Đặc điểm thủy văn và nguồn nước

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 30 - 32)

Dựa vào đặc điểm thuỷ văn của sông Nam Ngum trên các số liệu quan trắc thuỷ văn sông có thể tóm lại được như sau:

- Dòng chảy năm:

Về cơ bản, nguồn nước trên hệ thống sông đều do mưa nên chế độ dòng chảy năm phụ thuộc vào chế độ mưa. Tương ứng với mùa mưa và mùa khô là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ, nguồn nước chủ yếu trong sông là mưa, còn trong mùa cạn lượng mưa rất nhỏ, dòng chảy trong sông chủ yếu do lượng trữ nước trên lưu vực điều tiết. Trong năm cường suất mực nước trên sông Nam Ngum tuỳ thuộc vào lượng mưa thượng nguồn mà tăng nhanh hay chậm. Cũng như mực nước, lưu lượng trên các triền sông từ tháng V đã bắt đầu tăng dần và đạt đến đỉnh vào các tháng có mưa lớn như: tháng VII, VIII, hoặc tháng IX, sau đó giảm dần đến cực tiểu vào tháng III, IV có khi vào tháng V.

Với số liệu đo sông Nam Ngum ta thấy sự chênh lệch giữa giá trị cực đại và cực tiểu của mực nước khá lớn. Chênh lệch mực nước giữa Hmax và Hmin trên sông Nam Ngum đạt tới 13-15 m. Về lưu lượng cũng vậy, tại Thangone lưu lượng lớn nhất ngày 18/8/1969 đạt Qmax = 4.590 m3/s, gấp 117 lần lưu lượng nhỏ nhất Qmin xảy ra ngày 5/5/1960. Lưu lượng bình quân tháng VIII và IX thường có thể gặp 16-17 lần lưu lượng bình quân tháng kiệt nhất trong năm. Kết quả tính toán lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm theo số liệu thực đo tại các trạm như sau:

Bảng 1.7: Lưu lượng trung bình tháng,TB nhiều năm tại các trạm trên sông Nam Ngum Đơn vị:(m3

/s)

Trạm T. kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Kasy 90-03 5,70 4 3,70 5,40 5,40 9,90 16,5 21,8 17,1 14 9,20 5,80 9,60 Vangvieng 90-03 12 9 7,60 7,40 15,2 61,4 124 131 102 49,4 27,2 16,3 47 Hineheup 90-03 48 40 38 39 106 320 547 773 420 228 177 122 238 Thalat 70-78 158 129 120 118 156 429 1.122 1.755 1.755 700 336 192 581 Thalat 78-87 282 300 289 302 383 705 1.076 1.123 1.361 736 413 357 611 Pakkanjung 90-03 230 210 205 205 180 607 1.055 1.485 1.547 776 435 301 603 Veunkham 90-03 330 329 325 342 393 614 1.006 1.42 1.459 706 447 379 646 Thangone 70-78 176 145 177 149 186 508 1.209 1.963 2.194 982 452 249 699 Thangone 78-87 318 309 292 267 365 621 1.187 1.605 1.599 879 421 328 683

Bảng 1.8: Các đặc trưng dòng chảy tại một số trạm trên hệ thống sông Nam Ngum TT Trạm F (Km2) Qtb (m3/s) W(109 m3 ) M (l/s/ Km2 ) 1 Vang Vieng 864 48,2 1,52*109 55,7 2 Hine Heup 5.115 237 7,47*109 46,3 3 Thalat 8.280 590 18,6*109 71,2 4 Pakkanjung 13.560 601 18,93*109 44,3 5 Veunkham 15.230 646 20,3*109 42,42 7 Thangone 16.500 691 21,77*109 41,9

Nguồn: Cục Khí tượng Thủy văn {8}

Trong đó: Qtb : Là dòng chảy trung bình nhiều năm (m3

/s) M l/s = Q*103÷ F

M: Là mô dun dòng chảy năm bình quân nhiều năm (l/s/ Km2

) W= 31,5*106 *Q

W: Là tổng lượng dòng chảy năm bình quân nhiều năm (106

m3) - Dòng chảy lũ:

Dòng chảy lũ trong các sông chủ yếu do mưa, bão gây nên. Tùy theo chế độ mưa khác nhau mà tính chất lũ cũng khác nhau. Mùa lũ trên sông Nam Ngum từ tháng VI đến tháng X hàng năm, và mùa kiệt từ tháng XI năm nay đến tháng V năm sau.

Trên dòng sông Nam Ngum (Thuộc VĐB Viêng Chăn) sự thay đổi dòng chảy lũ khá lớn. Ở thượng nguồn do lưu vực nhỏ lại nằm ở vùng có tầm mưa lớn Vang Vieng nên nhiều năm từ tháng VI đã xuất hiện các trận lũ đỉnh nhọn với Qmax khoảng 1.000 m3/s. Như vậy từ thượng lưu về đến Pakkanjung lũ thường có đỉnh nhọn, thời gian lũ ngắn, cường suất lũ lớn, từ Thangone trở xuống thời gian kéo dài hơn, đỉnh nhọn thường xuất hiện ở đầu và cuối mùa lũ. Tuy nhiên chế độ lũ, nhất là hạ lưu Nam Ngum phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mực nước của dòng chính sông Mekong. Đây là vấn đề phức tạp cần phải có sự khảo sát đo đạc, tập hợp số liệu đầy đủ và đầu tư nghiên cứu mới có cơ sở đánh giá mức độ tương tác của sự ảnh hưởng này.

- Dòng chảy kiệt:

Mùa kiệt trong sông Nam Ngum từ tháng XI năm nay đến tháng V năm sau. Theo kết quả tính toán lượng mưa hàng năm thì trong mùa kiệt tại các trạm chỉ chiếm khoảng 10 % mưa cả năm. Do vậy có thể nói dòng chảy trong mùa kiệt cơ bản do khả năng điều tiết của dòng sông và của lưu vực.

Hàng năm mực nước trên sông Nam Ngum từ khoảng cuối tháng X bắt đầu giảm dần và thấp nhất thường xảy ra vào tháng III và tháng IV. Đặc biệt có năm khi mùa mưa đến muộn thì mực nước thấp nhất xuất hiện ở tháng V. Nhìn chung từ tháng V khi lượng mưa trên lưu vực tăng dần lên thì mực nước trong sông cũng được tăng lên và từ tháng VI sông chuyển sang chế độ mùa lũ, lưu lượng trung bình nhiều năm tại Thangone trước năm 1978 (XI - V) là 210 m3

/s xấp xỉ bằng 15% lưu lượng trong mùa lũ.

1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1.3.1. Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là (Trang 30 - 32)