Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 31.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 40 - 42)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”

40Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 31.

này được đảm bảo thông qua việc quy định bên mua phải là CTTC, CTCTTC được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Thứ hai, việc chuyển giao HĐCTTC vẫn cần phải duy trì tất cả các quyền và

nghĩa vụ phát sinh từ mối quan hệ hợp đồng ban đầu giữa bên cho thuê tài chính và bên thuê tài chính. Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản là một nội dung tất yếu. Bởi vì, một trong những mục đích quan trọng mà bên thuê tài chính hướng đến là tài sản thuê tài chính với các đặc điểm như đã được thỏa thuận cần phải được đảm bảo thực hiện suốt thời gian có hiệu lực của HĐCTTC. Bên cạnh đó, các quyền khác đi cùng với quyền sở hữu tài sản cũng sẽ được chuyển giao cho bên mua chẳng hạn như quyền gắn ký hiệu trên tài sản cho thuê; quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê quyền thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê sử dụng, khai thác tài sản cho thuê trái với quy định của HĐCTTC; quyền thu hồi đối với tài sản cho thuê bị hỏng không thể phục hồi, sửa chữa,…

Thứ ba, bên cạnh quyền sở hữu tài sản và các quyền đi cùng với quyền này,

bên bán sẽ chuyển giao tất cả các quyền và nghĩa vụ khác trong HĐCTTC cho bên mua. Cũng cần lưu ý, bên mua nhận chỉ có thể nhận chuyển nhượng các quyền mà bên bán có trong HĐCTTC ban đầu mà khơng bao giờ được hưởng nhiều hơn các quyền này.

Nhìn chung, tuy pháp luật Việt Nam chưa có quy định riêng về chuyển nhượng hợp đồng, nhưng dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên (Khoản 2, Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015), các bên vẫn có thể thực hiện chuyển nhượng hợp đồng trên thực tế. Thế nhưng, pháp luật về cho th tài chính cũng cần có những quy định cụ thể về việc chuyển nhượng hợp đồng để các bên có cơ sở pháp lý thực thi tốt hơn.

 Chấp thuận của bên thuê tài chính trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng cho thuê tài chính

Hiện nay, Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN không quy định về chấp thuận của bên thuê tài chính trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng. Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP cũng chỉ quy định về nghĩa vụ thông báo của bên cho thuê tài chính khi chuyển nhượng cả quyền và nghĩa vụ của mình, mà khơng đề cập đến việc có cần chấp thuận của bên thuê tài chính hay khơng. Tuy nhiên, trong chuyển giao hợp đồng tồn tại cả trường hợp chuyển giao nghĩa vụ nên vẫn cần tuân thủ Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, bên bán cần nhận được sự đồng ý của

bên có quyền (tức bên th tài chính).

Theo Điều 1406 Bộ luật Dân sự Ý, việc chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận giữa một bên trong hợp đồng với người thứ ba được chấp thuận “với điều kiện bên kia của hợp đồng đồng ý về việc này”. Ở Scotland, “khái niệm chuyển giao toàn bộ hợp đồng được thừa nhận với tên gọi là chuyển giao hợp đồng. Sự đồng ý của bên kia của hợp đồng được yêu cầu để giải phóng bên chuyển giao đối với nghĩa vụ của họ”. “Trong pháp luật Thụy Điển, một sự thỏa thuận giữa các bên ban đầu trong hợp đồng và người mới được yêu cầu để làm phát sinh các hệ quả pháp luật của chuyển giao hợp đồng”. Tương tự, đoạn 2 Khoản 1 Điều 12:201 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng quy định “việc thế vị trí chỉ có hiệu lực nếu bên kia của hợp đồng chấp nhận rằng việc thế vị trí giải phóng đối tác ban đầu”41. Tại Bỉ, pháp luật quy định việc chuyển giao một số loại hợp đồng chuyên biệt. Trong trường hợp pháp luật khơng có quy định, hợp đồng chỉ có thể được chuyển giao nếu được sự đồng ý của tất cả các bên. Tịa án Bỉ có xu hướng đề cao sự tự do thỏa thuận. Trong pháp luật của các nước theo hệ thống Germanique (hệ thống luật dân sự) như Đức Thụy Sỹ, Áo và các nước Scandinave (bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển ở vùng Bắc Âu), khơng có quy định chung nào của pháp luật điều chỉnh việc chuyển giao hợp đồng nhưng các nước này có xu hướng chấp nhận việc chuyển giao do các bên thỏa thuận. Tại Argentina, việc chuyển giao chỉ có hiệu lực với sự đồng ý của tất cả các bên42.

Mặt khác, Luật Tiêu chuẩn UNIDROIT về Cho thuê có quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 15 rằng, nghĩa vụ của bên cho thuê theo hợp đồng cho thuê chỉ có thể được chuyển giao khi nhận được sự đồng ý của bên thuê và bên thuê không được từ chối nếu khơng có lý do chính đáng. Cách quy định này của Luật Tiêu

chuẩn UNIDROIT về Cho thuê bảo vệ được quyền tự do chuyển nhượng của bên cho thuê, thông qua việc không cho phép bên th từ chối nếu khơng có lý do chính đáng. Cùng với hướng quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bán, Quốc hội của nước Cộng hòa Montenegro vừa ban hành Luật Về Cho Thuê Tài Chính, Bao Thanh Tốn, Mua Khoản Phải Thu, Tín Dụng Vi Mơ Và Hoạt Động Bảo Đảm Tín

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính (Trang 40 - 42)