- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoả n2 Điều này.”
45 Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.13.
46
theo Khoản 11, Điều 1 của Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, trong trường hợp chuyển giao quyền đòi nợ theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2005 (tức Điều 368 Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay) thì các bên khơng phải ký lại giao dịch bảo đảm. Do đó, khi đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm thì bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ, tức bên mua khoản phải thu, sẽ phải xuất trình hợp đồng mua bán khoản phải thu để chứng minh sự thay đổi. Việc đăng ký này sẽ thực hiện theo Khoản 1, Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, và theo đó, căn cứ điểm b, Khoản 3, Điều 5 của Nghị định này thì việc đăng ký này sẽ khơng làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm (trong trường hợp HĐCTTC có biện pháp bảo đảm đi kèm). Nhận thấy, quy định này là phù hợp vì bảo đảm thứ tự ưu tiên cho bên mua khi mà biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm, nghĩa vụ bảo đảm và bên bảo đảm vẫn giữ nguyên, tạo điều kiện thuận lợi để bên mua tham gia hợp đồng CNKPT dễ dàng hơn.
2.1.4 Quyền truy đòi trong chuyển nhượng khoản phải thu từ hợp đồng cho
thuê tài chính
Quyền truy đòi trong CNKPT được định nghĩa lần đầu tiên tại Khoản 1.7, Điều 7 Thơng tư 09/2006/TT-NHNN. Theo đó, đây là quyền yêu cầu được thanh toán tiền của bên mua đối với bên bán khi (i) kết thúc hợp đồng CNKPT hoặc (ii) bên bán vi phạm hợp đồng CNKPT (điểm e, Khoản 12.1, Điều 12 Thơng tư 09/2006/TT-NHNN). Sau đó, quyền truy địi trong CNKPT được quy định khác đi tại Khoản 8, Điều 3 Thơng tư 20/2017/TT-NHNN: Khi bên th tài chính khơng thể thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên mua sẽ thực hiện quyền truy đòi chống lại bên bán. Cách quy định này có nội dung tương tự như hoạt động bảo lưu quyền truy địi trong bao thanh tốn (Khoản 5 Điều 3 Thơng tư 02/2017/TT-NHNN) hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (Khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng). Nhận thấy, cơ sở để thực hiện cũng như cách hiểu về quyền truy địi trong Thơng tư 09/2006/TT-NHNN và Thông tư 20/2017/TT-NHNN là khác nhau.
hợp đồng CNKPT thì bên mua mới có thể thực hiện quyền truy địi của mình mà khơng quan tâm đến việc bên th tài chính có khả năng thanh tốn tiền th hay khơng. Nói cách khác, quyền truy địi khơng phản ánh được mối quan hệ giữa bên mua và bên th tài chính. Quyền truy địi lúc này chỉ đơn thuần là quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ do thỏa thuận xác lập hợp đồng bán khoản phải thu với bên bán. Chính vì vậy mà Khoản 2.4, Điều 2 Thơng tư 09/2006/TT-NHNN có quy định rõ, hợp đồng bán khoản phải thu là căn cứ pháp lý bảo đảm cho bên mua có quyền truy địi bên bán. Nguyên nhân dẫn đến cách thức quy định này về quyền truy đòi là vì Thơng tư 09/2006/TT-NHNN hồn tồn hạn chế cơ hội mà bên mua và bên th tài chính có thể tiếp cận với nhau. Nội dung này được phản ánh qua nhiều quy định khác nhau. Thứ nhất, Thông tư 09/2006/TT-NHNN không cho phép việc bán khoản phải thu mà không kèm theo quyền truy địi. Đồng nghĩa với việc, sẽ khơng có trường hợp nào để bên mua có thể nhận tiền thanh tốn trực tiếp từ bên thuê tài chính. Thứ hai, dựa theo các Điều 2, Điều 4, Điều 11, Điều 12 của Thơng tư
09/2006/TT-NHNN, bên bán có nghĩa vụ theo dõi và thu hồi tiền thuê từ bên thuê tài chính để trả cho bên mua và bên mua chỉ nhận tiền thanh toán trực tiếp từ bên bán. Như vậy, Thông tư 09/2006/TT-NHNN đã hạn chế đến mức tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với bên mua khoản phải thu. Trái lại, quyền truy địi theo Thơng tư 20/2017/TT-NHNN chỉ xuất hiện khi bên th tài chính khơng thể thanh toán tiền cho bên mua. Sở dĩ có quy định này là vì, Thơng tư 20/2017/TT-NHNN đã cho phép bán khoản phải thu không kèm theo quyền truy địi và bên mua hồn tồn có thể trực tiếp yêu cầu bên th tài chính thanh tốn tiền. Sự thay đổi này có thể xem là một bước tiến trong quá trình xây dựng các nội dung liên quan đến CNKPT khi không chỉ tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch mua bán mà cịn nâng cao trách nhiệm của bên mua vì giờ đây rủi ro cũng được chia sẻ cho cả bên mua. Tuy nhiên, căn cứ pháp lý để thực hiện quyền truy đòi hiện nay vẫn chưa được pháp luật quy định rõ. Thiết nghĩ, bằng chứng pháp lý để bên mua có thể truy địi bên bán theo Thơng tư 20/2017/TT-NHNN không chỉ bao gồm hợp đồng CNKPT, mà cịn cần có (i) văn bản thơng báo cho bên th tài chính (bởi vì rủi ro do không thông báo là rất lớn) và (ii) các tài liệu chứng minh bên th tài chính khơng có khả năng thanh tốn nợ.
