các vùng đất xung quanh là đất rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại huyện Naxaithong, huyện Thoulakhom và Parkngum có tỷ lệ số dân sống bằng nghề thuỷ sản.

Bờ sông kéo dài thuận lợi cho thuyền đánh bắt thuỷ sản. Theo nên giám thống kê của tỉnh Viêng Chăn năm 2012, số liệu nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trong vùng như sau:

Bảng 1.13: Bảng phân bố diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vùng ven sông Nam Ngum

TT Huyện Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản (ha)

1 Xaythany 405 2 Parkngum 516 3 Naxaithong 746,5 4 Keo Oudom 318 5 Phonhong 300,6 6 Thoulakhom 526,4

Nguồn: Viện nghiên cứu nông nghiệp và lâm nghiệp, phòng quy hoạch sử dụng đất (2012) {7}

Bảng 1.14: Bảng sản lượng thuỷ sản khai thác

TT Huyện Sản lượng khai thác (Tấn)

1 Xaythany 1.162 2 Parkngum 7.778 3 Naxaithong 7.907 4 Keo Oudom 11.812 5 Phonhong 15.452 6 Thoulakhom 8.713

Từ bảng số liệu trên cho thấy:

• Huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là huyện Naxaithong (746,5 ha) và huyện Thoulakhom (526,4ha) đây là một huyện trọng điểm và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng.

• Huyện có dân cư sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản lớn nhất là huyện Phonhong (15.452 Tấn), huyện Keo Oudom (11.812 Tấn) và nhở nhất là huyện Xaythany (1.162 Tấn).

1.3.3. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông vận tải trong vùng còn đang trong quá trình phát triển. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, việc lưu thông hàng hoá, làm cho thành thị và nông thôn giảm dần sự khác biệt đồng thời thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh. Mục tiêu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng là tập trung vào vùng phía Tây và phía Bắc của tỉnh.

b. Thuỷ lợi

Cùng với sự phát triển chung của cả nước thì cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi trong vùng cũng phát triển, các công trình thuỷ lợi đã được sửa sang và xây mới đảm bảo được việc tưới tiêu cho vùng canh tác như các trạm bơm tưới, tiêu, các cống tưới, tiêu úng, các hồ chứa nước. Theo nguồn quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Viêng Chăn có các bảng thống kê sau:

Bảng 1.15: Bảng tổng hợp số lượng công trình thuỷ lợi trên lưu vực sông Nam Ngum

TT Tên huyện Tổng Đập Trạm bơm Các công trình thuHồ ỷ lợi Cửa lấy nước

1 Xaythany 36 4 25 7 0 2 Parkngum 44 3 32 9 0 3 Naxaithong 14 2 1 5 6 4 Keo Oudom 10 2 3 1 4 5 Phonhong 7 0 5 2 0 6 Viengkham 38 8 4 7 9

c. Thuỷ điện

Trong vùng hiện nay có nhà máy trạm thuỷ điện Nam Ngum1 với công suất là 150 MW, điện lượng hàng năm: 820 GWH/năm, đây là nguồn điện chủ yếu không chỉ cung cấp cho vùng mà còn dẫn sang các vùng khác và bán điện sang Thái lan.

Trong vùng tiềm năng thuỷ điện tương đối lớn, hiện nay đang có 8 nhà máy thuỷ điện cỡ vừa trên thượng nguồn và ước tính khoảng 1905 MW (Nhà máy thuỷ điện Nam Thon, Nam Mang...)

