Kinh nghiệm từ các sản phẩm của Ngân hàngkhác

Một phần của tài liệu phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng (Trang 30 - 104)

1. 3 Phân loại vốn lưu động

1.4. Kinh nghiệm từ các sản phẩm của Ngân hàngkhác

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ trọn gói dành cho khách hàng doanh nghiệp giai đoạn năm 2011 - 2012 sẽ rất phát triển.

Chuyên biệt hóa các gói dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp là một cách làm mà nhiều ngân hàng hướng tới để đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng của các DN, đặc việt là DN vừa và nhỏ.

Hầu hết các DN vừa và nhỏ đều gặp các vấn đề trong quan hệ với Ngân hàng, đa phần các lý do là ngân hàng chưa thực sự hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như các DN còn lúng túng trong chiến lược kinh doanh của chính mình, lần cách tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính của ngân hàng.

Tài trợ dự án trọn gói hay tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói là dịch vụ được khá nhiều ngân hàng đang phát triển. Gần đây cùng với dịch vụ “Thấu

chi DN”, VP Bank đã cung ứng dịch vụ “Tài trợ dự án trọn gói”, VP Business - gói giải pháp tài chính cho doanh nghiệp bao gồm; bảo lãnh, vay vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế cho các khách hàng là doanh nghiệp theo trình tự phát sinh nhu cầu của khách hàng khi thực hiện dự án, phương án kinh doanh. ……….. Theo lãnh đạo VPBank, sản phẩm này được thiết kế trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu và khó khăn hiện nay tại các doanh nghiệp. VP Business tích hợp các sản phẩm ngân hàng hiện đại và tiện tích, mang lại lợi ích kinh tế tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là gói dịch vụ bổ sung cho các gói dịch vụ dành cho doanh nghiệp trước đó của VPBank như thấu chi doanh nghiệp, tài trợ dự án trọn gói, VP super. Bên cạnh việc được hưởng lãi suất không kì hạn lên tới 9%/năm như VP SUPER, VP Business còn có thêm lợi ích như: hưởng trọn gói các tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng tự động của VPBank; được miễn, giảm phí sử dụng tài khoản VP Business, trả lương qua tài khoản, SMS Banking, Internet Banking; được giảm lãi suất vay vốn và phí cấp tín dụng.. Đây cũng là gói sản phẩm bao gồm tài khoản VP Business, dịch vụ Internet Banking, SMS Banking và dịch vụ trả lương qua tài khoản của ngân hàng.………... Từ ngày 15/4 - 30/9/2011, khách hàng đăng ký sử dụng gói sản phẩm VP Business sẽ được VPBank miễn toàn bộ phí đăng ký và phí sử dụng, tặng thêm 2%/năm đối với lãi suất không kỳ hạn, giảm 1%/năm lãi suất vay vốn, 30% phí cấp tín dụng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) với gói “Bao thanh toán, mùa vàng bội thu 2010”. Đại diện ngân hàng này khẳng định, “Chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ DN nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc bán hàng trả chậm và tăng cường sức mạnh tài chính do được ứng tiền ngay cho các khoản phải thu”. Đặc điểm nổi bật của dịch vụ bao thanh toán nội địa của VIB cung

ứng là không cần có tài sản bảo đảm khi bên mua hàng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của VIB. Tiện ích này giải quyết vấn đề khó khăn cơ bản của DN về tài sản bảo đảm, đặc biệt là các DNNVV. Ngoài ra, với thủ tục thực hiện đơn giản cùng đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và sử dụng đồng vốn hiệu quả. Hiện nay, VIB được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên phong trong cung ứng dịch vụ Bao thanh toán nội địa tại thị trường VN. Sau hơn 5 năm triển khai và cung ứng dịch vụ bao thanh toán nội địa cho các DN, VIB đã đáp ứng nhu cầu về vốn với giá trị hơn hai nghìn tỷ đồng mà không yêu cầu tài sản bảo đảm.

TechcomBank cũng đang cung ứng một dịch vụ có tên tương tự, với các dịch vụ: bảo lãnh, tín dụng, thanh toán theo trình tự phát sinh nhu cầu khi tham gia một dự án; sử dụng chính Hợp đồng đầu ra làm tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ bảo lãnh, tín dụng phát sinh theo từng dự án.

