Quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp vi phạm hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 59 - 69)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”

61 Hoàng Lan (2015), “Chứng khốn hóa – Một phương thức giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng”,

3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp vi phạm hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê

phạm hợp đồng chuyển nhƣợng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính

Trước đây, Điều 11 và Điều 12 của Thơng tư 09/2006/TT-NHNN có quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán khoản phải thu. Tuy nhiên, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã lược bỏ đi các quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán khoản phải thu. Dưới đây là phân tích về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng CNKPT.

 Nghĩa vụ thông báo của bên bán khoản phải thu

Nghĩa vụ quan trọng nhất của bên bán khoản phải thu là nghĩa vụ thông báo cho bên thuê tài chính và bên bảo đảm trong hợp đồng cho thuê tài chính về việc

bán khoản phải thu (điểm l, Khoản 1, Điều 11 Thông tư 20/2017/TT-NHNN). Về nghĩa vụ thông báo của bên bán, như đã đề cập tại Chương 1, Công ước của LHQ về CNKPT cho phép cả bên chuyển nhượng và/ hoặc bên nhận chuyển nhượng được quyền thơng báo cho bên có nghĩa vụ biết về giao dịch CNKPT. Tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều có thể gửi thơng báo về việc chuyển nhượng cho bên có nghĩa vụ62. Tuy nhiên, pháp luật Hàn Quốc và Nhật Bản lại không cho phép bên nhận chuyển nhượng được gửi thơng báo đến bên có nghĩa vụ63. Khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 3 Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN vẫn cho phép các bên có thể tự thỏa thuận về nghĩa vụ thông báo. Tuy nhiên, nếu pháp luật Việt Nam quy định minh thị về lựa chọn cho phép cả bên nhận chuyển nhượng cũng được quyền thơng báo cho bên nghĩa vụ thì có thể giúp các bên tránh được những rủi ro tiềm ẩn xảy ra trên thực tế. Chẳng hạn như nếu bên chuyển nhượng phá sản trước khi bên này gửi thơng báo cho bên có nghĩa vụ, bên nhận chuyển nhượng sẽ khơng thể thực hiện quyền của mình trước bên có nghĩa vụ. Kết quả là bên nhận chuyển nhượng khơng thể địi nợ trực tiếp từ bên có nghĩa vụ mà chỉ có thể tham gia vào q trình thanh lý tài sản của thủ tục phá sản của bên chuyển nhượng như một bên nợ khơng có bảo đảm64.

Theo pháp luật Việt Nam, ý nghĩa của việc thông báo này chỉ nhằm bảo đảm bên nhận chuyển nhượng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, mà khơng có giá trị đảm bảo thứ tự ưu tiên được thanh toán nợ giữa bên nhận chuyển nhượng và các bên thứ ba khác. Điều này không giống với pháp luật tại một số quốc gia như Anh, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tại Anh, theo nguyên tắc từ án lệ Dearle v. Hall, thứ tự ưu tiên được thanh toán nợ giữa bên nhận chuyển nhượng với các bên thứ ba khác được xác định theo thứ tự mà bên có nghĩa vụ nhận được thơng báo về việc chuyển nhượng. Cũng chính vì vậy, pháp luật Hàn Quốc và Nhật Bản quy định rất nghiêm ngặt về hình thức của văn bản thông báo như phải được công chứng,

62 Jon Woo-Jung (2012), “The Assignment of Receivables under the Chinese Contract Law and Some Suggestions”, Peking University Journal of Legal Studies, 119, tr. 122. Suggestions”, Peking University Journal of Legal Studies, 119, tr. 122.

63

Điều 450 (1) của Bộ luật Dân sự Hàn Quốc số 471 ngày 22/02/1958 (sửa đổi bổ sung bởi Bộ luật số 8720 ngày 21/12/2007 quy định rằng: “Việc chuyển nhượng quyền yêu cầu khơng thể được thực hiện chống lại bên

có nghĩa vụ hoặc bất kỳ một bên thứ ba nào khác, nếu bên chuyển nhượng không gửi thông báo đến bên có nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ khơng đồng ý về việc chuyển nhượng này.”

Điều 467 (1) của Bộ luật Dân sự Nhật số 89 ngày 27/04/1986 quy định rằng: “Việc chuyển nhượng quyền yêu

cầu không thể được thực hiện chống lại bên có nghĩa vụ hoặc bất kỳ một bên thứ ba nào khác, nếu bên chuyển nhượng không gửi thông báo đến bên có nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ khơng biết được việc chuyển nhượng này.”

