Triển khai Ngân hàng Cộng Đồng

Một phần của tài liệu phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng (Trang 85 - 91)

1. 3 Phân loại vốn lưu động

3.2.6. Triển khai Ngân hàng Cộng Đồng

Cộng đồng. Khái niệm cộng đồng sẽ được thu hẹp lại với sự phân chia địa bàn. MB Trần Duy Hưng có địa bàn trên Quận Cầu Giấy, do vậy các chương trình hành động sẽ gắn với địa bàn Quận Cầu Giấy.

Có 2 cách thức hành động:

Cách thức gián tiếp: tham gia các hoạt động trên địa bàn nhằm mục đích Từ thiện-Xã hội, để từ đó xây dựng hình ảnh ngân hàng tới các cá nhân, tổ chức trên địa bàn, tất cả mọi người đều biết đến MB Trần Duy Hưng có trụ sở tại Tầng 1 Tòa nhà 17T2. Các chương trình gắn liền với hoạt động của Quận/Phường/Tổ dân phố:

Thể thao:

• Chạy việt dã, MB tham gia với tư cách nhà tài trợ (Giải nhất 01 thẻ ATM active plus kèm tài khoản 2 triệu đồng…) và cử người tham gia.

• Tài trợ các giải thể thao khác: Cờ vua, bóng đá, cầu lông…do Quận/Phường/Tổ dân phố tổ chức.

Văn hóa:

• Tài trợ cho các Hội trực thuộc Quận/Phường/Tổ dân phố: Hội người cao tuổi; Hội văn thơ…

Từ thiện - Xã hội: • Hiến máu nhân đạo.

• Bảo vệ môi trường: “Ngày chủ nhật xanh”

• Tài trợ cho Đài phát thanh Phường Trung Hòa nhân chính • Thăm và tặng quà cho các cháu trường SOS Mai dịch/Sao Mai • Tham gia tặng quà ngày thương binh liệt sĩ

Cách thức trực tiếp: tham gia các hoạt động trên địa bàn nhằm mục đích giao lưu trực tiếp với các Doanh nghiệp/Cá nhân/Tổ chức để giới thiệu về MB Trần Duy Hưng, tạo điều kiện tư vấn khách hàng trực tiếp.

Tham gia trực tiếp với các chương trình do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Quận Cầu Giấy tổ chức: Thể thao, văn hóa, Từ thiện- Xã hội.

- Đa dạng hoá các kênh lấy thông tin và khai thác nguồn thông tin không trực tiếp một cách triệt để. Để nắm bắt thông tin khách hàng, CVQHKH có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đi thực tế tại trụ sở và nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, CVQHKH có thể khai thác thông tin không trực tiếp từ việc kiểm tra chéo thông qua các đối tác của khách hàng, từ các cơ quan quản lý (Bộ, cơ quan thuế, công an phường…), thông tin đại chúng và cả thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng.

- CVQHKH cần thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm soát sau định kì theo quy định của Ngân hàng và bất thường bất kì khi nào nhận thấy có sự biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- CVQHKH cần định kì và bất thường đánh giá tình hình tài chính của khách hàng Doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính mà khách hàng phải cung cấp cho Ngân hàng theo đúng cam kết. Đây cũng là một nguồn thông tin hữu ích giúp CVQHKH kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, phát hiện ra những biến động bất thường, những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ mà khách hàng có thể gặp phải. Khách hàng doanh nghiệp thường không có thói quen thuê đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm toán hoạt động tài chính của mình. Vì vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể không thể hiện được hết hiện trạng của đơn vị. Vì vậy, CVQHKH phải kiểm tra kĩ các hoá đơn, sổ sách, chứng từ gốc tại doanh nghiệp và thu thập các văn bản thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước để đảm bảo nhận định đúng tình hình của khách hàng.

hàng tại các hội nghị khách hàng thường niên hoặc bất thường. Qua những hoạt động này, ngân hàng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng cũng như thông tin về những sản phẩm, dịch vụ mới, sự thay đổi về quy chế của ngân hàng và của các cơ quan quản lý đến khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu khách hàng, khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động kinh doanh của mình để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, thu hút hiệu quả hơn nữa đối với khách hàng.

