1. 3 Phân loại vốn lưu động
3.2.4. Tăng cường khai thác 100% nhóm khách hàng mục tiêu
Với phương châm đổi mới, điều chỉnh mình cho phù hợp với khách hàng, Ngân hàng TMCP Quân đội luôn lấy khách hàng làm gốc, chủ động tìm
kiếm, mở rộng khách hàng một cách có chọn lọc. Hiện tại, Ngân hàng đang có hai nhóm khách hàng chính: nhóm khách hàng lớn, truyền thống và DNN&V. Nhóm khách hàng lớn, truyền thống bao gồm những Tổng Công ty Xây dựng lớn thuộc Bộ Quốc Phòng và các Tập đoàn có mối quan hệ hợp tác toàn diện. Nhóm khách hàng là DNN&V là một lượng lớn các DNN&V đang có quan hệ với Ngân hàng và những doanh nghiệp khác mà Ngân hàng muốn thu hút về sử dụng dịch vụ của mình. Đây là thị trường mục tiêu trong những năm tới của Ngân hàng TMCP Quân đội.
Để có thể thu hút một lượng lớn DNN&V có chất lượng, có nhu cầu cao và ổn định, Ngân hàng đang nỗ lực không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, tăng cường cho vay hợp vốn, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng Quân đội rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, Ngân hàng đang từng bước tiến hành cơ cấu lại tài sản nợ với việc chú trọng đến mọi thành phần kinh tế làm ăn hiệu quả, vay trả sòng phẳng và có tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Khách hàng cũ là những khách hàng đã có quan hệ tại MB Trần Duy Hưng. Đây là những giá trị tiềm năng mà MB Trần Duy Hưng có thể khai thác được ngay và hiệu quả. Việc tăng cường quan hệ với khách hàng, khách hàng trở thành những người bạn, khi có cơ hội kinh doanh thì MB Trần Duy Hưng có cơ hội tiếp cận đầu tiên nhu cầu khách hàng và tư vấn gia tăng giá trị khai thác lợi ích từ khách hàng. Hiện tại MB Trần Duy Hưng đang có cơ sở khách hàng cũ khá tốt, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, dược phẩm, sản xuất dệt may…với quy mô lớn. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của khách hàng thì quan hệ tín dụng và và các giao dịch khác sẽ cùng tăng trưởng theo, đem lại hiệu quả hoạt động tín dụng tốt.
Đánh giá đúng hiệu quả khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan hệ tín dụng một cách thường
xuyên, ngân hàng có thể nắm bắt được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số dư tài khoản của họ, ngân hàng sẽ biết được về khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm…
Đây là cách tốt nhất để thu nhập các thông tin về khách hàng và là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho việc thẩm định sàng lọc thông tin, kế hoạch hoá được nguồn vốn cũng như các chi phí giám sát khách hàng khi đã có sẵn phương thức giám sát khách hàng tạo điều kiện để củng cố đầu vào, mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng khi khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi. Sự am hiểu khách hàng qua công cụ quản lý vốn lưu động sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động của khách hàng, tư vấn kịp thời về loại tín dụng khối lượng tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm được chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên ngân hàng sẽ có những điều kiện ưu đãi hơn đối với khách hàng trong quá trình cho vay, điều đó sẽ cuốn hút được khách hàng làm cho khách hàng gắn bó hơn với ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng không những ngày càng củng cố mối quan hệ đối với khách hàng hiện tại mà cả đối với khách hàng tiềm năng, và nhờ đó ngân hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao được hiệu quả tín dụng.