Phan Trần Minh Hưng (2016), “Bàn về thế chấp quyền đòi nợ”, Kinh tế và Dự báo, số 5, tr 35

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 48 - 50)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”

49 Phan Trần Minh Hưng (2016), “Bàn về thế chấp quyền đòi nợ”, Kinh tế và Dự báo, số 5, tr 35

Hiện nay, Thông tư 20/2017/TT-NHNN không đề cập đến khoản phải thu trong tương lai và cũng bỏ ngõ trường hợp chuyển nhượng các khoản phải thu này, dẫn đến các nội dung yêu cầu việc mô tả cũng như tính xác định của khoản phải thu chưa được chú trọng. Tuy nhiên, đây cũng thực sự là một nội dung cần quan tâm khi các giao dịch CNKPT ngày càng phát triển trong tương lai. Mặt khác, Thông tư này vẫn cho phép việc bán một phần khoản phải thu hoặc bán khoản phải thu cho nhiều bên mua tại Khoản 6 Điều 7. Có thể thấy, việc trao quyền cho các bên tự thỏa thuận về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và các nội dung khác tại hợp đồng CNKPT là đúng đắn. Nhưng để đảm bảo được lợi

49 Phan Trần Minh Hưng (2016), “Bàn về thế chấp quyền đòi nợ”, Kinh tế và Dự báo, số 5, tr. 35. 50 50

ích của bên mua một cách chủ động hơn, Thơng tư có thể cân nhắc quy định về tính xác định của khoản phải thu và thời điểm để xác định khoản phải thu trong trường hợp mua bán toàn bộ hoặc chỉ một phần khoản phải thu. Hiện nay, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã thể hiện những nội dung quan trọng để thể hiện tính xác định của khoản phải thu nhưng chắc chắn vẫn cần những quy định cụ thể, chi tiết hơn để đảm bảo đúng đối tượng được chuyển nhượng.

2.2.2 Điều kiện về điều khoản không được chuyển nhượng khoản phải thu

Điều khoản không cho phép chuyển nhượng là một thỏa thuận thường gặp trong bất kỳ giao dịch dân sự nào. Mục đích của điều khoản này là nhằm bảo vệ bên nợ khỏi những thay đổi bất lợi phát sinh từ việc thay đổi vị trí pháp lý của bên chủ nợ. Pháp luậtmột số quốc gia chẳng hạn như Bộ luật Dân sự Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ (German Civil Code, Dutch Civil Code, Swiss Civil Code) đều công nhận hiệu lực của điều khoản cấm chuyển nhượng. Nhưng Điều 9-406(d) của Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳhay Bộ luật Thương mại Đức (German Commercial Law) lại cho phép vơ hiệu hóa điều khoản cấm chuyển nhượng. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng của bên chủ nợ không cấu thành lỗi và sẽ không chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm điều khoản cấm này. Mặt khác, Công ước của LHQ về CNKPT, Cơng ước UNIDROIT về Bao thanh tốn, Luật Bảo Đảm Tài Sản Cá Nhân của Saskatchewan 1993 (The Personal Property Security Act 199351) vẫn cho phép vơ hiệu hóa điều khoản cấm chuyển nhượng nhưng bên chuyển nhượng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc vi phạm điều khoản này với bên nợ52. Điển hình, Cơng ước của LHQ về CNKPT vẫn cơng nhận việc CNKPT, bất kể có hay khơng có thỏa thuận về việc cấm CNKPT trong hợp đồng gốc. Theo đó, trách nhiệm do vi phạm điều khoản không chuyển nhượng trong hợp đồng gốc của bên bán vẫn sẽ duy trì, đồng thời bên bán khơng có quyền chuyển giao trách nhiệm này cho bên mua. Khoản 2 Điều 9 và Khoản 3 Điều 10 Công ước này cũng không cho phép bên nợ được quyền chấm dứt hợp đồng gốc chỉ vì điều khoản khơng chuyển nhượng bị vi phạm. Bên cạnh đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ khơng phải chịu trách nhiệm ngay cả khi họ biết về điều khoản không chuyển nhượng trong hợp đồng gốc.