64

chứng thực và có niêm yết ngày tháng rõ ràng. Trong khi đó, việc cơng chứng hợp đồng CNKPT tại Hoa Kỳ hoặc việc đăng ký hợp đồng CNKPT tại Canada, New Zealand hay Úc mới là cơ sở để đảm bảo thứ tự được thanh toán nợ giữa bên nhận chuyển nhượng và các bên thứ ba khác. Luật Về Ngoại Lệ Của Các Yêu Cầu Trong Bộ Luật Dân Sự Để Hiệu Lực Hóa Việc Chuyển Nhượng Tài Sản Cá Nhân Và Các Khoản Phải Thu (Law on the Exceptions to the Civil Law Requirements for Perfection of the Assignment of Personal Property and Receivables) của Nhật Bản vẫn cho phép các bên đăng ký hợp đồng CNKPT nhưng theo hệ thống đăng ký tại nước này, mối quan hệ giữa bên nhận chuyển nhượng và các bên thứ ba khác (chẳng hạn như các bên đồng nhận chuyển nhượng khác hoặc các bên có quyền khác đối với khoản nợ) hoàn toàn khác biệt so với mối quan hệ giữa các bên này và bên nợ. Do đó, giả sử bên bán và bên mua đã thực hiện việc đăng ký hợp đồng CNKPT nhưng chưa thực hiện thủ tục thơng báo cho bên nợ thì vẫn mất đi quyền ưu tiên thanh toán so với bên đã thực hiện thủ tục thông báo với bên nợ65.

Chính vì tầm quan trọng của nghĩa vụ thơng báo nên việc giới hạn thời gian để thực hiện nghĩa vụ này là cần thiết. Điểm a, Khoản 2, Điều 17 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định, bên bán nợ cần thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên nợ chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán nợ. Tương tự, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN có thể cân nhắc quy định về thời hạn thông báo nhằm thúc đẩy các bên thực hiện nghĩa vụ này tốt hơn.

Hiện nay, hợp đồng chuyển giao quyền địi nợ có thể được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản như được đề cập điểm c, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP. Theo cách hiểu về giá trị pháp lý của việc đăng ký hợp đồng, chẳng hạn như đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính, thì việc đăng ký hợp đồng CNKPT chỉ làm phát sinh giá trị pháp lý đối với người thứ ba, từ đó xác lập quyền ưu tiên của bên nhận chuyển nhượng đối với các chủ thể khác có liên quan66. Về bản chất, khả năng để được bên nợ thanh toán tiền nợ lại xuất phát từ việc bên này đã nhận được thông báo về việc chuyển nhượng hay chưa, mà không phụ thuộc vào việc các bên đã tiến hành đăng ký hợp đồng CNKPT như thế nào. Như vậy, bên cạnh việc trao quyền cho các bên có thể thỏa thuận khác đi về nghĩa vụ thông báo

65

Jon Woo-Jung, tlđd (62), tr. 126, 127, 128, 129.

66 Hồ Quang Huy, “Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính: Cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên cho thuê tài chính”, http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1430, truy cập vào thuê tài chính”, http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1430, truy cập vào ngày 07/10/2018.

như quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam cần quy định các điều kiện có hiệu lực của văn bản thông báo và/ hoặc văn bản nhận được thông báo hoặc quy định thời điểm thông báo là thời điểm mà các quyền được chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng có hiệu lực.

Khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 3 Điều 10 Thơng tư 20/2017/TT-NHNN có quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bán khoản phải thu không thực hiện nghĩa vụ thông báo. Theo đó, trong trường hợp không thông báo mà phát sinh chi phí cho bên th tài chính thì bên bán khoản phải thu phải thanh tốn chi phí này. Tuy nhiên, pháp luật hoặc hợp đồng CNKPT có thể quy định thêm các hậu quả pháp lý khác để đảm bảo trách nhiệm thông báo được thực hiện trên thực tế.

 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên bán khoản phải thu

Khắc phục nhược điểm của Thông tư 09/2006/TT-NHNN, điểm a, Khoản 1, Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã quy định cụ thể hơn các tài liệu cần cung cấp. Việc cung cấp thông tin này thường xuất hiện trong giai đoạn thẩm tra pháp lý đối với khoản phải thu trong trường hợp bên mua thực hiện hoạt động này. Các thông tin này không chỉ giúp xác định giá mua khoản phải thu mà còn là cơ sở để bên mua cung cấp cho bên thuê tài chính khi thu hồi nợ.