Hiện tại có bốn đề ánthủy điệnliên quan đếnhoặcchuyển đến lưu vực sông NamNgumvớitổngdung tích trữ nước gần7.300*106 m3 phát điện công suất 250 MW. Lớn nhất trong sốnhững con đập này là Nam Ngum1,có khả năng lưu trữ khoảng 7.000 *106 m3. Hầu hết cácdự kiến sẽ đượchoàn tất trong vòngmười năm tới, đưa tổng dung tích trữ hơn 17.000*106 m3 và tổng công suốt phát điện sẽ là 1.670 MW.Khoảng 35-40%của dòng chínhsôngNam Ngumsẽbị ngậpkhi hồ chứa chínhđược hoàn thành.Các vị trí xây dựng nhà máythủy điệnđược thể hiện tronghình1.6

Ngành công nghiệp điện phải hợp tác với các ngành khác trong vùng để khảo sát, thiết kế xây dựng các nhà thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu nội địa như điện phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, chế biến... Chú ý xây dựng các nhà máy cỡ nhỏ cho nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi lưới điện quốc gia không tới được.

d. Du lịch

Ngành du lịch là một ngành rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, nó đem lại lợi ích thuận lợi nhanh chóng cho đất nước. Năm 2011 đã thu hút được khoảng 700.000 khách du lịch trong nước và ngoài nước. Để phát triển du lịch cần phải đầu tư vào cơ sở vật chất cho ngành như khách sạn, các điểm vui chơi, thể thao, phát triển các ngành du lịch tự nhiên và văn hoá... Cần có chính sách thu hút khách du lịch nước ngoài vào nước càng ngày càng tăng.

Hình 1.6: Kế hoạch Phát triển Thủy điện ở lưu vực sông Nam Ngum

1.3.4. Thành tựu và phương hướng phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu

a. Về nông nghiệp

Qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng thấy rằng: mục tiêu ưu tiên trong vùng là phát triển nông nghiệp nhằm góp phần đảm bảo an toàn lương thực cả nước Lào.

Để phát triển nông nghiệp cần thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác.

Thâm canh: Để thâm canh tăng năng suất cây trồng phải đổi mới kỹ thuật canh tác áp dụng biện pháp đổi kỹ thuật mới vào canh tác, chăn nuôi, bón phân hợp lý, thay đổi giống cây trồng đưa những giống có năng suất cao vào sản xuất.

Tăng vụ: Hiện nay do nhờ nước mưa, vụ mùa đã gieo trồng được 62.659 ha, vụ chiêm thiếu nước tưới, một số công trình thuỷ lợi mới đảm bảo gieo cấy được 12.604 ha. Việc tăng vụ còn hạn chế do hiện tại đang gieo trồng giống lúa cũ, thời gian sinh trưởng 4 - 5 tháng, nếu trồng 2 vụ thì phải mất 10 - 11 tháng. Nếu gieo trồng cây vào tháng X thì đến tháng VII năm sau mới thu hoạch được.

Qua phân tích tài liệu thuỷ văn thấy rằng trong thời gian từ tháng X năm trước đến tháng VII năm sau , trong khoảng thời gian 9 tháng mực nước trên các triều sông thấp hơn mực nước trong đồng. Nếu sử dụng tốt thời gian này để gieo trồng 2 vụ đông xuân và hè thu với giống lúa mới ngắn ngày (với thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày) thì việc giải quyết về vấn đề tiêu chỉ xét những vùng thật cần thiết để giảm bớt kinh phí đầu tư.

Khai hoang mở rộng diện tích: Hiện nay diện tích đất có thể hoang còn nhiều, vì chưa có dân để khai thác, mặt khác do cơ sở hạ tầng như giao thông, bệnh xá, trường học chưa có nên dân chưa đến ở lập nghiệp. Muốn dân đến khai thác phải đầu tư vật chất ban đầu, công trình, giao thông, thuỷ lợi tạo điều kiện tối thiểu để nhân dân đến sinh sống và sản xuất được.

Trên cơ sở phân tích trên thấy rằng trước tiên phải tập trung giải quyết công trình tưới, để phát triển lương thực.

b. Lâm nghiệp

Hạn chế và tiến tới dừng việc phá rừng làm rẫy, tăng cường các biện pháp trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, làm cho rừng ngày càng trở thành nguồn lợi lớn, hạn chế những thiên tai do con người tàn phá rừng gây nên. Tiến hành giao đất, giao rừng cho nhân dân sử dụng lâu dài để họ sản xuất, khai thác và bảo vệ. Chú trọng việc bảo vệ và quản lý tốt rừng quốc gia, tăng cường việc quản lý và khai thác gỗ theo đúng với luật bảo vệ rừng.