ABBank lại có bước đi khá đồng bộ và bài bản về cung ứng dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp, khi ngân hàng này đưa ra gói dịch vụ dành riêng (chủ yếu là hỗ trợ vốn lưu động với chính sách lãi suất cạnh tranh, ưu đãi lớn, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp) cho Top 500 DN hàng đầu với rất nhiều giải pháp tài chính linh hoạt và hấp dẫn. Cụ thể khi cần bổ sung vốn lưu động và tài trợ dự án đầu tư, DN VNR500 có thể vay tín chấp lên đến 100 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhất dành cho khách hàng doanh nghiệp trừ thêm biên độ 0.5%/năm và luôn thấp hơn lãi suất trị trường.

Theo một kết quả điều tra của Cục phát triển SMES - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 DNNVV có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng; 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Trong số DN tại VN không tiếp cận được vốn vay ngân hàng thì 80% không đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Lý giải vấn đề này, có nhiều nguyên nhân để DN khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, như các số liệu tài chính, kế hoạch kinh doanh chưa minh bạch, các

phương án chưa rõ ràng... nhưng quan trọng nhất là không đảm bảo tài sản thế chấp. Hầu hết các hoạt động cho vay của NH đều dựa vào tài sản thế chấp. Sự hỗ trợ chia sẻ khó khăn giữa ngân hàng và DN không những giúp đảm bảo ổn định sản xuất mà còn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát hiệu quả.

Như vậy, DN không chỉ đối mặt với những áp lực do chi phí tài chính tăng mà việc tiếp cận được với nguồn vốn sản xuất kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn, nhất là các DNNVV. Đặc biệt, thời điểm này, rất nhiều DN bắt đầu bước vào mùa cao điểm cần nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nhanh chóng tăng tốc vượt kế hoạch và về đích sớm năm 2010. Do đó, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa ngân hàng và DN ở thời điểm này hết sức quan trọng, giúp DN đảm bảo sự ổn định sản xuất. Sự hỗ trợ này không chỉ là những ưu đãi về lãi suất mà còn ở điều kiện vay, giúp DN dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ chia sẻ khó khăn giữa ngân hàng và DN không những giúp đảm bảo ổn định sản xuất mà còn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát hiệu quả và thiết thực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông, nếu DN đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cấu VLĐ cho sản xuất, kinh doanh, phân bổ hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Nâng cao hiệu quả quản lý VLĐ của doanh nghiệp là rất cần thiết song nó chỉ có thể thực hiện được khi nhóm các điều kiện sau được thực hiện: điều kiện từ phía khách hàng, điều kiện từ chính bản thân ngân hàng và điều kiện về môi trường pháp lý và môi trường kinh tế xã hội.

Trên đây là một số lý luận về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp. Để cụ thể hóa các lý luận này, chúng ta sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn và hiệu quả của Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng. Qua đó có thể thấy được những mặt đạt được và mặt chưa đạt được để có thể tìm ra những biện pháp phát triển cho Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng nói riêng và tại NHTMCP Quân đội nói chung ngày càng hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI GÓI SẢN PHẨM QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 2.1. Tổng quan về MB Trần Duy Hưng

2.1.1. Giới thiệu khái quát về MB

Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành Ngân hàng TMCP Quân đội. Sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 4/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở ban đầu tại 28A Điện Biên Phủ với số vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên. Định hướng chủ yếu trong giai đoạn này là phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty và các Nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng. Ngay từ khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội đã được xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng với hai mục tiêu: phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và khai thác dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường.

Trải qua 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân đội đã có sự trưởng thành vượt bậc với những bước phát triển ấn tượng. Bắt đầu từ vốn điều lệ hết sức khiêm tốn, chỉ có 20 tỷ đồng với duy nhất một trụ sở chính tại 28A Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội. Đến nay, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng liên lục và đạt 7.300 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Ngân hàng đã hình thành một hệ thống các chi nhánh, Phòng giao dịch tại những trung tâm kinh tế lớn của đất nước và các tỉnh lân cận trải dọc từ Bắc vào Nam với hơn 130 điểm giao dịch. Đi đôi với việc mở rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng luôn

chú trọng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng đã cung cấp một danh mục các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Quân đội đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động hiệu quả, có vị thế nhất định trong hệ thống Ngân hàng thương mại, được NHNN đánh giá hoạt động hiệu quả với hạng xếp loại A. Năm 2010, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đánh dấu một giai đoạn mới với những thành công mới ở vị trí một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển MB Trần Duy Hưng