Theo Bộ luật Dân sự Hàn Quốc (Civil Code of Republic of Korea), Nhật Bản (Japanese Civil Code), Ý, Hy Lạp (Greek Civil Code), Bồ Đào Nha (Portuguese

51 Xem tại: http://www.qp.gov.sk.ca/documents/English/Statutes/Statutes/P6-2.pdf. Truy cập vào 01/11/2018. 52 Woo-Jung Jon (2010), “A comparative analysis of the regulations on anti-assignment clauses”, Korea 52 Woo-Jung Jon (2010), “A comparative analysis of the regulations on anti-assignment clauses”, Korea University Law Review, Vol 7:93, tr.98, 103, 104, 107.

Civil Code) hay Tây Ban Nha (Civil Code of Spain) thì việc có hiệu lực của điều khoản cấm chuyển nhượng lại phụ thuộc vào mức độ mà bên nhận chuyển nhượng biết về điều khoản này. Cụ thể, tại Điều 449(2) của Bộ luật Dân sự Hàn Quốc, Điều 466(2) của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, nếu bên nhận chuyển nhượng không biết về điều khoản cấm chuyển nhượng thì giao dịch chuyển nhượng có hiệu lực. Theo Điều 1260(2) của Bộ luật Dân sự Ý hoặc Điều 577(2) của Bộ luật Dân sự Bồ Đào Nha, điều khoản cấm chuyển nhượng chỉ có hiệu lực giữa bên nợ và bên chủ nợ, điều khoản này khơng có hiệu lực đối với bên nhận chuyển nhượng trừ khi chứng minh được rằng, bên này biết về điều khoản cấm chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Điều 1112 của Bộ luật Dân sự Tây Ban Nha quy định rằng, điều khoản cấm chuyển nhượng sẽ khơng có hiệu lực trừ khi bên nhận chuyển nhượng thực hiện một hành vi sai trái. Theo quy định của các nước này, bên nợ sẽ có cơ hội để chứng minh rằng bên nhận chuyển nhượng có biết được hay không về điều khoản cấm chuyển nhượng. Điều đó giúp cho bên nợ có trách nhiệm hơn trong việc quy định cụ thể về điều khoản đặc biệt này khi ký kết hợp đồng với bên chủ nợ53.

Việc vơ hiệu hóa điều khoản cấm chuyển nhượng được quy định với mục đích chính là bảo vệ quyền lợi của những bên nợ yếu thế, chẳng hạn như bên nợ trong các hợp đồng vay khi họ lo ngại nếu giao dịch chuyển nhượng xảy ra, họ có khả năng đối mặt với những chủ nợ khó tính và u cầu cao hơn so với chủ nợ gốc. Chính vì vậy, khơng chỉ theo pháp luật của các quốc gia kể trên mà theo Luật Bảo Đảm Tài Sản Cá Nhân 2009 của Úc (Personal Property Securities Act 2009 of Australia), Bộ Luật về Nghĩa Vụ của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Code of Obligations), Luật Việc làm, Doanh nghiệp và Kinh doanh nhỏ 2015 của Anh (Small Business, Enterprise and Employment Act 2015 of United Kingdom) 54, quy định “bỏ qua” điều khoản cấm chuyển nhượng chỉ xuất hiện trong một số loại hợp đồng nhất định chẳng hạn như hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng giao dịch thẻ tín dụng, mà khơng áp dụng đối với các hợp đồng tài chính, bao gồm cả HĐCTTC.

Một giao dịch CNKPT xuất phát từ một HĐCTTC mà trong hợp đồng này tồn tại một điều khoản cấm chuyển nhượng thì giao dịch chuyển nhượng khơng thể được thực hiện. Điểm b, Khoản 1, Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 2 Điều 4

53

Woo-Jung Jon, tlđd (52), tr. 109, 110.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)