Ngân hàng Nhà nước, Bản thuyết minh các nội dung Dự thảo Thông tư quy định về bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính, tr.1, 2.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 25 - 28)

HĐCTTC, định nghĩa về bên bán và bên mua khoản phải thu. Đồng thời, lược bỏ các quy định không cần thiết hoặc nhằm đảm bảo sự linh hoạt, quyền chủ động giữa các bên khi tham gia CNKPT. Bên cạnh đó, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN cịn bổ sung một số nội dung khác như phương thức bán khoản phải thu, hội đồng bán khoản phải thu, giá bán khoản phải thu và những vấn đề khác trên cơ sở rà sốt từ Thơng tư 09/2015/TT-NHNN. Nhận thấy, CNKPT từ hoạt động cho thuê tài chính thực chất cũng chính là việc CTTC, CTCTTC bán đi khoản nợ từ HĐCTTC mà họ đã ký kết với khách hàng. Nhưng vì những điểm khác biệt mà việc bán đi các khoản phải thu này từ HĐCTTC cần được điều chỉnh bởi một quy định đặc thù hơn, thay vì cũng áp dụng Thơng tư 09/2015/TT-NHNN. Do đó, để tạo sự đồng nhất cũng như tránh bất bình đẳng giữa các CTTC, CTCTTC và TCTD khác thì việc xây dựng Thơng tư 20/2017/TT-NHNN dựa trên khuôn mẫu của Thông tư 09/2006/TT- NHNN là hợp lý.

1.2.2 Khái niệm pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động

cho thuê tài chính ở Việt Nam

Về mặt nội dung, pháp luật về CNKPT thường tập trung điều chỉnh các nội

dung liên quan đến khoản phải thu và quá trình chuyển nhượng chúng. Nhìn chung, pháp luật về CNKPT thường bao gồm các quy định cơ bản về: (1) nguyên tắc CNKPT, (2) quy trình và điều kiện thực hiện CNKPT và (3) các điều khoản cơ bản trong hợp đồng CNKPT. Có thể nhận thấy, pháp luật về CNKPT hầu như chú trọng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm quan hệ giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng CNKPT và với bên thứ ba khác (nếu có), mà khơng thể hiện nhóm quy định phản ánh vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động CNKPT. Về mặt hình thức, các quy định về CNKPT được tập trung trong một văn bản quy phạm pháp

luật riêng, đó là Thơng tư 20/2017/TT-NHNN. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và pháp lý để xây dựng cũng như điều chỉnh các quan hệ trong CNKPT cịn có Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các văn bản pháp luật về mua, bán nợ cũng như các nghị định, thông tư, quyết định khác trong lĩnh vực pháp luật ngân hàng.

Như vậy, pháp luật về CNKPT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động CNKPT, mà trong đó, CTTC, CTCTTC là bên CNKPT từ HĐCTTC cho bên mua khoản phải thu.

1.2.3 So sánh quy định pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt

động cho th tài chính với bao thanh tốn và mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

 So sánh quy định pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính với bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN) định nghĩa khái niệm bao thanh toán tại Điều 2. Sau đó, Khoản 17 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 9, Khoản 10 Thông tư 02/2017/TT-NHNN đã mở rộng nội dung hoạt động bao thanh toán, áp dụng cho cả việc mua lại khoản phải trả.

Hoạt động CNKPT và bao thanh toán đều thực hiện dựa trên khoản phải thu và đều nhằm hướng tới mục đích tài trợ tài chính cho bên CNKPT. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa CNKPT và bao thanh toán. Thứ nhất, về bản chất, CNKPT không phải là hoạt động cấp tín dụng của CTTC,

CTCTTC nhưng bao thanh toán là một hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, CNNHNN (Khoản 14, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng2010). Cụ thể, các đơn vị bao thanh tốn sẽ cấp tín dụng, ứng trước tiền thanh tốn do đã cung ứng hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho bên bán hoặc bên mua dựa trên các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong khi đó, CNKPT từ hoạt động cho th tài chính lại là việc bán đi các khoản phải thu phát sinh từ HĐCTTC, được các chủ thể khác ứng trước tiền thanh tốn và khơng mang tính chất cấp tín dụng. Thứ hai, về cơ sở hình thành, CNKPT xuất phát từ một hoạt động cấp tín dụng, mang bản chất ngân hàng – hoạt động cho thuê tài chính, cụ thể là phát sinh dựa trên HĐCTTC. Bao thanh tốn lại hình thành từ một quan hệ dân sự, phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Thứ ba, về đối tượng của

hợp đồng, hợp đồng CNKPT có đối tượng là khoản phải thu xuất phát từ HĐCTTC. Trong khi đó, đối tượng của hợp đồng bao thanh tốn là các khoản phải thu (hoặc khoản phải trả) thương mại, xuất phát từ các hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thứ tư, về chủ thể thực hiện, đối tượng được phép thực hiện CNKPT là CTTC, CTCTTC. Mặt khác, đơn vị bao thanh toán chỉ bao gồm ngân hàng thương mại, CTTC tổng hợp, CTTC bao thanh toán và CNNHNN được phép thực hiện bao thanh tốn (Khoản 1, Điều 2 Thơng tư 02/2017/TT-NHNN).

 So sánh quy định pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính với mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài

Ban đầu, chỉ có các TCTD được thực hiện hoạt động mua, bán nợ theo hướng dẫn tại các Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 04 năm 1999 và được thay thế sau đó bởi Quyết định số 59/2006/NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD (“Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN”). Về sau, cả TCTD và CNNHNN đều được quyền thực hiện hoạt động này và hiện đang được Thông tư 09/2015/TT- NHNN điều chỉnh. Thực tế, nợ và khoản phải thu đều được xem là nợ theo quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 227 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 14/2014/TT-NHNN) (“Quyết định 493/2005/QĐ-

NHNN”). Về bản chất, CNKPT và hoạt động mua, bán nợ đều là hình thức chuyển

giao quyền đòi nợ đối với một khoản nợ, khoản phải thu từ bên bán – bên có quyền sở hữu đối với khoản nợ, khoản phải thu cho bên mua thông qua hợp đồng. Theo đó, bên mua sẽ thu hồi một khoản tiền tương đương hoặc nhỏ hơn số tiền mà bên mua đã thanh toán cho bên bán. Hoạt động mua nợ hoặc nhận CNKPT đều khơng là hình thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt CNKPT và mua, bán nợ thông qua một số điểm khác biệt.

Thứ nhất, về cơ sở hình thành, CNKPT diễn ra dựa trên một hoạt động tiền

đề trước đó là nghiệp vụ cho thuê tài chính. Ngược lại, mua, bán nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, kể cả khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng như Nghị định 39/2014/NĐ-CP, hiện nay CTTC có thể thực hiện các hoạt động gồm: (1) nghiệp vụ cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng (Điểm d, Khoản 1, Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 9 Nghị định 39/2014/NĐ-CP); (2) nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng (Điểm đ, Khoản 1, Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 10 Nghị định 39/2014/NĐ-CP) và (3) nghiệp vụ cho thuê tài chính (Điểm g, Khoản 1, Điều

27

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (sửa đổi, bổ sung) “Điều 2.

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: …

4. “Nợ” bao gồm:

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)