MB Trần Duy Hưng thành lập từ ngày 28/03/2007, tiền thân là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Sở giao dịch - Ngân hàng Quân Đội. Đến tháng 2/10/2008 MB Trần Duy Hưng chính thức chuyển cấp quản lý từ Sở Giao dịch về trực thuộc Hội sở với mạng lưới hoạt động được xác định là Quận Cầu Giấy cùng hai Phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Xuân Thuỷ và Phòng giao dịch Nghĩa Tân. Địa chỉ trụ sở giao dịch hiện tại là Tầng 1 Tòa nhà 17T2 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đến nay, MB Trần Duy Hưng có 3 Phòng giao dịch phụ thuộc: MB Xuân Thủy địa chỉ trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy), MB Nghĩa Tân địa chỉ trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy) và MB Nam Trung Yên địa chỉ trên đường Nam Trung Yên (Cầu Giấy). Kể từ khi thành lập MB Trần Duy Hưng chỉ có 10 CBCNV đến nay tổng số CBCNV là 98 người. Sau 4 năm kể từ ngày thành lập và 3 năm chính thức hoạt động lên chi nhánh cấp 1 đến nay, MB Trần Duy Hưng đã phát triển vượt bậc trở thành một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt và hiệu quả trong toàn hệ thống Ngân hàng Quân Đội.

2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của MB Trần Duy Hưng

* Chức năng

MB Trần Duy Hưng giữ chức năng làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của MB Hội sở và theo lệnh của Tổng giám đốc ngân hàng.

MB Trần Duy Hưng là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài chính và có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, trực tiếp kinh doanh đa chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Nhiệm vụ

Huy động vốn theo nhiều hình thức: Nhận tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế theo định hướng chỉ đạo và quy định chung của Hội sở.

Hoạt động tín dụng và dịch vụ: cho vay (ngắn, trung và dài hạn); cung ứng các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán; kinh doanh ngoại hối; kinh doanh các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thẻ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Hội sở tại từng thời kỳ.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của MB Trần Duy Hưng

* Bộ máy tổ chức hoạt động của MB Trần Duy Hưng được thể hiện tại sơ đồ 2.1 với nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:

Ban giám đốc

+ Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đưa ra những quyết định cuối cùng và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban.

+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được phân công theo từng mảng công việc khác nhau tùy theo quyền hạn và nhiệm vụ.

Phòng QHKH

+ Bộ phận Khách hàng doanh nghiệp: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, theo dõi, thu hồi nợ vay, tiếp thị và quản lý khách hàng.

+ Bộ phận Khách hàng cá nhân: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể, tiếp thị, quản lý khách hàng và chăm sóc khách hàng cá nhân, theo dõi, thu hồi nợ vay.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức MB Trần Duy Hưng

+ Bộ phận hỗ trợ tín dụng: Quản lý, thực hiện hỗ trợ các Chuyên viên quan hệ khách hàng soạn hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ thanh toán quốc tế chuyển Hội sở, hạch toán giải ngân, thu nợ, kiểm soát hồ sơ giải ngân theo điều kiện đã được phê duyệt. Quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. Thực hiện các công tác báo cáo theo yêu cầu lãnh đạo.

Bộ phận thẩm định tín dụng

+ Có trách nhiệm thẩm định và phân tích các nhu cầu tín dụng của

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG DOANH NGHIỆP PHÒNG HÀNH CHÍNH CV QHKH DN BỘ PHẬN KHÁCH HÀNG NHÂN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH PHÒNG KẾ TOÁN - QUỸ CV QHKH CN CV THẺ Bộ phận xử lý giao dịch Bộ phận quỹ Bộ phận kế toán Các phòng giao dịch trực thuộc BỘ PHẬN HỖ TRỢ TÍN DỤNG

khách hàng theo báo cáo đề xuất của Bộ phận bán hàng_Phòng Quan hệ khách hàng và các hồ sơ tín dụng kèm theo.

+ Báo cáo kết quả thẩm định trực tiếp cho Ban Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. + Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng, quản lý nợ, hỗ trợ xử lý giao dịch và thực hiện một số chức năng khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc.

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng

+ Bộ phận kế toán: Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán, quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh, quản lý điều hòa thanh khoản toàn Chi nhánh, tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn Chi nhánh…

+ Quản lý công tác an toàn kho quỹ: Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kiểm điểm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Phòng hành chính

+ Quản lý công tác hành chính: tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu

Một phần của tài liệu phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng (Trang 30 - 104)