Tại Hoa Kỳ, Luật Quy Định Phương Thức Thu Hồi Nợ Hợp Lý (Fair Debt Collection Practices Act67) có quy định trao quyền cho bên nợ được quyền yêu cầu bên thu hồi nợ (được định nghĩa là bất kỳ ai sử dụng bất kỳ công cụ thương mại hoặc phương tiện thư tín theo bất kỳ hình thức nào, với mục đích chính là thu hồi khoản nợ, hoặc bất kỳ ai thu hồi nợ thông thường hoặc cố gắng thu hồi nợ trực tiếp hoặc gián tiếp (Khoản 6, Điều 803) cung cấp bản xác minh khoản nợ. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được cuộc gọi hoặc văn bản yêu cầu từ bên thu hồi nợ thì bên nợ có thể gửi văn bản u cầu xác minh khoản nợ (Khoản 4, Điều 809). Đặc biệt, Luật này chỉ cho phép bên nợ đặt ra yêu cầu xác minh với bên thu hồi nợ mà không được phép thực hiện điều này với bên chủ nợ gốc. Do đó, bất kể khi nào bên nợ cảm thấy (i) họ không thể nhận ra hoặc nhớ ra khoản nợ của họ, (ii) họ cảm thấy khoản nợ là khơng chính xác, (iii) khả năng khoản nợ không thể thu hồi do đã quá hạn, (iv) khoản nợ không phải của họ, (v) họ muốn kiểm chứng rằng

67 Xem tại: https://www.ftc.gov/enforcement/rules/rulemaking-regulatory-reform-proceedings/fair-debt-collection-practices-act-text. Truy cập vào 01/01/2019. collection-practices-act-text. Truy cập vào 01/01/2019.

bên thu hồi có thẩm quyền thu hồi nợ68, thì bên nợ đều có quyền yêu cầu xác minh. Trong trường hợp bên thu tiền nợ khơng có khả năng xác minh khoản nợ nhưng vẫn tiếp tục yêu cầu bên nợ thanh tốn thì bên nợ có quyền kiện bên thu hồi nợ trước tòa án bang hoặc liên bang. Theo đó, bên nợ có khả năng thắng kiện khoảng 1000 đô la Mỹ, cộng thêm các chi phí về bồi thường về thiệt hại thực tế, chi phí tịa án hoặc luật sư69. Tuy nhiên, Luật Quy Định Phương Thức Thu Hồi Nợ Hợp Lý lại không quy định cụ thể các loại tài liệu nào mà bên thu hồi nợ cần gửi cho bên nợ nhằm xác minh khoản nợ, gây lúng túng trong quá trình thực hiện.

Luật Các Điều Khoản Hợp Đồng Kinh Doanh (Chuyển Nhượng Khoản Phải Thu) 2018 (The Business Contract Terms (Assignment of Receivables) Regulations 2018) của Anh70 cung cấp một số thông tin quan trọng mà bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bao gồm: (i) tên và địa chỉ của các bên trong hợp đồng gốc, (ii) tên và địa chỉ của bên đại diện cho bên nợ có thể xác nhận hiệu lực và số lượng khoản phải thu, (iii) mã số thuế GTGT của bên nợ hoặc của bên cung cấp, (iv) thời điểm mà hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vơ hình dẫn đến phát sinh khoản phải thu, (v) một bảng mơ tả đầy đủ hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vơ hình dẫn đến phát sinh khoản phải thu (bao gồm số lượng hàng hóa, tài sản vơ hình hoặc mức độ dịch vụ, đơn giá, tỷ suất thuế GTGT và khoản phải trả không bao gồm thuế GTGT), (vi) số lượng, cơ sở hoặc tỷ lệ giảm giá, (vii) khoản thuế GTGT phải nộp, (viii) lý do đối với các trường hợp hưởng thuế suất 0% đối với thuế GTGT hoặc miễn trừ thuế GTGT, (ix) chi tiết về bất kỳ điều khoản nào cấm, áp đặt điều kiện hoặc hạn chế việc CNKPT phát sinh từ hợp đồng gốc hợp đồng khác giữa các bên trong hợp đồng gốc, (x) thời hạn tín dụng để thanh toán khoản phải thu, (xi) bằng chứng về việc thực hiện phần trong hợp đồng gốc (hoặc hợp đồng khác giữa các bên) dẫn đến việc phát sinh khoản phải thu, hoặc (x) các yếu tố hoặc bằng chứng về bất cứ biện pháp phòng vệ hoặc yêu cầu bù trừ tiềm năng nào từ một bên trong hợp đồng gốc. Thơng tư 20/2017/TT-NHNN có thể tiếp thu kinh nghiệm từ Luật Các Điều Khoản Hợp Đồng Kinh Doanh (Chuyển Nhượng Khoản Phải Thu) 2018 nhằm mở rộng phạm vi những loại văn bản cần được cung cấp cho bên nhận chuyển nhượng.