Nhà nước tổ chức khai thác và nộp ngân sách (do cán bộ chuyên môn của ngành kết hợp với các huyện, thành phố và nhân dân thực hiện), không được giao trực tiếp cho nhà máy chế biến gỗ tự khai thác.

c. Phương hướng phát triển kinh tế đến năm 2020

Theo báo cáo Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ IV phương hướng phát triển kinh tế vùng ven sông tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020.

• Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 11 %. • GDP bình quân đầu người 1.500-2.000 USD. • Giá trị gia tăng nông, lâm ngư nghiệp 5.3%/năm. • Giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng 3-4%/năm. • Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ 17.6%/năm.

• Cơ cấu kinh tế nông, lâm ngư nghiệp 21,5%, công nghiệp, xây dựng 39,77%, dịch vụ 22,58%.

• Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 9-10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 23,3% trở lên.

• Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội 54% • Giảm hộ nghèo xuống còn 25%.

1.3.5. Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước

a. Cấp nước sinh hoạt đô thị và vùng nông thôn

Trong cả tỉnh có 15 công trình cấp nước sạch tập trung và trên 75% số hộ đã có nước hợp vệ sinh. Riêng huyện Xaythany có tỷ lệ hộ được cấp nước sạch cao nhất 85,9%, huyện Parkngum thấp nhất 65,7%. Nguồn nước khai thác sử dụng cho các ngành cấp nước chủ yếu là nước ngọt và nước ngầm.

Bảng 1.16: Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Viêng Chăn

STT Các huyện Công trình ctrung ấp nước sách tập Tỷ lệ hộ cấp nước hợp vệ sinh (%)

1 Xaythany 3 85,9 2 Parkngum 2 65,7 3 Naxaithong 1 77,61 4 Keo Oudom 2 75,68 5 Phonhong 3 65,75 6 Thoulakhom 2 75,33 7 Tổng 15 74,32

Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Viêng Chăn năm 2012{21}

Hiện nay, nhân dân trong vùng sử dụng chủ yếu là các nguồn nước từ nước mưa, nước mặt (sông, hồ, ao) và nước dưới đất (nước ngầm). Do sự phát triển của các ngành kinh tế xã hội nên các nguồn nước này được giảm dần về số lượng và chất lượng nước bị ô nhiễm do các chất thải chưa được xử lý triệt để nên đã xâm nhập vào nguồn nước và gây ra ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề đặt ra hiện nay, nếu sử dụng các nguồn nước này thì cần phải có biện pháp xử lý trước khi sử dụng để đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng nước.

b. Tình hình quản lý bảo vệ chất lượng nước

Về tổ chức quản lý: Hiện nay việc quản lý bảo vệ chất lượng nước do Bộ TN và MT ở các tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, và ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm. Bộ TN & MT và Sở TN & MT mới thành lập năm 2005 nên nguồn nhân lực còn thiếu thốn, ở Sở tài nguyên môi trường tỉnh Viêng Chăn chỉ có 1 hay 2 người có chuyên môn, còn ở các huyện thuộc vùng nghiên cứu không có người có chuyên môn nên vấn đề quản lý tài nguyên nước các huyện chưa được chú

trọng. Việc triển khai các hoạt động quản lý và kiểm soát ô nhiễm trong đó có ô nhiễm nước do vậy mới chỉ chủ yếu ở khu vực thành phố và vùng tập trung các cơ sở công nghiệp lớn, thí dụ:

 Quản lý chất thải và xả thải ra sông chưa được quan tâm

 Các khu công nghiệp của tỉnh Xaythany phần lớn mới xây dựng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy xí nghiệp chỉ có một số nhà máy xử lý sơ bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được phép xả ra môi trường. Nước thải công nghiệp của một số cơ sở công nghiệp thải ra các sông đã gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước khu vực sau các cửa xả.

 Các khu chôn lấp rác thải của khu đô thị, thị trấn hiện nay chưa được quy

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 32 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)