Điều 1637 về Chuyển nhượng quyền được yêu cầu nói chung, Phầ nI Chuyển nhượng quyền yêu cầu, Chương VII Chuyển nhượng và thay đổi nghĩa vụ, Thiên 1 Nghĩa vụ chung, Quyển 5 Nghĩa vụ, Bộ luật Dân

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 36 - 40)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”

33Điều 1637 về Chuyển nhượng quyền được yêu cầu nói chung, Phầ nI Chuyển nhượng quyền yêu cầu, Chương VII Chuyển nhượng và thay đổi nghĩa vụ, Thiên 1 Nghĩa vụ chung, Quyển 5 Nghĩa vụ, Bộ luật Dân

ý nghĩa khi bên thuê nhận được thông báo về việc chuyển nhượng, trước khi hoạt động chuyển nhượng diễn ra trên thực tế. Điều 19 Công ước này cũng như Điều 15 Luật Tiêu chuẩn UNIDROIT về Cho thuê (UNIDROIT Model Law on Leasing) được thông qua vào ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã quy định cho phép các bên trong HĐCTTC ban đầu có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc bên th tài chính sẽ khơng nêu lên các quyền nói trên đối với bên nhận chuyển nhượng khi việc chuyển nhượng xảy ra. Cụ thể, các bên thường thỏa thuận điều khoản miễn trừ (cut- off clause) trong HĐCTTC. Theo đó, bên th tài chính sẽ chấp thuận trước về việc chuyển nhượng của bên cho thuê và cam kết từ bỏ tất cả yêu cầu hoặc biện pháp phòng vệ chống lại bên nhận chuyển nhượng34. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của bên thuê, Điều 19 Công ước của LHQ về CNKPT, Điều 6:146 Bộ luật Dân sự Hà Lan quy định các trường hợp cấm bên thuê từ bỏ biện pháp phòng vệ hoặc quyền bù trừ khi: (1) Việc từ bỏ này xuất phát từ hành vi lừa dối của bên nhận chuyển nhượng và (2) Việc từ bỏ phát sinh trong tình trạng bên th khơng có năng lực hành vi dân sự và/ hoặc khơng có thẩm quyền để thực hiện một hành động pháp lý.

Như vậy, pháp luật nước ngồi cho phép bên có nghĩa vụ, tức bên thuê tài chính được phép thực hiện các biện pháp phòng vệ đối với bên nhận chuyển nhượng quyền địi nợ. Hiện nay, ngồi quyền từ chối của bên có nghĩa vụ như quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa có được các điều khoản nhằm viện dẫn những đối kháng gắn liền với nghĩa vụ mà quyền yêu cầu được chuyển giao như điều khoản miễn trách nhiệm, bù trừ nghĩa vụ tiến hành trước khi chuyển giao, thời hiệu, vô hiệu như trong pháp luật Pháp35 và các điều khoản phòng vệ khác như trong pháp luật các nước nói trên. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp đối kháng, cụ thể như bù trừ nghĩa vụ trong các hoạt động chuyển giao quyền yêu cầu tại Việt Nam trở nên hồn tồn khó khăn. Xét Bản án số 1605/2011/DS-PT ngày 29/12/2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh36, việc Hội đồng xét xử quyết định bị đơn phải trả cho ông Hảo số tiền 800.000.000đ mà không thể cấn trừ là chưa thật sự hợp lý. Vụ án này tồn tại hai mối quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa ông Phương – bà Linh và bà Hạnh. Thứ nhất, ông

Phương – bà Linh phải trả cho bà Hạnh khoản tiền mà bà Hạnh đã giao cho ông Phương – bà Linh để thế chân cho hợp đồng thuê (Ở đây, bà Hạnh là bên có quyền

34 Catherine Walsh (2011), “Leasing Law in Québec (Cananda)”, Uniform Law Review, 16, tr. 206, 207. 35 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (32), tr. 601, 602. 35 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (32), tr. 601, 602.