Khách hàng là đối tượng hoạt động quan trọng của ngân hàng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 150 tổ chức kinh doanh tiền tệ như các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần đặc biệt là các chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn, phương pháp, kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và đội ngũ cán bộ có kiến thức thông thạo, về nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy, với Sacombank Thủ Đô công tác khách hàng cực kỳ quan trọng đặc biệt trong điều kiện hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Mặt khác, cơ chế ngân hàng cho phép khách hàng được quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng do đó nếu công tác khách hàng của mình không tốt, không linh hoạt thì sẽ khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay cũng như thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng đúng hạn. Chính vì vậy, nó là nguyên nhân làm cho hiệu quả tín dụng bị ảnh hưởng. Ngược lại, làm tốt công tác khách hàng thì không những thu hút khách hàng mà hiệu quả tín dụng được nâng lên và còn có khả năng mở rộng tín dụng. Công tác khách hàng không phải chỉ đáp ứng một cách thuận lợi, dễ dàng cho mọi nhu cầu hợp pháp của khách hàng mà còn phải dựa trên cơ sở tạo mối quan hệ hiểu biết, hợp tác cùng có lợi, tạo lập

quan hệ khách hàng bền vững nhất.

Những thuận lợi dành cho ngân hàng khi thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng:

- Đánh giá đúng hiệu quả khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan hệ tín dụng một cách thường xuyên, ngân hàng có thể nắm bắt được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số dư tài khoản của họ, ngân hàng sẽ biết được về khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm…

- Đây là cách tốt nhất để thu nhập các thông tin về khách hàng và là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho việc thẩm định sàng lọc thông tin, kế hoạch hoá được nguồn vốn cũng như các chi phí giám sát khách hàng khi đã có sẵn phương thức giám sát khách hàng tạo điều kiện để củng cố đầu vào, mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng. Sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng khối lượng tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm được chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên ngân hàng sẽ có những điều kiện ưu đãi hơn đối với khách hàng trong quá trình cho vay, điều đó sẽ cuốn hút được khách hàng làm cho khách hàng gắn bó hơn với ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng không những ngày càng củng cố mối quan hệ đối với khách hàng hiện tại mà cả đối với khách hàng tiềm năng, và nhờ đó ngân hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao được hiệu quả tín dụng.

- Đề ra chính sách chiến lược, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng trong tương lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội để không ngừng nâng cao hiệu quả các mặt nghiệp vụ và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và các chính sách chăm sóc cần thiết của ngân hàng. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, khách hàng vay vốn cụ thể…. Để phù hợp với quy chế cho vay và chính sách sản phẩm ưu đãi, an toàn đối với từng loại khách hàng, Sacombank Thủ Đô cần tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng định kỳ hoặc ngay từ khi khách hàng bắt đầu có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Việc đánh giá và phân loại khách hàng từ khi quan hệ tín dụng hay định kỳ sẽ giúp cho chi nhánh luôn có một cái nhìn đúng và toàn diện về khách hàng sử dụng các danh mục tài sản có của chi nhánh nhằm loại trừ, ngăn chặn được các đối tượng đầu tư kém hiệu quả, mang lại rủi ro cho chi nhánh. Muốn vậy, Sacombank cần nhanh chóng triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng. Đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của ngân hàng. Việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ sẽ giúp ngân hàng đánh giá được chất lượng tín dụng, cũng như đánh giá được các khách hàng đến quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Đặc biệt, hệ thống này lượng hóa được rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay, hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng

với một bên thứ ba.

Hiện tại, một trong số các yêu cầu quan trọng đối với hệ thống XHTD nội bộ của NHTM được NHNN quy định bao gồm:

a) Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD.

b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD.

c) Hàng năm, TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách DPRR cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định củapháp luật.

Một phần của tài liệu phát triển gói sản phẩm quản lý vốn lưu động tại ngân hàng tmcp mb – chi nhánh trần duy hưng (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w