108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 13 Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Trong khi đó, CTCTTC được thực hiện: (1) nghiệp vụ cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính (Khoản 5, Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 1, Điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP) và (2) nghiệp vụ cho thuê tài chính (Khoản 4, Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 1, Điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Như vậy, khi CTTC thực hiện nghiệp vụ cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng, dẫn đến việc làm phát sinh các khoản nợ từ bên vay hoặc các khoản trả thay cho khách hàng được bảo lãnh thì CTTC có thể bán các khoản nợ này phù hợp với các quy định về mua, bán nợ. Khi CTCTTC thực hiện cho vay bổ sung vốn lưu động nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ trực tiếp việc quản lý, vận hành và sử dụng tài sản thuê tài chính cho bên thuê tài chính, sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của TCTD, CNNHNN (Điều 37 Thơng tư 30/2015/TT-NHNN), theo đó, vẫn sẽ làm phát sinh các khoản nợ từ việc cho vay và có quyền bán các khoản nợ này theo quy định về mua, bán nợ. Trái lại, nếu CTTC, CTCTTC thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính, làm phát sinh khoản phải thu từ HĐCTTC thì CTTC, CTCTTC có quyền thực hiện việc bán khoản phải thu theo Thông tư 20/2017/TT-NHNN. Thứ hai, về chủ thể, bên CNKPT là bên được
phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính mà cụ thể là CTTC và CTCTTC. Trong khi đó, bên bán nợ được quy định rộng hơn, bao gồm các TCTD, CNNHNN được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng. Thứ ba, về đối tượng
của hợp đồng, hợp đồng CNKPT có đối tượng là khoản phải thu từ HĐCTTC; mặt khác, hợp đồng mua, bán nợ có đối tượng là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của TCTD, CNNHNN (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN).
1.2.4 Nội dung cơ bản của pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ
hoạt động cho thuê tài chính
Pháp luật về CNKPT từ hoạt động cho thuê tài chính đã bỏ đi các quy định khơng cịn phù hợp tại Thơng tư 09/2006/TT-NHNN nhằm đảm bảo tính minh bạch, tính thống nhất, tính phù hợp và tính khả thi của pháp luật với thực tiễn hoạt động, cụ thể là:
Về nguyên tắc CNKPT, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã bỏ các quy định:
(1) bên bán vẫn nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê và tiếp tục thu hồi tiền thuê từ bên thuê để trả cho bên mua, (2) giao dịch bán khoản phải thu được thực hiện dưới hình thức bán khoản phải thu kèm theo quyền truy địi tại Thơng tư
09/2006/TT-NHNN, nhằm tăng tính linh hoạt trong giao dịch bán khoản phải thu.
Thứ nhất, trường hợp bên mua khoản phải thu là bên có quyền thực hiện cho th
tài chính thì bên bán có thể chuyển nhượng các quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình trong HĐCTTC ban đầu cho bên mua. Để đáp ứng nội dung này, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản th tài chính cho bên mua. Do đó, nội dung quy định bên bán vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản là khơng cịn phù hợp. Thứ hai, hợp đồng
CNKPT có bản chất là hợp đồng mua bán, do đó cần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng. Vì vậy, việc áp đặt quyền truy đòi kèm theo hoạt động CNKPT đi ngược với nguyên tắc tự do thỏa thuận của hợp đồng. Do đó, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN đã cho phép việc bán khoản phải thu khơng có quyền truy địi.
Về điều kiện CNKPT, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã bỏ quy định về điều
kiện đối với khoản phải thu được bán tại Điều 3 Thông tư 09/2006/TT-NHNN. Thứ
nhất, trong việc quy định các điều kiện đối với tài sản cho thuê tài chính tại Khoản
1 Điều này nhằm mục đích đánh giá khoản phải thu được bán và quan trọng nhất là nhằm đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính phù hợp với quy định pháp luật. Việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản xuất hiện khi bên mua là bên được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính như đã phân tích ở trên. Như vậy, để thực hiện hoạt động này, bên bán và bên mua sẽ có thể thực hiện theo hai hình thức sau đây:
Một là, cả hai bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản cho thuê tài chính và chuyển giao tài sản cho thuê tài chính trước, nhằm hợp pháp hóa quyền sở hữu tài sản cho thuê của bên mua; sau đó, các bên tiến hành ký kết hợp đồng bán khoản phải thu, trong đó khẳng định việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê cũng như các quyền, nghĩa vụ khác trong HĐCTTC cho bên mua.
Hai là, các bên có thể gộp các nội dung về mua bán tài sản cho thuê tài chính
ngay trong hợp đồng bán khoản phải thu. Có thể thấy, dù thực hiện bằng hình thức nào thì điều kiện đối với tài sản cho thuê vẫn là một nội dung đáng quan tâm.
Tuy nhiên, vì đây là hợp đồng mua bán tài sản cho thuê tài chính, những nội dung như tài sản bán phải thuộc sở hữu của người bán, trách nhiệm đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán (như tài sản không sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, khơng có tranh chấp liên quan đến tài sản cho thuê,…) đều phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, mà không nhất thiết phải quy định một lần nữa tại Thông tư 20/2017/TT-NHNN.
phải thu thuộc nợ nhóm 128. Nhưng Thơng tư 09/2015/TT-NHNN lại khơng có bất kỳ quy định nào về việc giới hạn nhóm nợ được bán của các TCTD, CNNHNN. Do đó, tiếp thu kiến nghị của các CTTC, CTCTTC và nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giữa các TCTD với nhau, việc Thông tư 20/2017/TT-NHNN cho phép mua bán khoản phải thu thuộc các nhóm nợ khác nhau là hồn tồn phù hợp.
Về thủ tục CNKPT, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã bỏ quy định về quy
trình thực hiện bán khoản phải thu tại Điều 4 Thông tư 09/2006/TT-NHNN khi nội dung này tỏ ra khơng thật sự cần thiết. Vì việc đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu, thẩm định hồ sơ, thẩm quyền soạn thảo hợp đồng cũng như trình tự ký kết và thực hiện hợp đồng thuộc về ý chí, sự tự nguyện thỏa thuận của các bên thể hiện thông qua hợp đồng. Hơn hết, quy định này dường như đang mơ tả một quy trình mang tính khái quát, đương nhiên trong bất kỳ hoạt động mua bán nào. Do đó, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN chỉ đưa vào những nội dung mang tính thiết thực nhất như yêu cầu cung cấp thông tin và việc ban hành quy định nội bộ về mua khoản phải thu của các CTTC, CTCTTC.
Về hợp đồng CNKPT, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã kế thừa những nội
dung cịn phù hợp của Thơng tư 09/2006/TT-NHNN và bổ sung những quy định khác thơng qua việc rà sốt Thơng tư 09/2015/TT-NHNN. Nổi bật nhất, Thông tư 20/2017/TT-NHNN đã bỏ quy định về thời hạn thực hiện hợp đồng bán khoản phải thu cũng như các nội dung liên quan đến việc hợp đồng bán khoản phải thu chấm dứt trước thời hạn. Trong trường hợp này, áp dụng Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015, bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản (ở đây là quyền đòi nợ đối với khoản phải thu) bất cứ lúc nào, nhưng sẽ báo trước cho nhau một khoản thời gian hợp lý.