Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (sách chuyên khảo, xuất bản lần

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 42 - 44)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”

41Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (sách chuyên khảo, xuất bản lần

thứ sáu, có sửa chữa, bổ sung), Tập 2, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 933, 934.

42

Dụng43 (Law on Financial Leasing, Factoring, Purchase of Receivables, Microcredit and Credit-Guarantee Operations) vào ngày 25 tháng 10 năm 2017. Trong đó, Điều 30 của Luật này cho phép bên cho th tài chính có quyền chuyển giao nghĩa vụ của mình trong HĐCTTC cho bên thứ ba. Đồng thời, bên cho th tài chính phải thơng báo bằng văn bản về việc chuyển giao này cho bên thuê tài chính, và bên thuê tài chính khơng có quyền từ chối hoặc phản đối về việc chuyển giao này.

Có một ngun tắc được Tịa án của Mỹ chấp nhận rộng rãi là mọi nghĩa vụ hợp đồng đều có thể được chuyển giao thơng qua ủy nhiệm, trừ phi người có quyền chứng minh được rằng việc chuyển giao nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của mình (substantial interest) và rằng, chỉ có việc thực hiện nghĩa vụ bởi người có nghĩa vụ ban đầu mới đảm bảo được lợi ích mong đợi từ việc ký kết hợp đồng. Quy định này chủ yếu liên quan đến các nghĩa vụ gắn liền với phẩm chất cá nhân của người giao kết (“skill, wisdom, taste or character of the person originally agreeing to tender performance”). Như vậy, đối với các nghĩa vụ mà việc thực hiện nó gắn liền với phẩm chất cá nhân của người có nghĩa vụ thì pháp luật Mỹ ưu tiên loại chuyển giao khơng giải phóng nghĩa vụ44.

Về mặt bản chất pháp lý, khi bên bán chuyển nhượng HĐCTTC cho bên mua

là một bên có thẩm quyền thực hiện HĐCTTC thì bên mua đã đạt được những phẩm chất tối thiểu để tiếp tục thực hiện HĐCTTC. Đồng thời, trong trường hợp này, tài sản thuê tài chính vẫn được duy trì nên việc bên thuê tài chính khơng đồng ý với giao dịch chuyển nhượng HĐCTTC là không hợp lý. Về mặt thực tiễn, CNKPT có vai trị rất lớn trong việc giải quyết nhu cầu khơi thơng dịng vốn của các CTTC, CTCTTC. Do đó nếu chỉ vì bên th tài chính phản đối việc chuyển nhượng HĐCTTC một cách vơ lý thì hoạt động của các CTTC, CTCTTC sẽ trở nên khó khăn. Vì lẽ đó, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN có thể quy định thêm rằng, trong trường hợp bên th tài chính khơng đồng ý với việc chuyển nhượng HĐCTTC, bên này cần cung cấp các bằng chứng hợp lý thể hiện việc thay đổi đối tác sẽ gây bất lợi cho bên thuê tài chính khi tiếp tục thực hiện hợp đồng.

2.1.3 Chuyển giao biện pháp bảo đảm khi chuyển giao quyền đòi nợ từ bên

bán sang bên mua

43

Xem tại:

https://www.cbcg.me/slike_i_fajlovi/eng/fajlovi/fajlovi_brzi_linkovi/propisi/laws/law_on_financial_leasing_ factoring_73-17.pdf. Truy cập vào 01/10/2018.

44

Với đặc điểm bản chất nghĩa vụ không đổi nên các nghĩa vụ bổ sung cho nghĩa vụ chính cũng khơng đổi, kể cả các biện pháp bảo đảm45. Trong pháp luật Québec (Canada) cũng có quy định rằng “việc chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm kéo theo chuyển giao biện pháp bảo đảm” và việc chuyển giao này được áp dụng ngay cả đối với trường hợp “chuyển giao quyền u cầu ngồi ý chí của người có quyền”. Ở Pháp, “người thế quyền được hưởng không chỉ các biện pháp bảo đảm theo nghĩa thông thường (như thế chấp, cầm cố, quyền ưu tiền, bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm đối nhân khác) mà cả các quyền khác cho phép người có quyền một bảo đảm như điều khoản bảo lưu quyền sở hữu, quyền cầm giữ, quyền khởi kiện”46. Tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015 cũng ghi nhận nội dung này tại Điều 368 nhằm khẳng định việc chuyển giao cả các biện pháp bảo đảm đi kèm với chuyển giao quyền yêu cầu.

Như vậy, CNKPT sẽ làm xuất hiện hoạt động chuyển giao các quyền liên quan đến tài sản bảo đảm hoặc quyền đảm bảo khác cho khoản phải thu trong HĐCTTC. Hiện nay, Điều 15 Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 của Quốc hội về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (“Nghị quyết

42/2017/QH14”) có đề cập đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ

xấu của TCTD cho bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm xuất phát từ HĐCTTC lại khó có thể áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 khi Nghị quyết này chỉ điều chỉnh về việc xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và chỉ áp dụng đối với tổ chức mua, bán xử lý nợ xấu là tổ chức mà

Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của

TCTD. Trong khi đó, theo Thơng tư 20/2017/TT-NHNN hiện nay, CTTC và CTCTTC có thể bán khoản phải thu thuộc các nhóm nợ khác nhau mà khơng nhất thiết đó phải là nợ xấu. Bên cạnh đó, đối tượng được mua khoản phải thu tương đối đa dạng hơn nhiều so với các chủ thể quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14. Như vậy, Nghị quyết 42/2017/QH14 có thể mở rộng phạm vi áp dụng hoặc cần có một quy định cụ thể hơn để có thể điều chỉnh cả hoạt động chuyển giao tài sản bảo đảm từ HĐCTTC này.

Mặt khác, chuyển giao biện pháp bảo đảm từ HĐCTTC cũng dẫn đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận chuyển nhượng khoản phải thu. Căn cứ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 42 - 44)