36

cịn ơng Phương – bà Linh là bên có nghĩa vụ). Thứ hai, bà Hạnh phải trả tiền bồi thường cho ông Phương – bà Linh (Ở đây, bà Hạnh là bên có nghĩa vụ cịn ơng Phương – bà Linh là bên có quyền). Như vậy, nếu khơng có việc bà Hạnh chuyển giao quyền yêu cầu địi tiền thế chân cho ơng Hảo thì ơng Phương – bà Linh hồn toàn được yêu cầu bù trừ nghĩa vụ trả tiền thế chân và nghĩa vụ bồi thường với bà Hạnh. Do đó, vì ơng Hảo là một bên thế quyền cho bà Hạnh nên nếu ông Phương – bà Linh có thể áp dụng việc bù trừ nghĩa vụ này với bà Hạnh thì cũng có thể áp dụng tương tự với ông Hảo. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm của PGS.TS Đỗ Văn Đại rằng, trong mối quan hệ với người có nghĩa vụ, người có quyền ban đầu có những ràng buộc gì thì người có quyền do thế quyền cũng có những ràng buộc đó trừ những ràng buộc chỉ mới phát sinh sau khi quyền yêu cầu được chuyển giao37. Hiện nay, quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền đòi nợ vẫn chưa đề cập đến các trường hợp phòng vệ mà bên có nghĩa vụ, bên th tài chính có thể đặt ra đối với người được chuyển giao quyền yêu cầu nói chung hoặc người nhận chuyển nhượng khoản phải thu nói riêng. Chính vì vậy, tham khảo pháp luật nước ngồi, Bộ luật Dân sự và Thơng tư 20/2017/TT-NHNN cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khác có thể cân nhắc bổ sung những nội dung về biện pháp phòng vệ và quyền bù trừ của bên thuê tài chính khi diễn ra hoạt động CNKPT. Từ đó, các bên tham gia giao dịch CNKPT sẽ có cái nhìn tổng qt hơn và thỏa thuận những điều khoản tốt hơn nhằm bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro pháp lý.

 Thời điểm quyền địi nợ tại hợp đồng cho th tài chính được chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng có hiệu lực

Khi thực hiện CNKPT, Điều 3:94 Bộ luật Dân sự Hà Lan (Dutch Civil Law) yêu cầu một trong hai trường hợp sau đây: (1) có hợp đồng chuyển nhượng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng và thông báo về việc chuyển nhượng cho bên nợ có liên quan hoặc (2) thực hiện (a) công chứng hợp đồng chuyển nhượng hoặc (b) đăng ký hợp đồng chuyển nhượng với Cơ quan thuế Hà Lan mà không cần phải thông báo về việc chuyển nhượng cho bên nợ có liên quan (gọi là “chuyển nhượng im lặng”, miễn là khoản phải thu của giao dịch chuyển nhượng này đang tồn tại vào thời điểm đăng ký hoặc phát sinh trực tiếp từ một quan hệ pháp lý đang hiện diện). Đối với trường hợp thứ nhất, quyền pháp lý liên quan đến khoản phải thu sẽ gắn liền với bên bán cho đến khi thông báo về việc chuyển nhượng được

37

gửi cho bên nợ. Nếu thông báo về việc chuyển nhượng được gửi cho bên nợ sau khi bên bán đã công bố phá sản, được quyền tạm dừng thanh toán hoặc trở thành đối tượng của các quy định về khẩn cấp, tùy từng trường hợp, thơng báo sẽ khơng có hiệu lực, và theo đó, quyền sở hữu pháp lý đối với khoản phải thu sẽ không được chuyển cho bên mua. Đối với trường hợp thứ hai, quyền pháp lý liên quan đến

khoản phải thu sẽ được chuyển cho bên mua ngay khi thực hiện việc công chứng hoặc đăng ký hợp đồng CNKPT. Tuy nhiên, một thông báo vẫn cần được gửi đến cho bên nợ để tránh trường hợp bên này chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên bán38. Như vậy, theo pháp luật Hà Lan, thời điểm để xác định các quyền liên quan đến khoản phải thu được chuyển giao cho bên mua là khi: (1) thông báo được gửi đến cho bên nợ, (2) hợp đồng CNKPT được công chứng hoặc (3) hợp đồng CNKPT được đăng ký.

