Áp lực ô nhiễm: Nếu coi cả tải lượng chất ô nhiễm phát sinh trên một đơn vị diện tích là áp lực ô nhiễm, có công thức chung để tính áp lực ô nhiễm như sau:
Áp lực ô nhiễm F TL = (2.9) Trong đó: • Áp lực ô nhiễm (kg/km2 /ngày)
• TL : Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) • F : Diện tích huyện, thị xã (km2)
Từ công thức tính áp lực ô nhiễm chung đi tính áp lực ô nhiễm cho từng nguồn một với từng loại chất ô nhiễm cho từng huyện và tính áp lực ô nhiễm tổng hợp cho toàn vùng như sau:
2.4.1.Áp lực ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trong vùng nghiên cứu
Từ số liệu tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt (Bảng 2.13), do hoạt động công nghiệp (Bảng 2.16) do hoạt động nông nghiệp (Bảng 2.23) và công thức (2.9) tính được áp lực ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm cho các huyện như sau:
Bảng 2.25: Áp lực ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm vùng hạ du sông Nam Ngum
STT Huyện Diện tích (Km2 )
Áp lực ô nhiễm (kg/km2 /ngày)
Sinh hoạt Công nghiệp Nông nghiệp TSS BOD5 TSS BOD5 (N, P) 1 Xaythany 36,59 291,6 134,3 10,9 0,6 9,0 2 Parkngum 40,63 95,1 43,8 3,3 2,8 3,7 3 Naxaithong 56,75 104,1 47,9 0,3 4,8 4,5 4 Keo Oudom 35,02 42,1 31,9 0,0 0,0 2,4 5 Phonhong 52,93 118,1 54,4 0,0 0,0 4,0 6 Thoulakhom 21,89 389,0 179,1 27,1 7,4 8,3
Từ bảng áp lực ô nhiễm (2.25) xây dựng được biểu đồ áp lực ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm cho các huyện vùng nghiên cứu
1) Biểu đồ áp lực ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
- Biểu đồ áp lực ô nhiễm vật lý (TSS) do nước thải sinh hoạt
- Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ (BOD5) do nước thải sinh hoạt
Hình 2.11: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD5 do nước thải sinh hoạt VNC
Kết quả trên cho thấy, huyện Thoulakhom chịu áp lực ô nhiễm lớn nhất kể cả ô nhiễm vật lý và hữu cơ (TSS =389kg/km2/ngày, BOD5=179,1 kg/km2/ngày); tiếp theo là huyện Xaythany (TSS =291,6kg/km2/ngày, BOD5 =134,3 kg/km2/ngày), huyện Phonehong (TSS =118,1 kg/km2/ngày, BOD5 =54,4kg/km2/ngày), huyện Naxaithong (TSS =104,1 kg/km2/ngày, BOD5 =47,9kg/km2/ngày), huyện Parkngum (TSS =95,1 kg/km2/ngày, BOD5 = 43,8kg/km2/ngày) và thấp nhất là huyện Keo Oudom (TSS= 42,1 kg/km2/ngày, BOD5 =31,9 kg/km2/ngày) do huyện có dân số.
2) Biểu đồ áp lực ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
- Biểu thị áp lực ô nhiễm vật lý (TSS) do hoạt động công nghiệp
- Biểu thị áp lực ô nhiễm hữu cơ (BOD5) do hoạt động công nghiệp
Hình 2.13: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD5 do nước thải công nghiệp VNC
Ô nhiễm do nước thải công nghiệp chủ yếu là ô nhiễm vật lý và hữu cơ. Kết quả cho thấy huyện có có áp lực ô nhiễm TSS lớn nhất là huyện Thoulakhom (TSS= 27,1 kg/km2/ngày) do đây là có KCN sản xuất dệt nhuộm của công ty Lào-Việt Nam. Huyện có áp lực BOD5 lớn nhất là huyện Thoulakhom (BOD5= 7,4 kg/km2/ngày).
3) Áp lực ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
- Biểu thị áp lực ô nhiễm chất dinh dưỡng (N, P) do hoạt động nông nghiệp
Từ biểu đồ áp lực ô nhiễm trên cho ta thấy khu vực chịu áp lực ô nhiễm chất dinh dưỡng lớn nhất ở huyện Xaythany, huyện Thoulakhom, Naxaithong, Phonhong, và Parkngum do diện tích nhỏ (diện tích trồng lúa đông xuân nhỏ), đất đai màu mỡ và nuôi nhiều gia cầm, gia súc. Khu vực chịu áp lực ô nhiễm ít nhất là huyện Keo Oudom.
2.4.2.Tổng hợp áp lực ô nhiễm vùng nghiên cứu
Từ số liệu tải lượng các chất ô nhiễm tổng cộng bảng (2.24) và công thức (2.9) tính được tổng hợp áp lực ô nhiễm trong vùng nghiên cứu bảng như sau:
Bảng 2.26: Tổng hợp áp lực ô nhiễm toàn vùng nghiên cứu
STT Huyện Diện tích (Km2 ) Áp lực ô nhiễm (kg/km2 /ngày) BOD5 N, P 1 Xaythany 36,59 174,3 40,0 2 Parkngum 40,63 62,7 14,8 3 Naxaithong 56,75 72,5 15,7 4 Keo Oudom 35,02 42,2 4,2 5 Phonhong 52,93 71,9 9,3 6 Thoulakhom 21,89 223,0 27,1
Từ kết quả tính toán trong bảng (2.26) có thể biểu thị áp lực ô nhiễm trên biểu đồ theo các cấp tải lượng:
Từ bản đồ áp lực chất ô nhiễm hữu cơ cho thấy khu vực chịu áp lực ô nhiễm lớn nhất là huyện Thoulakhom (223 kg/km2
/ngày) và huyện Xaythany (174,3 kg/km2/ngày) do dân cư đông đúc và có khu công nghiệp, nhà máy và khu vực chịu áp lực nhỏ nhất là huyện Keo Oudom (42,2 kg/km2/ngày).
- Biểu thị áp lực ô nhiễm chất dinh dưỡng (N,P) trong vùng
Hình 2.16: Biểu đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm dinh dưỡng (N,P)
Bản đồ áp lực ô nhiễm chất dinh dưỡng N, P cho thấy: Huyện có áp lực lớn nhất là huyện Xaythany (40 kg/km2
/ngày) do có nước thải sinh hoạt lớn và diện tích lưu vực nhỏ. Huyện chịu áp lực nhỏ nhất là huyện Keou Odom (4,2 kg/km2/ngày).
Từ kết quả trên cho thấy các khu vực trọng tâm cần phải kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm cũng như là các chất ô nhiễm chính là huyện Xaythany, nơi tập trung đông dân cư và các hoạt động công nghiệp.