1. 3 Phân loại vốn lưu động
3.2.3. Đối với Nhà nước, Chính phủ
3.2.3.1. Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển. Song để có thể đồng bộ và thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ngành, Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.
Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, TCKT mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
3.2.3.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, nhất quán cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn.
Những văn bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải ban
hành, sửa đổi các văn bản pháp luật như luật về thế chấp tài sản, luật về quyền sở hữu tài sản, luật đầu tư kinh doanh, về cơ chế vay vốn ngân hàng sao cho cụ thể, đơn giản mà hiệu quả cao. Việc xây dựng các văn bản này theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập sẽ là tiền đề quan trọng để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, an toàn và ổn định trong dài hạn.
3.2.3.3. Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động Ngân hàng
Để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh thì trước hết nhà nước cần phải tạo ra môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi đến vay vốn ngân hàng:
+ Sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và tăng vốn tự có cho các doanh nghiệp này: Với tình hình thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế nói riêng đều kinh doanh trên mức vốn tự có rất thấp do Nhà nước cấp. Do đó nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp là vay vốn từ ngân hàng, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước và rất dễ mất cân đối tài chính, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Để khắc phục điều này, Nhà nước cần nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và có kế hoạch tăng vốn để giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp còn lại sẽ tiến hành cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn tự có từ các hình thức sở hữu khác. Ngoài ra, Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả được huy động vốn từ các hình thức việc phát hành trái phiếu, vừa tăng vốn cho doanh nghiệp vừa tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có chất lượng sản phẩm tốt, công nghệ sản xuất hiện đại, nhà nước tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, đồng thời Nhà nước cần có biện pháp mạnh ngăn chặn hàng nhập lậu không có nguồn gốc, xuất xứ nhằm bảo vệ hàng hoá trong nước cũng như tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
+ Tăng cường công tác giám sát công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê.
+ Tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan nhà nước với chức năng kinh doanh, tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước…
3.2.3.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm khách hàngkhách hàng nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế
Cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với những doanh nghiệp đó. Trên cơ sở bảng tín nhiệm đã được xếp hạng, ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để tham khảo, đánh giá chính xác hơn về khách hàngkhách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đưa ra quyết định của mình. Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho khách hàngkhách hàng đăng ký xếp hạng, thúc đẩy doanh nghiệp tự giác nâng cao năng lực của mình, nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Việc làm này cũng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những ưu điển và nhược điểm của công tác triển khai Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng trong thời gian qua, chương 3 luận văn đã xác định xu hướng phát triển mảng thị phần doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Trên cơ sở đó, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện gói sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm cho doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động tại MB Trần Duy Hưng nói riêng và Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung, tiến tới mục tiêu trong 5 năm tới đưa Ngân hàng TMCP Quân đội trở thành ngân hàng đứng đầu trong dich vụ hỗ trợ quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề chất lượng dịch vụ sản phẩm luôn là một vấn đề lớn của hệ thống Ngân hàng nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Các Doanh nghiệp lại chiếm số lượng chủ yếu và đem lại 85% nguồn lợi nhuận cho các ngân hàng hiện nay, do đó vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đến các DN không chỉ có ý nghĩa trong hiện tại mà còn trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng này, Ngân hàng đã thể hiện nhiều hạn chế trong việc kiểm soát nhu cầu vốn và đặc biệt là vốn lưu động, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của DN với sự phát triển của Ngân hàng.
Trước yêu cầu của hoạt động tín dụng nói chung cũng như thực trạng hoạt động tín dụng với DN tại Ngân hàng TMCP nói riêng, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động cho các DN sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho Ngân hàng, cho khách hàng và là một trong những căn cứ cơ cấu lại tổ chức hoạt động của Ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và khảo sát thực tế hoạt động tín dụng đối với DN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản với hy vọng giải quyết phần nào những vướng mắc, hạn chế từ đó triển khai mạnh mẽ mục tiêu bán Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động cho tất cả các DN đang quan hệ với chi nhánh và các DN sẽ tiếp cận trong thời gian tới. Nội dung của luận văn tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn
lưu động trong các doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động
của Ngân hàng TMCP Quân đội, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh đối với các DNN&V tại Chi nhánh Trần Duy Hưng.
Thứ ba: Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực trạng chất lượng tín dụng
đối với DNN&V tại Ngân hàng TMCP Quân đội, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động cho các DNN&V tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng, phù hợp với định hướng và chính sách phát triển chung của Ngân hàng Quân đội.
Trong khuôn khổ bài luận văn tốt nghiệp, em học viên đã trình bày một vài nét về hoạt động tín dụng của SacombankChi nhánh Thủ ĐôMB Trần Duy Hưng và đưa ra giải pháp, góp phần nhằm phát triển Gói sản phẩm Quản lý vốn lưu động cho các DNN&V tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng. Em Học viên mong rằng có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Quý thầy cô cùng các bạn đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thanh Hà, Trịnh Đỗ Quyên, Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng, NXB Hà Nội, Hà Nội.
3. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Luận văn thạc sỹ các khóa 2008, 2009, 2010.
6. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Frederic S.Miskin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2002), Công văn số 996/NHNN-CSTT ngày 10/9/2002 về việc hướng dẫn tài khoản thấu chi tài khoản thanh toán mở tại các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, Hà Nội.
10. Ngân hàng Quân đội (2010), QĐ số 1935/QĐ-MB-HS ngày 4/5/2010 về việc Quy trình cho vay theo Hạn mức thấu chi, Hà Nội.
11. Ngân hàng Quân đội (2010), QĐ số 4100/QĐ-MB-HS ngày 6/8/2010 về Gói sản phẩm quản lý VLĐ và QĐ số 6047/QĐ-MB-HS ngày 2/11/2010 về việc sửa đổi Quy định gói sản phẩm quản lý VLĐCác văn bản nội bộ khác liên quan như: Biểu phí, lãi suất, quy chế sử dụng tài khoản…, Hà Nội.
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínQuân Đội – Chi nhánh Thủ ĐôTrần Duy Hưng (20072008, 20082009, 20092010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
13. Ngân hàng Quân đội (2011), QĐ số 3880/QĐ-MB-HS ngày 28/06/2011 về việc Sửa đổi Quy trình cho vay theo Hạn mức thấu chi, Hà Nội.
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật NHNN Việt Nam và luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
15. Anh Quân (23/9/2011), GDP 9 tháng của Việt Nam tăng 5,76%, website: http://vneconomy.vn
16. Peter Rose (2001), Giáo trình quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
17. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1996), Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
18. PGS. TS. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
19. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng Thương mại, NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
20. Tổng cục thống kê (2010), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, đường link http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010. 21. Website Ngân hàng Quân đội (2011), http://www.militarybank.com.vn
22. TS. Lê Thị Xuân (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.