Tại Việt Nam, căn cứ theo Khoản 3 Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về đăng ký chuyển quyền sở hữu quyền địi nợ, do đó, khi bên mua nhận được các giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ của bên bán (như bản sao HĐCTTC, hợp đồng bảo hiểm (nếu có), bản sao chứng nhận đăng ký HĐCTTC, các tài liệu khác có liên quan như quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN) thì quyền địi nợ được chính thức chuyển giao cho bên mua. Tuy nhiên, dựa trên việc tham khảo các quy định nước ngồi, có thể thấy nếu chỉ áp dụng Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 để xác định thời điểm chuyển quyền địi nợ cho bên mua thì chưa thật sự xác đáng khi không đề cập đến quyền lợi của bên thuê tài chính. Như vậy, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN cần quy định chi tiết về thời điểm chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua mà ở đó, trách nhiệm thơng báo cho bên th tài chính sẽ là điều kiện tiên quyết để việc chuyển giao có hiệu lực.

2.1.2 Bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền đòi nợ và các

quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính

Trường hợp bên mua là CTTC, CTCTTC được phép thực hiện hoạt động cho th tài chính thì bên bán có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài

38 Bas van Halder and Jan Bart Schober, “The Netherlands”, Performing and Non-performing Loan Transactions Across the World, A practical guide (Second Edition), NXB Euromoney Books, 2014, tr. 284. Transactions Across the World, A practical guide (Second Edition), NXB Euromoney Books, 2014, tr. 284.

chính, quyền địi nợ và tất cả các quyền và nghĩa vụ của mình trong HĐCTTC cho bên mua (Khoản 2, Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN). Nhận thấy, quy định này mang tính thống nhất với quy định tại Khoản 6, Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP khi trao quyền cho bên cho thuê tài chính được phép chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong HĐCTTC cho một bên cho thuê tài chính khác. Có thể thấy, ngun tắc này thể hiện bản chất pháp lý của CNKPT từ HĐCTTC là chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, cách quy định hiện tại của Thông tư 20/2017/TT- NHNN không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của việc chuyển nhượng hợp đồng. Bởi vì hợp đồng khơng đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ, mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương39. Do đó, nếu Khoản 6, Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP cũng như Khoản 2, Điều 7 Thơng tư 20/2017/TT-NHNN có thể quy định minh thị rằng: “Trường hợp bên mua là CTTC, CTCTTC được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, bên bán được quyền chuyển nhượng HĐCTTC cho bên mua” thì sẽ thể hiện rõ bản chất của giao dịch này hơn.

 Nội dung pháp lý của chuyển nhượng hợp đồng cho thuê tài chính Trong các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng tồn tại một nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc tuân thủ hợp đồng – pacta sunt servanda (hay còn gọi là nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng). Nguyên tắc này gồm hai tiểu nguyên tắc: (i) một bên ký hợp đồng không thể đơn phương thay đổi hợp đồng và việc thay đổi hợp đồng phải là ý nguyện chung của các bên và (ii) hợp đồng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính ổn định và không được hủy bỏ một cách tùy tiện40. Nhận thấy rằng, chuyển nhượng hợp đồng có thể xem là một hình thức “cứu cánh” nhằm giúp các bên trong quan hệ hợp đồng ban đầu duy trì được hiệu lực của hợp đồng mà không đi ngược lại nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, thể hiện qua những luận điểm sau:

Thứ nhất, chuyển nhượng HĐCTTC đòi hỏi bên nhận chuyển nhượng phải

có đầy đủ phẩm chất để có thể thực hiện được tồn bộ những quyền và nghĩa vụ mà bên chuyển nhượng đã thỏa thuận với bên thuê tài chính trong HĐCTTC. Nội dung

39

Ngô Quốc Chiến (2013), “Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định về chuyển giao hợp đồng”, Nghiên cứu lập

pháp, số 02 và 03, tr. 72.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 36 - 40)