Thông qua các luật, các thể chế chính sách của Nhà nước đã ban hành có các nhận xét đánh giá như sau:
1) Hiện nay Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành Luận bảo vệ môi trường làm cơ sở để quản lý bảo vệ môi trường các khu vực trong đó có quản lý bảo vệ môi trường nước. Để thực hiện Luật bảo vệ môi trường Nhà nước Lào đã ban ban hành một số các Nghị định rất quan trọng để quản lý bảo vệ môi trường, bảo vệ chất lượng nước như:
- Nghị định này Thủ tướng Chính phủ thực hiện Luật tài nguyên nước có hiệu lực vào ngày 10/05/2007 và thành lập trách nhiệm của các Bộ và các cơ quan khác nhau và chính quyền địa phương với liên quan đến việc sử dụng, quản lý, khai thác, phát triển bền vững nguồn nước.
- Nghị định 81/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Các vi phạm quy định tại nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết BVMT, báo cáo ĐTM và các quy định khác về BVMT và vi phạm các quy định về thực hiện phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
Nghị định đưa ra các quy định về đối tượng bị xử phạt, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt kể cả phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định này là cơ sở để cơ quan quản lý môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường thực tế hiện nay.
Nhận xét:
Qua thực tế của việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT thời gian vừa qua cho thấy các quy định trong Nghị định cụ thể và chi tiết đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, dư luận chung của xã hội đều đánh giá mức quy định phạt tiền đối với các hành vi phạm tối đa là 45 triệu kíp trong Nghị định là còn quá thấp so với các hậu quả môi trường của nhiều hành vi vi phạm mang lại hoặc so với chi phí xử lý nước thải, điều đó khiến cho việc xử phạt nhiều khi chưa đủ để răn đe đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.
- Ban hành các quy chuẩn môi trường đối với môi trường nước và nước thải - Để thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã ban hành 15 quy chuẩn môi trường về môi trường nước, đất, không khí.
Quyết định 16/2009/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2009. Quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Đối với các quy chuẩn môi trường nước đã ban hành và bắt buộc áp dụng trong thực tế ở Lào bao gồm như sau:
+ QC Lào 01: 2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống. + QC Lào 03:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. + QC Lào 05:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt + QC Lào 09:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất đường. + QC Lào 10:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.
+ QC Lào 11:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
+ QC Lào 12:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi + QC Lào 13:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Nhận xét: Hiện nay tại Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành đầy đủ các quy chuẩn chất lượng nước cần thiết cho quản lý bảo vệ môi trường nước và kiểm soát ô nhiễm nước bao gồm quy chuẩn chất lượng nước và quy chuẩn nước thải. Các quy chuẩn này là cơ sở để nhà nước quản lý và kiểm soát ô nhiễm nước ở Lào.
2) Luật tài nguyên nước (1999)
Luật Tài nguyên nước và nước (Luật số 02/99/QH04) được Quốc hội nước CHDCND Lào khóa 03 thông qua 4/1999, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 3/04/1999. Luật quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Tài nguyên nước quy định trong luật bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất thuộc lãnh thổ Lào. Luật Tài nguyên nước có 09 chương 51 điều.
Trình bày các nguyên tắc, quy định và các biện pháp đối với chính quyền, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước và nước. Để bảo vệ tính bền vững, bảo đảm khối lượng của họ và chất lượng để đáp ứng yêu cầu sống của người dân. Đặc biệt, nó trình bày một lưu vực và cách tiếp cận tiểu lưu vực quản lý nguồn tài nguyên nước và phân công trách nhiệm và phương pháp tiếp cận:
• Xác định việc phân bổ nước và tài nguyên nước (Điều 12);
• Nước sử dụng, chủng loại, quyền sử dụng nước cho nhỏ, vừa và lớn quy mô sử dụng (Điều 14 đến 17)
• Thông qua nước quan trọng quy mô lớn và vừa sử dụng, trong trường hợp lớn quy mô sử dụng, yêu cầu chính để bao gồm một nghiên cứu khả thi, một tác động xã hội đánh giá tuyên bố, cụ thể và phương tiện để giải quyết các ảnh hưởng đó (Điều 18)
• Quản lý các hoạt động phát triển nguồn nước (Điều 20 và Điều 23)
• Đóng góp kinh phí cho việc duy trì nguồn gốc của nguồn nước và nước. (Điều 24) • Khuyến khích thành lập các hồ chứa nước của dân (Điều 26)
• Thông qua phân quy mô vừa và sửa đổi dòng chảy (Điều 27)
• Thông qua việc di chuyển của người dân từ các khu vực phát triển nguồn nước (Điều 28)
• Bảo vệ tài nguyên nước và nước (các Điều 29, 30 và 31)
• Xác định tiêu chuẩn chất lượng nước uống và nước thải (Điều 32) • Phòng chống xói mòn, lũ lụt và ô nhiễm (39 điều, 40, 41 và 42) • Giám sát và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp (Điều 43) • Hợp tác quốc tế liên quan đến nước và tài nguyên nước (Điều 44) • Giải quyết tranh chấp trong nước và quốc tế (điều 38 và 45)
Để thực hiện luật tài nguyên nước có rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện
- Nghị định 149/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Nghị định này được Chính Phủ ban hành ngày 10/05/2007 gồm 5 chương 15 điều quy định cụ thể về việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Nhận xét: Nghị định này đã quy định các nội dung cần thiết để cấp phép và quản lý việc thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phù hợp với tình hình cụ thể của Lào hiện nay. Tất cả các quy định trong Nghị định này đều liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước, nhất là các quy định về cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Các quy định của Nghị định 149/2007/NĐ-CP cho việc cấp phép tương đối đầy đủ và toàn diện, bao gồm từ đối tượng, trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan, đến các thủ tục để thực hiện cấp phép nên Nghị định này cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai việc cấp phép trong thực tế ở Lào.
- Ngoài ra còn có các chính sách chiến lược liên quan đến quản lý và kiểm soát ô nhiễm nước như:
+ Các chính sách về quản lý và kiểm soát ô nhiễm nước.
+ Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. + Chiến lược Tài nguyên nước quốc gia đến năm 2020.