68 “Debt verification”, Trang thông tin điện tử Nolo, https://www.alllaw.com/articles/nolo/bankruptcy/debt-verification.html, truy cập vào ngày 01/01/2019. verification.html, truy cập vào ngày 01/01/2019.

69

Stephanie Lane, “Debt Collection Defense: Requiring that the collector document the debt”, Trang thông tin điện tử Nolo, https://www.nolo.com/legal-encyclopedia/debt-collection-defense-requiring-that-the- collector-document-the-debt.html , truy cập vào ngày 02/01/2019.

70

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng là một trong những quy định mới tại Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015. Khoản 1 Điều 366 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã quy định cụ thể trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến khoản phải thu thuộc về bên bán khoản phải thu. Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên bán khoản phải thu nếu có thiệt hại xảy ra. Như vậy, đây là một nghĩa vụ quan trọng của bên bán và việc liệt kê các tài liệu cần được cung cấp sẽ giúp cho hoạt động CNKPT trở nên thuận lợi hơn trên thực tế.

 Quyền và nghĩa vụ của bên bán khoản phải thu khi thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng cho thuê tài chính với bên thuê tài chính

Điều 20 Cơng ước của LHQ về CNKPT có quy định rõ về những nguyên tắc cơ bản trong trường hợp điều chỉnh hợp đồng gốc. Cụ thể, trước thời điểm thông báo về việc chuyển nhượng, mọi điều chỉnh trong hợp đồng gốc giữa bên chuyển nhượng và bên nợ đều có hiệu lực đối với bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ nhận được khoản tiền tương ứng với việc điều chỉnh (nếu có). Sau thời điểm thông báo về việc chuyển nhượng cho bên thuê tài chính, mọi điều chỉnh trong hợp đồng gốc đều không ảnh hưởng đến các quyền của bên nhận chuyển nhượng, trừ khi (i) bên nhận chuyển nhượng đồng ý với việc điều chỉnh hoặc (ii) khoản phải thu chưa được thanh toán kèm theo một trong hai trường hợp (a) việc sửa đổi đã được đề cập trong hợp đồng gốc hoặc (b) trong bối cảnh của hợp đồng gốc thì một bên nhận chuyển nhượng hợp lý sẽ đồng ý điều chỉnh.

Điều 9-405 của Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ có quy định rằng, việc điều chỉnh hoặc thay thế hợp đồng gốc chỉ có hiệu lực chống lại bên nhận chuyển nhượng nếu được thực hiện ngay tình, cụ thể áp dụng trong hai trường hợp (i) quyền được thanh toán hoặc một phần của quyền này theo hợp đồng gốc chưa được thanh toán đủ hoặc (ii) quyền được thanh toán hoặc một phần của quyền này được thanh toán đủ nhưng bên nợ chưa nhận được thông báo về việc chuyển nhượng. Điều 80(3) của Luật Bảo Đảm Tài Sản Cá Nhân 2009 của Úc cho phép bên chuyển nhượng khoản nợ và bên nợ được phép điều chỉnh các nội dung trong hợp đồng gốc có liên quan đến khoản nợ sau khi nhận được thông báo về việc chuyển nhượng, nếu bên nợ không có thỏa thuận với bên nhận chuyển nhượng về việc không được phép điều chỉnh. Quy định này đặt ra một số điều kiện cho việc điều chỉnh hợp đồng gốc như (i) bên nợ và bên chuyển nhượng thực hiện việc điều chỉnh hoặc thay thế một cách ngay tình, trung thực, (ii) cách thức mà việc điều chỉnh hoặc

thay thế được diễn ra hợp lý về mặt thương mại, (iii) việc điều chỉnh hoặc thay thế không gây ra ảnh hưởng bất lợi đến bên nhận chuyển nhượng về (a) quyền của bên nhận chuyển nhượng trong hợp đồng hoặc (b) khả năng thực hiện hợp đồng của bên chuyển nhượng. Điều 80(4) và 80(5) của Luật này cũng nêu rõ, việc điều chỉnh chỉ được cho phép khi quyền được thanh toán chưa được đáp ứng đầy đủ và trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)