- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”
55 Lê Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
ty AMC tư nhân, dù là các công ty độc lập hoặc các công ty con, đều có kỹ năng chun mơn cao trong việc quản lý các tài sản khó thu hồi, họ có thể khéo léo tìm cách gia tăng thêm giá trị cho các khoản nợ mà họ đã mua, từ đó bán chúng đi với giá cao hơn. Vì vậy, nhìn chung, các cơng ty AMC tư nhân mang đến lợi thế nhất định hơn so với các công ty AMC công lập, đặc biệt đối với các khoản nợ không phức tạp, chẳng hạn như các khoản nợ không thuộc nhiều bên cho vay, các vấn đề liên quan đến khoản nợ không cần giải quyết theo hệ thống hoặc khi pháp luật điều chỉnh đối với việc giải quyết các khoản nợ đó đã quá rõ ràng56.
Có thể thấy, các cơng ty AMC là cơng ty con của các TCTD có vai trị hỗ trợ giải quyết hiệu quả đối với chính TCTD mẹ. Tương tự, các AMC là cơng ty con của các CTTC, với những lợi thế mà họ có so với các chủ thể được phép mua nợ khác, cũng cần được pháp luật cho phép để xử lý nợ cho CTTC mẹ của mình. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng cần cung cấp nền tảng pháp lý tập trung về việc thành lập, tổ chức hay hướng dẫn hoạt động của các AMC trực thuộc CTTC.
Bên mua là Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) hoặc Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC)
Các hoạt động của VAMC chủ yếu được quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 14/2015/TT-NHNN ngày 28 tháng 08 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 08/2016/TT-NHNN ngày 16 tháng 06 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước) (“Thông tƣ 19/2013/TT-NHNN”). Theo đó, VAMC có thể mua các khoản nợ xấu từ cho thuê tài chính của CTTC, CTCTTC bằng trái phiếu đặc biệt (khi thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN) và theo giá thị trường (khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN). Như vậy, các CTTC, CTCTTC chỉ có thể bán các khoản nợ xấu cho VAMC, do đó phạm vi khoản nợ
được bán cho VAMC bị hẹp đi so với các chủ thể khác. Đồng thời, bên bán phải đạt
56 Akiko Terada-Hagiwara, Gloria Pasadilla (2004), “Experience of Asian Asset Management Companies: Do they increase moral hazard? – Evidence from Thailand”, Economics and Research Department Working Do they increase moral hazard? – Evidence from Thailand”, Economics and Research Department Working
được một số điều kiện nổi bật như khoản phải thu phải có tài sản bảo đảm, có các giấy tờ, hồ sơ hợp lệ về khoản phải thu hoặc tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm có khả năng phát mãi, v.v. Vì vậy, việc giải quyết các khoản phải thu tồn đọng thông qua VAMC là một vấn đề khó khăn, địi hỏi nhiều thủ tục và thời gian của bên bán khoản phải thu.
Hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) được điều chỉnh chủ yếu bởi Thông tư 135/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 08 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của DATC là hỗ trợ, tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu tiếp nhận và xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp công lập. Do đó, chỉ có các CTTC hoặc CTCTTC là doanh nghiệp nhà nước thì mới có thể tham gia ký kết hợp đồng với DATC để được hỗ trợ xử lý các khoản phải thu tồn đọng. Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới đã cho phép mở rộng phạm vi hoạt động của DATC với vai trị là cơng cụ của Chính phủ, sẽ tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức dưới sự quản lý của Nhà nước57. Vì vậy, nếu dự thảo này có hiệu lực, DATC sẽ có thể mua khoản phải thu của các CTTC, CTCTTC không phải là doanh nghiệp nhà nước.
Bên mua là pháp nhân cư trú khác không phải là ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân, CNNHNN
Hiện nay, các pháp nhân kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (“Nghị định 69/2016/NĐ-CP”), Thông tư 53/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và các văn bản hướng dẫn khác. Trường hợp bán khoản phải thu cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ thì khoản phải thu cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Theo đó, bên mua khoản phải thu và bên th tài chính khơng phải là người có liên quan theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014. Xét thấy, quy định này là cần thiết vì nó ngăn chặn tình trạng các bên
57 Ngọc Phan, “DATC vẫn chỉ nên như trước đây”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, https://www.thesaigontimes.vn/279197/DATC-van-chi-nen-nhu-truoc-day.html, truy cập vào ngày https://www.thesaigontimes.vn/279197/DATC-van-chi-nen-nhu-truoc-day.html, truy cập vào ngày 01/12/2018.
ký kết hợp đồng chỉ để tránh thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, để đảm bảo giao dịch mua bán khoản phải thu với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ diễn ra đúng pháp luật, bên bán khoản phải thu cần yêu cầu bên mua cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, sở hữu cổ phần,…nhằm đảm bảo bên mua và bên nợ khơng phải là người có liên quan của nhau. Pháp luật mua bán khoản phải thu có thể quy định nội dung này là một trong những thông tin mà bên mua phải cung cấp cho bên bán để đảm bảo giao dịch CNKPT được chấp thuận.
Bên mua là cá nhân
Cá nhân là người cư trú hoặc khơng cư trú đều có thể mua khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính. Trước đây, từ khi Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ra đời, cá nhân trong và ngồi nước đã có thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ. Tuy nhiên Quyết định này không xây dựng được một hành lang pháp lý rõ ràng cho các chủ thể mua bán nợ là cá nhân, dẫn đến khơng có nhiều trường hợp các cá nhân tham gia mua bán nợ. Từ đó, có luồng ý kiến cho rằng pháp luật nên loại bỏ chủ thể là cá nhân tham gia vào các hợp đồng mua bán nợ. Nhưng xét cho cùng, cá nhân là các đối tượng có nguồn vốn khơng hề nhỏ trong xã hội. Do đó, thay vì loại bỏ các chủ thể là cá nhân ra khỏi hoạt động mua, bán nợ thì nên xây dựng khung pháp lý cho cá nhân có thể phát huy tối đa vai trị của mình để chung tay cùng với Ngân hàng Nhà nước, các TCTD và các tổ chức kinh tế khác giải quyết vấn đề nợ và nợ xấu trong ngành ngân hàng58. Các văn bản pháp lý về mua bán nợ hiện nay vẫn chưa tập trung vào những vấn đề bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư (mà trong đó có các nhà đầu tư cá nhân). Vấn đề cơ bản nhất là thiếu các quy định, hướng dẫn liên quan đến việc công bố, đảm bảo minh bạch các thông tin liên quan cần thiết cho các nhà đầu tư. Do đó, chưa thuyết phục các nhà đầu tư tích cực tham gia vào hoạt động này59. Vì vậy, cần có những quy định bảo vệ bên mua khoản phải thu dưới tư cách cá nhân nói riêng cũng như pháp nhân nói chung để tránh những rủi ro tiềm ẩn trên thực tế.
Bên bán khoản phải thu
Hiện nay, bên bán khoản phải thu chỉ bao gồm CTTC và CTCTTC. Một trong những cách thức để có thể đa dạng hóa chủ thể bán khoản thu và phát triển