Bên cạnh các hình thức là truy địi hoặc khơng truy địi, cịn có các biến thể khác như truy đòi đầy đủ, truy đòi hạn chế hoặc miễn truy đòi một phần. Từ tham khảo đối với truy đòi trong hoạt động cho vay, nhận thấy truy đòi đầy đủ sẽ là
phương thức cho phép bên mua khoản phải thu có quyền địi bên bán khoản phải thu và sử dụng cả tài sản của bên bán để thanh tốn tiền. Truy địi hạn chế phản ánh quyền thu hồi nợ của bên mua ở một số tài sản hay thu nhập cụ thể của bên bán hoặc chỉ được truy đòi trong một số trường hợp cụ thể47. Đối với miễn truy đòi một phần, bên mua khoản phải thu sẽ đặt ra giới hạn về thời gian đối với rủi ro tín dụng của khoản phải thu. Nếu bên th tài chính khơng có khả năng trả nợ hoặc bị phá sản trước khi hết hạn giai đoạn rủi ro tín dụng, bên mua vẫn có quyền địi lại khoản phải thu từ bên bán48. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam khơng có một khái niệm rõ ràng về truy địi. Theo đó, truy địi chỉ được hiểu một cách hạn chế là quyền của bên mua khoản phải thu được hoặc không được (tùy thỏa thuận về phương thức truy đòi) quyền đòi nợ bên bán nếu như bên th tài chính khơng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, pháp luật Việt Nam cần nắm rõ đặc điểm của các hình thức truy địi khác nhau đang diễn ra trên thị trường, nhằm đặt ra quy định cần thiết để tránh các rủi ro không cần thiết ảnh hưởng đến các bên trong quan hệ CNKPT.
2.2 Điều kiện để khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính đƣợc chuyển nhƣợng chuyển nhƣợng
2.2.1 Điều kiện về khoản phải thu được chuyển nhượng
Trước đây, Điều 3 Thơng tư 09/2006/TT-NHNN có quy định về nội dung này nhưng chưa thật sự đề cập đến điều kiện đối với khoản phải thu được mua bán mà chỉ phản ánh điều kiện về tài sản cho thuê trong HĐCTTC. Mặt khác, Thông tư này cũng hạn chế đi loại khoản phải thu được mua bán như đã phân tích tại Chương 1. Nhận thấy, cách quy định về điều kiện đối với khoản nợ được mua, bán tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN lại khá rõ ràng và mạch lạc, dễ theo dõi và tiếp cận hơn so với hướng quy định về điều kiện của khoản phải thu được mua bán tại Thông tư 20/2017/TT-NHNN khi bị dàn trải tại nhiều điều luật khác nhau (Điều 7 và Điều 10). Tuy nhiên, loại hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến khoản nợ cần phải được bên bán cung cấp thì chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Đặc điểm cơ bản nhất của khoản phải thu được mua bán là: (i) khoản phải thu này phát sinh từ HĐCTTC kể từ khi bên thuê tài chính đã chuyển giao tài sản thuê cho bên cho thuê, (ii) khoản phải thu này đã nhận được xác nhận về nghĩa vụ thanh toán của bên th tài chính (và có thể được xác định thông qua các đơn vị